YOMEDIA
NONE

Bài tập 43 trang 85 SBT Toán 8 Tập 1

Giải bài 43 tr 85 sách BT Toán lớp 8 Tập 1

Hình thang \(ABCD\) có \(AB // CD,\) \(AB = a,\) \(BC = b,\) \(CD = c,\) \(DA = d.\) Các đường phân giác của các góc ngoài đỉnh \(A\) và \(D\) cắt nhau tại \(M,\) các đường phân giác của các góc ngoài đỉnh \(B\) và \(C\) cắt nhau tại \(N.\)

\(a)\) Chứng ninh rằng \(MN // CD.\)

\(b)\) Tính độ dài MN theo \(a, b, c, d\) (\(a, b, c, d\) có cùng đơn vị đo)

ATNETWORK

Hướng dẫn giải chi tiết

Hướng dẫn giải

+) Trong tam giác cân, đường phân giác ứng với cạnh đáy cũng là đường trung tuyến.

+) Đường trung bình của hình thang là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh bên của hình thang.

+) Đường trung bình của hình thang thì song song với hai cạnh đáy và bằng nửa tổng hai đáy.

Lời giải chi tiết

\(a)\) Gọi \(M’\) và \(N’\) là giao điểm của tia \(AM\) và \(BN\) với \(CD.\)

Vì ABCD là hình thang nên \(AB//CD\) hay \(AB//M'N'\)

Suy ra \(ABN'M'\) cũng là hình thang.

Ta có:

Vì \(AB//M'N'\) nên \(\widehat {M'} = {\widehat A_2}\) (hai góc so le trong)

\({\widehat A_1} = {\widehat A_2}\) (do AM' là phân giác góc ngoài tại đỉnh A)

Suy ra: \(\widehat {M'} = {\widehat A_1}\) 

Nên \(∆ ADM’\) cân tại \(D\)

Có \(DM\) là phân giác của \(\widehat {ADM'}\) 

Suy ra: \(DM\) là đường trung tuyến (tính chất tam giác cân)

\(⇒ AM = MM’\) (1)

Vì \(AB//M'N'\) nên \(\widehat {N'} = {\widehat B_2}\) (hai góc so le trong)

\({\widehat B_1} = {\widehat B_2}\) (do BN' là phân giác góc ngoài tại đỉnh B)

Suy ra: \(\widehat {N'} = {\widehat B_1}\) 

Nên \(∆ BCN’\) cân tại \(C\)

Có \(CN\) là phân giác của \(\widehat {BCN'}\)

Suy ra: \(CN\) là đường trung tuyến (tính chất tam giác cân)

\(⇒ BN = NN’\) (2)

Từ (1) và (2) suy ra: \(MN\) là đường trung bình của hình thang \(ABN’M’\)

\(⇒ MN // M’N’\) (tính chất đường trung bình hình thang)

Hay \(MN // CD\)

\(b)\) \(MN =\displaystyle  {{AB + M'N'} \over 2}\) (tính chất đường trung bình của hình thang)

\( \Rightarrow MN = \displaystyle  {{AB + M'D + CD + CN'} \over 2}\;\,( * )\)

Mà \(M’D = AD\) (vì \(∆ ADM’\) cân tại \(D\)) và \(CN’ = BC\) (vì \(∆ BCN’\) cân tại \(C\))

Thay vào \((*)\) ta được: 

\(MN = \displaystyle  {{AB + AD + CD + BC} \over 2}\)\( = \displaystyle {{a + d + c + b} \over 2}\)

-- Mod Toán 8 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 43 trang 85 SBT Toán 8 Tập 1 HAY thì click chia sẻ 
YOMEDIA
  • Lê Mai Phương

    Hình học 8

    bởi Lê Mai Phương 05/07/2018

    Cho tam giac ABC,AB>AC,tren canh AB lay diem E sao cho BE=AC.Goi I,D,F theo thu tu la trung diem CE,AE,BC.CMR tam giac IDF can , goc BAC=2IDE

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Lê Mai Phương

     

    Trên đoạn thẳng AB lấy điểm C (CA > CB). trên cùng một nửa mặt phẳng bờ AB vẽ hai tam giác đều ACD và BCE. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AE, CD, BD, CE.

    a) Tứ giác MNPQ là hình gì ? Vì sao ?

    b) Chứng minh MP = 1/2 DE

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • thúy ngọc

    Bài tập về nhà của mình, các bạn giúp mình vs nhé! Mình cảm ơn nhiều :P

    Đề : Cho hình thang ABCD có đáy AB và CD. Gọi E, F, K lần lượt là trung điểm của AD, BC, BD. Chứng minh rằng E, K, F thẳng hàng

     

     

     

    Theo dõi (0) 2 Trả lời
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON