YOMEDIA
NONE

Ôn tập về số tự nhiên


Mời quý thầy cô cùng các em học sinh lớp 4 tham khảo bài học Ôn tập về số tự nhiên. Bài học được Hoc247 biên soạn với đầy đủ nội dung bám sát chương trình Toán lớp 4, gồm các kiến thức về số tự nhiên cùng phần hướng dẫn giải bài tập SGK được biên soạn đầy đủ, chi tiết. Hy vọng với bài học này sẽ giúp các em ôn tập thật tốt.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Ôn tập về số tự nhiên 

Bài 1: Viết theo mẫu

Đọc số  Viết số Số gồm có

Hai mươi tư nghìn ba trăm 

linh tám

24 308

2 chục nhìn, 4 nghìn,

3 trăm, 8 đơn vị

Một trăm sáu mươi nghìn

hai trăm bảy mươi tư

   
  1 237 005  
    8 triệu, 4 nghìn, 9 chục

Hướng dẫn giải:

  • Để đọc hoặc viết các số tự nhiên ta đọc hoặc viết từ hàng cao tới hàng thấp, hay từ trái sang phải.
Đọc số  Viết số Số gồm có

Hai mươi tư nghìn ba trăm 

linh tám

24 308

2 chục nhìn, 4 nghìn,

3 trăm, 8 đơn vị

Một trăm sáu mươi nghìn

hai trăm bảy mươi tư

160 274

1 trăm nghìn, 6 chục nghìn, 2 trăm,

7 chục, 5 đơn vị

Một triệu hai trăm ba mươi bảy

nghìn không trăm linh năm

1 237 005

1 triệu, 2 trăm nghìn, 3 chục nghìn,

7 nghìn, 5 đơn vị

Tám triệu không trăm linh bốn

nghìn không trăm chín mươi

8 004 090 8 triệu, 4 nghìn, 9 chục

Bài 2: Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu)

1763; 5794; 20 292; 190 909

Mẫu :       1763 = 1000 + 700 + 60 + 3

Hướng dẫn giải:

  • Xác định xem các chữ số thuộc hàng nào rồi viết số thành tổng.

5794 = 5000 + 700 + 90 + 4

20 292 = 20 000 + 200 + 90 + 2

190 909 = 100 000 + 90 000 + 900 + 9

Bài 3:

a) Đọc các số sau và nêu rõ 5 chữ số 5 trong mỗi số thuộc hàng nào, lớp nào :

67 358 ; 851 904; 3 205 700; 195 080 126.

b) Nêu giá trị của chữ số 3 trong mỗi số sau :

103; 1379; 8932; 13 064; 3 265 910.

Hướng dẫn giải:

  • Để đọc các số tự nhiên ta đọc từ hàng cao tới hàng thấp, hay từ trái sang phải.
  • Lớp đơn vị gồm hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm.
  • Lớp nghìn gồm hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.
  • Lớp triệu gồm hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu.

a)

  • 67 358 đọc là : Sáu mươi bảy nghìn ba trăm năm mươi tám.

Trong số 67 358 chữ số 5 thuộc hàng chục, lớp đơn vị.

  • 851 904 đọc là: Tám trăm năm mươi mốt nghìn chín trăm linh tư.

Trong số 851 904, chữ số 5 thuộc hàng chục nghìn, lớp nghìn.

  • 3 205 700 đọc là Ba triệu hai trăm linh năm nghìn bảy trăm.

Trong số 3 205 700, chữ số 5 thuộc hàng nghìn, lớp nghìn.

  • 195 080 126 đọc là: Một trăm chín mươi lăm triệu không trăm tám mươi nghìn một trăm hai mươi sáu.

Trong số 195 080 126, chữ số 5 thuộc hàng triệu, lớp triệu.

b) Chữ số 3 trong số 103 thuộc hàng đơn vị nên có giá trị là 3.

Chữ số 3 trong số 1379 thuộc hàng trăm nên có giá trị là 300.

Chữ số 3 trong số 8932 thuộc hàng chục nên có giá trị là 30.

Chữ số 3 trong số 13 064 thuộc hàng nghìn  nên có giá trị là 3000.

Chữ số 3 trong số 3 265 910 thuộc hàng triệu nên có giá trị là 3 000 000.

Bài 4:

a) Trong dãy số tự nhiên, hai số liên tiếp hơn (hoặc kém) nhau mấy đơn vị ?

b) Số tự nhiên bé nhất là số nào ?

c) Có số tự nhiên lớn nhất không ? Vì sao ?

Hướng dẫn giải:

  • Dựa vào lí thuyết về dãy số tự nhiên.

a) Trong dãy số tự nhiên, hai số liên tiếp hơn (hoặc kém) nhau 1 đơn vị.

b) Số tự nhiên bé nhất là số 0.

c) Không có số tự nhiên nào lớn nhất, vì thêm 1 vào bất cứ số nào cũng được số tự nhiên liền sau số đó.

Bài 5: Viết số thích hợp để có

a) Ba số tự nhiên liên tiếp :

67 ; ...; 69.                            798; 799;...                        ...; 1000; 1001.

b) Ba số chẵn liên tiếp :

8; 10; ...                               98; ...;102.                          ... ;1000; 1002

c) Ba số lẻ liên tiếp :

51; 53; ...                              199 ;...; 203.                      ...; 999; 1001

Hướng dẫn giải:

  • Hai số tự nhiên liên tiếp hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị.
  • Hai số chẵn (hoặc hai số lẻ) liên tiếp hơn hoặc kém nhau 2 đơn vị.

a) 67; 68; 69                         798; 799; 800                999; 1000; 1001

b) 8; 10; 12                           98; 100; 102                  998; 1000; 1002

c) 51; 53; 55                         199; 201; 203                 997; 999; 1001

1.2. Ôn tập về số tự nhiên (tiếp theo)

Bài 1: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm

989 ... 1321                                 34 579 ... 34 601

27 105 ... 7985                             150 482 ... 150 459

8300 : 10 ... 830                          72 600 ... 726 x 100

Hướng dẫn giải:

Trong hai số tự nhiên :

  • Số nào có nhiều chữ số hơn thì số kia lớn hơn. Số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.
  • Nếu hai số có chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải.

989 < 1321                                 34 579 < 34 601

27 105 > 7985                             150 482 > 150 459

8300 : 10 = 830                          72 600 = 726 x 100

Bài 2: Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn

a) 7426; 999; 7642; 7624. 

b) 3158; 3518; 1853; 3190.

Hướng dẫn giải:

  • Ta so sánh các số đã cho sau đó sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn.

a) Ta có 999 < 7426 < 7624 < 7642.

Vậy các số viết theo thứ tự từ bé đến lớn là : 999; 7426; 7624; 7642.

b) Ta có : 1853 < 3158 < 3190 < 3518.

Vậy các số viết theo thứ tự từ bé đến lớn là: 1853; 3158; 3190; 3518.

Bài 3: Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé

a) 1567; 1590; 897; 10261

b) 2476; 4270; 2490; 2518.

Hướng dẫn giải:

  • Ta so sánh các số đã cho sau đó sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé.

a)  Ta có: 10261 > 1590 > 1567 > 897.

Vậy các số viết theo thứ tự từ lớn đến bé là:10261; 1590; 1567; 897.

b) 4270 > 2518 > 2490 > 2476.

Vậy các số viết theo thứ tự từ lớn đến bé là: 4270; 2518; 2490; 2476.

Bài 4:

a) Viết số bé nhất: có một chữ số; có hai chữ số; có ba chữ số.

b) Viết số lớn nhất: có một chữ số; có hai chữ số; có ba chữ số.

c) Viết số lẻ bé nhất: có một chữ số; có hai chữ số; có ba chữ số.

d) Viết số chẵn lớn nhất: có một chữ số; có hai chữ số; có ba chữ số.

Hướng dẫn giải:

  • Dựa vào lí thuyết về dãy số tự nhiên để viết các số thỏa mãn yêu cầu bài toán.

a) Số bé nhất : có một chữ số; có hai chữ số; có ba chữ số lần lượt là 0; 10; 100.

b) Số lớn nhất : có một chữ số; có hai chữ số; có ba chữ số lần lượt là 9; 99; 999.

c) Số lẻ bé nhấ t: có một chữ số; có hai chữ số; có ba chữ số lần lượt là 1; 11; 101.

d) Số chẵn lớn nhất : có một chữ số; có hai chữ số; có ba chữ số lần lượt là 8; 98; 998.

Bài 5: Tìm x, biết 57 < x < 62 và

a) x là số chẵn                           b) x là số lẻ                          c) x là số tròn chục

Hướng dẫn giải:

  • Liệt kê các số lớn hơn 57, nhỏ hơn 62 và thỏa mãn điều kiện của đề bài.

a) Các số chẵn lớn hơn 57 và bé hơn 62 là 58; 60.

 Vậy x là: 58; 60

b) Các số lẻ lớn hơn 57 và bé hơn 62 là 59; 61.

Vậy x là 59; 61.

c) Số tròn chục lớn hơn 57 và bé hơn 62 là 60. Vậy x là 60.

1.3. Ôn tập về số tự nhiên (tiếp theo)

Bài 1: Trong các số 605; 7362; 2640; 4136; 1207; 20601

a) Số nào chia hết cho 2 ? Số nào chia hết cho 5 ?

b) Số nào chia hết cho 3 ? Số nào chia hết cho 9 ?

c) Số nào chia hết cho cả 2 và 5 ?

d) Số nào chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 3 ?

e) Số nào không chia hết cho cả 2 và 9 ?

Hướng dẫn giải:

Áp dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9:

  • Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 thì chia hết cho 2.
  • Các số có chữ số tận cùng là 0; 5 thì chia hết cho 5.
  • Các số có chữ số tận cùng là 0 thì chia hết cho cả 2 và 5.
  • Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.
  • Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.

a) Các số chia hết cho 2 là : 7362; 2640; 4136.

Các số chia hết cho 5 là : 605 ; 2640.

b) Các số chia hết cho 3 là : 7362; 2640; 20601.

Các số chia hết cho 9 là: 7362; 20601.

c) Các số chia hết cho cả 2 và 5 là : 2640.

d) Các số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 3 là: 605

e) Số không chia hết cho cả 2 và 9 là : 605; 1207.

Bài 2: Viết chữ số thích hợp vào chỗ chấm để được

a) ...52 chia hết cho 3;

b) 1...8 chia hết  cho 9.

c) 92... chia hết cho cả 2 và 5.

d) 25... chia hết cho cả 5 và 3.

Hướng dẫn giải:

Áp dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9:

  • Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 thì chia hết cho 2.
  •  Các số có chữ số tận cùng là 0; 5 thì chia hết cho 5.
  • Các số có chữ số tận cùng là 0 thì chia hết cho cả 2 và 5.
  • Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.
  • Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.

a) Để số ...52  chia hết cho 3 thì ....+ 5 + 2 = .... + 7 chia hết cho 3.

    Vậy có thể viết vào chỗ chấm một trong các chữ số sau : 2, 5 , 8.

b) Tương tự, để số 1...8 chia hết cho 9 thì 1 + ....+ 8 = 9 +.... chia hết cho 9.

    Vậy có thể viết 0 hoặc 9 vào chỗ chấm.

c) Để 92... chia hết cho cả 2 và 5 thì ... phải là 0.

    Vậy ta viết 0 vào chỗ chấm.

d) 25... chia hết cho 5 nên .... có thể là 0 hoặc 5.

- Nếu .... là 0 ta có số 250. 

   Số 250 có tổng các chữ số là 2 + 5 + 0 = 7. Mà 7 không chia hết cho 3 nên số 250 không chia hết cho 3 (Loại).

- Nếu .... là 5 ta có số 255. 

   Số 255 có tổng các chữ số là 2 + 5 + 5 = 12 . Mà 12 chia hết cho 3 nên số 255 chia hết cho 3 (Chọn).

 Vậy ta viết chữ số 5 vào chỗ chấm.

Bài 3: Tìm x biết 23 < x < 31 và x là số lẻ chia hết cho 5.

Hướng dẫn giải:

  • Áp dụng dấu hiệu chia hết cho 5: Các số có chữ số tận cùng là 0; 5 thì chia hết cho 5.

x chia hết cho 5 nên x có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5; x là số lẻ nên x có chữ số tận cùng là 5.

Vì 23< x< 31 nên x là 25.

Bài 4: Với ba chữ số 0; 5; 2 hãy viết các số có ba chữ số (mỗi số có cả ba chữ số đó) vừa chia hết cho 5 và vừa chia hết cho 2.

Hướng dẫn giải:

  • Các số có chữ số tận cùng là 0 thì chia hết cho cả 2 và 5.

Số vừa chia hết cho 5 vừa chia hết cho 2 phải có chữ số tận cùng bằng 0.

Do đó với ba chữ số 0; 5; 2 ta viết được các số có ba chữ số (mỗi số có cả ba chữ số đó) vừa chia hết cho 5 và vừa chia hết cho 2 là: 250; 520.

Bài 5: Mẹ mua một số hộp cam rồi xếp vào các đĩa. Nếu xếp mỗi đĩa 3 quả thì vừa hết số cam, nếu xếp mỗi đĩa 5 quả thì cũng vừa hết số cam đó. Biết rằng số cam ít hơn 20 quả, hỏi mẹ mua bao nhiêu quả cam ?

Hướng dẫn giải:

Nếu xếp mỗi đĩa 3 quả thì vừa hết số cam, nếu xếp mỗi đĩa 5 quả thì cũng vừa hết số cam đó nên số cam phải là số vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5.

  • Các số có chữ số tận cùng là 0; 5 thì chia hết cho 5.
  • Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.

Cách giải :

Nếu xếp mỗi đĩa 3 quả thì vừa hết số cam, nếu xếp mỗi đĩa 5 quả thì cũng vừa hết số cam đó nên số cam phải là số vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5.

Lại có số cam ít hơn 20 quả nên số đó phải bé hơn 20.

Vậy số cần tìm là 15, hay mẹ mua 15 quả cam.

Hỏi đáp Ôn tập về số tự nhiên

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Toán HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON