Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 385847
Câu nào sau đây nói về sự rơi là đúng?
- A. Khi không có sức cản, vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
- B. Ở cùng một nơi, mọi vật rơi tự do có cùng gia tốc
- C. Khi rơi tự do, vật nào ở độ cao hơn sẽ rơi với gia tốc lớn hơn.
- D. Vận tốc của vật chạm đất, không phụ thuộc vào độ cao của vật khi rơi.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 385848
Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi như chuyển động rơi tự do?
- A. Một vận động viên nhảy dù đang rơi khi dù đã mở.
- B. Một viên gạch rơi từ độ cao 3 m xuống đất.
- C. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống.
- D. Một chiếc lá đang rơi.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 385849
Một vật rơi từ độ cao 10 m so với một sàn thang máy đang nâng đều lên với vận tốc 0,5 m/s để hứng vật. Trong khi vật rơi để chạm sàn, sàn đã được nâng lên một đoạn bằng (g = 10 m/s2).
- A. 0,71 m.
- B. 0,48 m.
- C. 0,35 m.
- D. 0,15 m.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 385850
Một vật được thả tự do với vận tốc ban đầu bằng 0 và trong giây cuối cùng nó đi được nửa đoạn đường rơi. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian rơi của vật là
- A. 0,6 s.
- B. 3,4 s.
- C. 1,6 s.
- D. 5 s.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 385851
Hai viên bi được thả rơi tự do từ cùng một độ cao, nhưng bi A rơi trước bi B một khoảng thời gian Δt = 0,5 s. Ngay sau khi viên bi B rơi xuống và trước khi bi A chạm đất thì
-
A.
khoảng cách giữa hai bi tăng lên.
-
B.
khoảng cách giữa hai bi giảm đi.
-
C.
khoảng cách giữa hai bi không đổi.
-
D.
ban đầu khoảng cách giữa hai bi tăng lên, sau đó giảm đi.
-
A.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 385852
Từ mặt đất, một viên bi nhỏ được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 30 m/s. Cho g = 10 m/s2 thì hướng và độ lớn của vận tốc của vật lúc t = 4 s như thế nào?
-
A.
10 m/s và hướng lên.
- B. 30 m/s và hướng lên.
-
C.
10 m/s và hướng xuống.
- D. 30 m/s và hướng xuống.
-
A.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 385853
Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của vật chuyển động rơi tự do?
- A. Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
- B. Chuyển động nhanh dần đều.
- C. Tại một vị trí xác định và ở gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau.
- D. Công thức tính vận tốc v = g.t2
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 385854
Từ thực tế hãy xem trường hợp nào dưới đây, quỹ đạo chuyển động của vật là đường thẳng?
- A. Một hòn đá được ném theo phương nằm ngang.
- B. Một ô tô đang chạy theo hướng Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh.
- C. Một viên bi rơi tự do từ độ cao 2m xuống mặt đất.
- D. Một chiếc là rơi từ độ cao 3m xuống mặt đất.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 385855
Một viên đạn pháo nổ ở độ cao 100m thành 2 mảnh : mảnh A có vận tốc v1 = 60 m/s hướng thẳng đứng lên trên và mảnh B có vận tốc v2 = 40m/s hướng thẳng đứng xuống dưới. Khoảng cách giữa 2 mảnh đó sau 0,5 s kể từ lúc đạn nổ là:
- A. 65 m.
- B. 50 m.
- C. 21 m.
- D. 18 m.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 385856
Hai vật có khối lượng m1= 3m2 rơi tự do tại cùng một địa điểm, với v1,v2 tương ứng là vận tốc chạm đất của vật thứ nhất và vật thức hai. Bỏ qua sức cản của không khí. Khi đó:
- A. \(v_1>v_2\)
- B. \(v_1=2v_2\)
- C. \(v_1=v_2\)
- D. \(v_2=2v_1\)