Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 316187
Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của vật chuyển động rơi tự do?
- A. Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
- B. Chuyển động nhanh dần đều.
- C. Tại một vị trí xác định và ở gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau.
- D. Công thức tính vận tốc v = g.t2
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 316188
Từ thực tế hãy xem trường hợp nào dưới đây, quỹ đạo chuyển động của vật là đường thẳng?
- A. Một hòn đá được ném theo phương nằm ngang.
- B. Một ô tô đang chạy theo hướng Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh.
- C. Một viên bi rơi tự do từ độ cao 2m xuống mặt đất.
- D. Một chiếc là rơi từ độ cao 3m xuống mặt đất.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 316189
Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Công thức tính vận tốc v của vật rơi tự do là:
- A. v=2gh
- B. \(v=\sqrt{\frac{2h}{g}}\)
- C. \(v=\sqrt{2gh}\)
- D. \(v=\sqrt{gh}\)
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 316190
Một viên đạn pháo nổ ở độ cao 100m thành 2 mảnh : mảnh A có vận tốc v1 = 60 m/s hướng thẳng đứng lên trên và mảnh B có vận tốc v2 = 40m/s hướng thẳng đứng xuống dưới. Khoảng cách giữa 2 mảnh đó sau 0,5 s kể từ lúc đạn nổ là:
- A. 65 m.
- B. 50 m.
- C. 21 m.
- D. 18 m.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 316191
Một vật rơi tự do từ đọ cao 4, 9 m xuôt đất (lấy g = 9,8 m/s2). Vận tốc của vật khi chạm đất là:
- A. v = 9,8 m/s.
- B. v = 9,9 m/s.
- C. v = 1,0 m/s.
- D. v = 96 m/s.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 316193
Một giọt nước rơi tự do từ độ cao 45 m xuống. Cho g = 10 m/s2. Thời gian vật rơi tới mặt đất bằng
- A. 2,1 s.
- B. 3 s.
- C. 4,5 s.
- D. 9 s.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 316194
Từ mặt đất, một viên bi nhỏ được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 10 m/s, cho g = 10 m/s2. Ở độ cao nào thì vận tốc của nó giảm đi còn một nửa?
- A. 5 m.
- B. 2,5 m.
- C. 1,25 m.
- D. 3,75 m.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 316196
Từ mặt đất, một vật được ném thẳng đứng lên cao. Độ cao tối đa mà vật đạt tới là h = 40 m. Nếu ném vật thứ hai với vận tốc gấp đôi thì độ cao tối đa mà vật thứ hai đạt tới sẽ là
- A. 80 m.
- B. 160 m.
- C. 180 m.
- D. 240 m.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 316197
Một vật được thả rơi tự do tại nơi có g = 10 m/s2. Trong giây thứ hai vật rơi được một đoạn đường
- A. 30 m.
- B. 20 m.
- C. 15 m.
- D. 10 m.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 316198
Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi như chuyển động rơi tự do?
- A. Một vận động viên nhảy dù đang rơi khi dù đã mở.
- B. Một viên gạch rơi từ độ cao 3 m xuống đất.
- C. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống.
- D. Một chiếc lá đang rơi.