Nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích cho môn Toán 6, HỌC247 đã biên soạn bài Luyện tập chung trang 27. Tài liệu được biên soạn với nội dung đầy đủ, chi tiết giúp các em dễ dàng nắm bắt được kiến thức. Mời các em cùng tham khảo.
Tóm tắt lý thuyết
Ôn tập lại các kiến thức đã học về:
- Lũy thừa với số mũ tự nhiên
- Thứ tự thực hiện các phép tính
1.1. Lũy thừa với số mũ tự nhiên
Lũy thừa bậc n của a là tích của n thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng a:
\({a^n} = a.a \ldots ..a\) (\(n\) thừa số \(a\) ) (\(n \ne 0\))
\({a^n}\) đọc là “a mũ n” hoặc “a lũy thừa n”.
\(a\) được gọi là cơ số.
\(n\) được gọi là số mũ.
Phép nhân nhiều thừa số giống nhau như trên được gọi là phép nâng lên lũy thừa.
\({a^1} = a\)
\({a^2} = a.a\) gọi là “\(a\) bình phương” (hay bình phương của \(a\)).
\({a^3} = a.a.a\) gọi là “\(a\) lập phương” (hay lập phương của \(a\)).
Quy ước: \({a^1} = a\); \({a^0} = 1\left({a \ne 0} \right).\)
Ví dụ: Tính \({2^3}\).
Số trên là lũy thừa bậc 3 của 2 và là tích của 3 thừa số 2 nhân với nhau nên ta có:
\({2^3} = 2.2.2 = 8\)
1.2. Thứ tự thực hiện các phép tính
a. Đối với biểu thức không có dấu ngoặc.
+ Nếu phép tính chỉ có cộng, trừ hoặc chỉ có nhân, chia, ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
+ Nếu phép tính có cả cộng , trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân chia, cuối cùng đến cộng trừ.
Lũy thừa \( \to \) nhân và chia \( \to \) cộng và trừ.
b. Đối với biểu thức có dấu ngoặc.
Nếu biểu thức có các dấu ngoặc : ngoặc tròn ( ), ngoặc vuông [ ], ngoặc nhọn { }, ta thực hiện phép tính theo thứ tự : \(\left( {} \right) \to \left[ {} \right] \to \left\{ {} \right\}\)
Bài tập minh họa
Câu 1:
a) Viết kết quả phép chia sau dưới dạng một luỹ thừa của 6:
\({6^5}:{6^2} = \frac{{{6^5}}}{{{6^2}}} = \frac{{6.6.6.6.6}}{{6.6}} = ?\)
b) Nêu nhận xét về mối liên hệ giữa các số mũ của 6 trong số bị chia, số chia và thương tìm được ở câu a).
Hướng dẫn giải
a) \({6^5}:{6^2} = \frac{{{6^5}}}{{{6^2}}} = \frac{{6.6.6.6.6}}{{6.6}} = 6.6.6 = {6^3}\)
b) Ta có 65 = 63.62 nên 65:63 = 62.
Nhận xét: Hiệu số mũ của 6 trong số bị chia và số chia bằng số mũ của 6 trong thương tìm được.
Câu 2: Tìm số tự nhiên x, biết : \(( 6x - 39 ) : 3 = 201\)
Hướng dẫn giải:
\((6x - 39 ) : 3 = 201 \)
Suy ra :
\((6x -39 ) = 201 . 3\)
\(6x - 39 = 303\)
\(6x = 303 - 39 = 264\)
\(x = 44\)
Luyện tập
Qua bài giảng này giúp các em:
- Hệ thống và ôn tập lại nhưng nội dung đã học
- Áp dụng vào giải các bài tập SGK
3.1. Bài tập trắc nghiệm
Để cũng cố bài học xin mời các em cũng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 6 Kết nối tri thức Chương 1 Luyện tập chung trang 27 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.
-
- A. x=124
- B. x=111
- C. x=162
- D. x=138
-
- A. x=14
- B. x=65
- C. x=12
- D. x=0
-
- A. 10
- B. 51
- C. 69
- D. 72
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 6 Kết nối tri thức Chương 1 Luyện tập chung trang 27 sẽ giúp các em nắm được các phương pháp giải bài tập từ SGK Toán 6 tập 1
Giải bài 1.50 trang 27 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 1.51 trang 27 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 1.52 trang 27 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Giải bài 1.53 trang 27 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT
Hỏi đáp
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Toán Học 6 HỌC247