Bài Luyện tập chung trang 62 được HỌC247 tóm tắt một cách chi tiết, dễ hiểu. Sau đây mời các em cùng tham khảo.
Tóm tắt lý thuyết
Ôn tập lại các kiến thức đã học về:
*Điểm
Dấu chấm nhỏ là hình ảnh của điểm
Quy ước: Khi nói 2 điểm mà không nói gì thêm, ta hiểu đó là 2 điểm phân biệt
*Đường thẳng
Đường thẳng không bị giới hạn về 2 phía
*Điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng
Ta thường dùng chữ cái in hoa để đặt tên điểm và chữ cái thường để đặt tên đường thẳng, chẳng hạn điểm M,N,P,Q,...; đường thẳng a,b,d,...
Điểm A thuộc đường thẳng d, kí hiệu \(A \in d\)
Điểm B không đường thẳng d, kí hiệu là \(B \notin d\)
Nếu \(A \in d\), ta còn nói: Điểm A nằm trên đường thẳng d, hay đường thẳng d đi qua điểm A
- Điểm nằm giữa hai điểm và tia
- Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Khi chọn một đơn vị độ dài thì độ dài mỗi đoạn thẳng được biểu diễn bới một số dương (thường viết kèm đơn vị).
- Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa hai điểm A,B sao cho MA=MB
Bài tập minh họa
Câu 1: Vẽ hai tia đối nhau Ox, Oy.
a. Lấy \(A \in Ox,\,\,B \in \,\,Oy.\) Viết tên các tia trùng với tia Ay.
b. Hai tia AB và Oy có trùng nhau không? Vì sao?
c. Hai tia Ax và By có đối nhau không? Vì sao?
Hướng dẫn giải
a. Các tia trùng với tia Ay là AO, AB
b. Hai tia AB và Oy không trùng nhau, vì chúng không chung gốc
c. Hai tia Ax và By không đối nhau, vì chúng không chung gốc
Câu 2:
Vẽ ba điểm M, N, P thẳng hàng sao cho:
a) N, P nằm cùng phía đối với M
b) M, P nằm khác phía đối với N
c) M nằm giữa N và P
Hướng dẫn giải
a. N, P nằm cùng phía đối với M: Các trường hợp 1, 3, 4, 5
b. M, P nằm khác phía đối với N: Các trường hợp 1, 5
c. M nằm giữa N và P: Các trường hợp 2, 6
Câu 3: Trên đường thẳng x'x lấy một điểm O. Trên tia Ox có hai điểm A, B và trên tia Ox' có hai điểm C, D. Biết OA = OC = 3cm và OB = OD = 5cm.
a. Chứng minh AB = CD.
b. Chứng minh AD = CB.
Hướng dẫn giải:
a. Ta có AB = OB - OA = 2cm
CD = OD - OC = 2cm
b. Điểm O thuộc đoạn thẳng AD nên AD = AO + OD
⇒ AD = 3 + 5 = 8cm
Tương tự, ta có CB = 8cm.
Suy ra điều phải chứng minh.
Luyện tập
Qua bài giảng này giúp các em:
- Hệ thống và ôn tập lại nhưng nội dung đã học
- Áp dụng vào giải các bài tập SGK
3.1. Bài tập trắc nghiệm
Để cũng cố bài học xin mời các em cũng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 6 Kết nối tri thức Chương 8 Luyện tập chung trang 57 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.
-
- A. Điểm G nằm giữa hai điểm O và H
- B. Điểm O nằm giữa hai điểm G và H
- C. Điểm H nằm giữa hai điểm O và G
- D. Không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn
-
Câu 2:
Có bao nhiêu đường thẳng được tạo thành từ 6 điểm phân biệt (không có ba điểm nào thẳng hàng)?
- A. 10
- B. 12
- C. 15
- D. 18
-
- A. 3
- B. 2
- C. 0
- D. 1
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 6 Kết nối tri thức Chương 8 Luyện tập chung trang 57 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Giải bài 8.19 trang 57 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 8.20 trang 57 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 8.21 trang 57 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 8.22 trang 57 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 8.23 trang 57 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 8.24 trang 57 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Hỏi đáp
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Toán Học 6 HỌC247