Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 396637
Các hợp tử chứa các tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau về nguồn gốc là do?
- A. Sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
- B. Sự phân li nhiễm sắc thể trong giảm phân và kết hợp lại trong thụ tinh.
- C. Quá trình phân li của các NST trong giảm phân và sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử khác nhau về nguồn gốc nhiễm sắc thể.
- D. Sự kết hợp các nhiễm sắc thể khác nhau về nguồn gốc.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 396638
Sự tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể (NST) trong giảm phân được hiểu là:
- A. Kết quả của sự phân li độc lập ở kì sau giảm phân II dẫn đến tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể.
- B. Sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa các NST khác cặp tương đồng ở kì cuối giảm phân và kì cuối giảm phân II.
- C. Sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa các NST kép ở kì cuối giảm phân I, tạo thành 2 bộ NST đơn bội khác nhau.
- D. Sự tập hợp lại của các nhiễm sắc thể thành từng cặp ở kì giữa giảm phân I và giảm phân II.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 396639
Ở người, bộ NST 2n = 46. Một tế bào đang ở kì sau của giảm phân II sẽ có bao nhiêu NST đơn?
- A. 23
- B. 46
- C. 68
- D. 92
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 396640
Rối loạn giảm phân xảy ra ở tế bào nào?
- A. tế bào cơ thể và tế bào sinh dục của sinh vật nhân thực
- B. chỉ tế bào sinh dục của sinh vật nhân thực
- C. tế bào cơ thể và tế bào sinh dục của sinh vật nhân sơ
- D. chỉ tế bào sinh dục của sinh vật nhân sơ
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 396641
Số lượng nhiễm sắc thể bị giảm trong?
- A. cả giảm phân và nguyên phân.
- B. nguyên phân không phải giảm phân.
- C. giảm phân không phải nguyên phân.
- D. không phải giảm cũng không phải nguyên phân.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 396642
Đối với vật chất di truyền, tế bào mẹ và tế bào con?
- A. giống hệt nhau trong nguyên phân nhưng khác nhau về giảm phân.
- B. giống nhau về giảm phân nhưng khác nhau về nguyên phân.
- C. khác nhau về cả nguyên phân và giảm phân.
- D. giống hệt nhau trong cả nguyên phân và giảm phân.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 396643
Ở ruồi giấm, một học sinh quan sát quá trình giảm phân hình thành giao tử của một tế bào sinh dục có kiểu gen \( \frac{{Ab}}{{aB}}DdEe{X^H}Y\) từ đó ghi vào sổ thí nghiệm 1 số nhận xét sau đây; 1.Quá trình giảm phân hình thành giao tử sẽ tạo ra 4 tinh trùng mang tổ hợp NST khác nhau. 2.Hiện tượng hoán vị gen xảy ra đối với cặp NST chứa cặp gen Ab/aB tạo ra 4 loại giao tử riêng biệt liên quan đế cặp NST này 3. Nếu tạo ra giao tử Ab DEY thì nó sẽ chiếm tỉ lệ 1/2 trong số giao tử tạo ra 4. Alen H chi phối kiểu hình trội, di truyền liên kết với giới tính, có thể xuất hiện ở cả giới đực và giới cái Số nhận xét đúng là
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 396644
Xem bức ảnh hiển vi chụp tế bào động vật đang phân chia thì thấy trong một tế bào có 39 NST, mỗi NST gồm 2 crômatit. Tế bào ấy đang ở?
- A. Kì trước II của giảm phân
- B. Kì trước của nguyên phân.
- C. Kì trước I của giảm phân.
- D. Kì cuối II của giảm phân
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 396645
Loại tế bào nào sau đây sẽ tạo nên cực cầu 2
a. noãn nguyên bào
b. noãn bào 1
c. noãn bào 2
d. thể cực cầu- A. noãn nguyên bào
- B. noãn bào 1
- C. noãn bào 2
- D. thể cực cầu
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 396646
Tế bào nào sau đây có nhiều hình thái nhất?
- A. tinh tử
- B. tinh bào 2
- C. tinh bào 1
- D. tinh bào nguyên