Bài tập 22 trang 23 SGK Hình học 11 NC
Đa giác lồi n cạnh gọi là n – giác đều nếu tất cả các cạnh của nó bằng nhau và tất cả các góc của nó bằng nhau khi và chỉ khi chúng có cạnh bằng nhau
Hướng dẫn giải chi tiết
Theo định nghĩa, hai n-giác đều bằng nhau thì cạnh bằng nhau.
Ngược lại, giả sử hai n-giác đều A1A2…An có cạnh bằng nhau
Khi đó nếu gọi O và O’ lần lượt là tâm các đường tròn ngoại tiếp hai đa giác đó thì hai tam giác OA1A2 và O’A’1A’2 bằng nhau
Vậy có phép dời hình F biến tam giác OA1A2 thành tam giác O’A’1A’2.
Vì hai tam giác OA2A3 và O’A’2A’3 cũng bằng nhau nên F biến điểm A3 thành điểm A’3 (vì A3 không thể biến thành A’1)
Lập luận tương tự ta cũng có F biến các điểm A4,…, An lần lượt thành các điểm A4 ,…, An
Như vậy hai đa giác đều đã cho bằng nhau
-- Mod Toán 11 HỌC247
-
Chứng minh hai n-giác đều bằng nhau khi và chỉ khi chúng có cạnh bằng nhau .
bởi Trịnh Lan Trinh 10/10/2018
đa giác lồi n cạnh gọi là n-giác đều nếu tất cả các cạnh của nó bằng nhau và tất cả các góc của nó bằng nhau . Chứng tỏ rằng hai n-giác đều bằng nhau khi và chỉ khi chúng có cạnh bằng nhau .
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong 2 phép biến hình thì phép nào là phép dời hình biết F1 biến M(x ; y) thành M'(y ; -x)?
bởi khanh nguyen 09/10/2018
trong mặt phẳng tọa độ Oxy , xét các phép biến hình sau đây :
- phép biến hình F1 biến mỗi diểm M(x ; y) thành điểm M'(y ; -x) .
- phép biến hình F2 biến mỗi diểm M(x ; y) thành điểm M'(2x ; y) .
trong 2 phép biến hình trên , phép nào là phép dời hình ?
Theo dõi (0) 1 Trả lời