YOMEDIA
NONE

Tuần 3 - Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh - Tiếng Việt 5


Qua bài giảng Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh giúp các em tìm được những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến, những từ ngữ, hình ảnh gợi tả tiếng mưa, tả cây cối, con vật, bầu trời trong bài "Mưa rào". Từ đó nắm được cách quan sát và chọn lọc chi tiết trong bài văn miêu tả. Đồng thời, giúp các em lập được dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

Câu 1. Đoc bài văn “Mưa rào” và trả lời câu hỏi

  • Bố cục bài văn
    • Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào rồi tạnh ngay.
    • Đoạn 2: Ánh nắng và  các  con  vật sau cơn mưa.
    • Đoạn 3: Cây cối sau cơn mưa.
    • Đoạn 4: Đường phố và con người sau cơn mưa

a) Những dấu hiệu báo hiệu cơn mưa sắp đến:

  • Mây
    • Bay về
    • Những đám mây lớn nặng và đặc xịt lổm ngổm đầy trời.
    • Mây tản ra từng đám nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt.
  • Gió
    • Thối giật mãi, mát lạnh, nhuốm hơi nước
    • Gió càng thêm mạnh, mặc sức điên đào trên cành cây.

b) Những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc mưa:

  • Tiếng mưa:
    • Lúc đầu: lẹt dẹt... lẹt dẹt... lách tách.
    • Về sau: Mưa ù  xuống, rào rào, sầm sập, đồm dộp, đập bùng bùng vào lòng lá chuối; giọt tranh đổ ồ ồ.
  • Hạt mưa:
    • Ban đầu là những giọt nước lăn xuống mái phên nứa, mấy giọt lách tách, rồi tuôn rào; mưa xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây.
    • Khi mưa sầm sập, hạt mưa giọt ngã, giọt bay, bụi nước toả trắng xóa.

c) Những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa:

  • Trong trận mưa:
    • Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy.
    • Con gà sống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú.
    • Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng ngai ngái.
    • Nước chảy đỏ ngòm bốn bề sân cuồn cuộn dồn vào các rãnh cống, đổ xuống ao chuôm.
    • Mưa xối được một lúc thì bỗng trong vòm tời tối thẫm vang lên một hồi ục ục ì ầm. Tiếng sấm của những cơn mưa đầu mùa.
  • Sau trận mưa:
    • Trời rạng dần.
    • Chim chào mào bay ra hót râm ran
    • Phía đông một mảng trời trong vắt.
    • Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.

d) Tác giả quan sát sau cơn mưa bằng những giác quan:

Giác quan Biểu hiện
Thị giác thấy những đám mây biến đổi trước cơn mưa; thấy mưa rơi; những thay đổi của cây cối, con vật, bầu trời, cảnh tượng xung quanh khi mưa tuôn, lúc mưa ngớt.
Thính giác nghe thấy tiếng gió thổi; sự biến đổi của tiếng mưa; tiếng sấm, tiếng hót của chào mào.
Xúc giác sự mát lạnh của làn gió nhuốm hơi nước mát lạnh trước cơn mưa.
Khứu giác biết được mùi nồng ngai ngái, xa lạ man mác của những trận mưa mới bắt đầu mưa.

→ Tác giả quan sát cơn mưa rất tinh tế bằng tất cả các giác quan. Quan sát cơn mưa từ lúc có dấu hiệu báo mưa đến khi mưa tạnh, tác giả nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy và cảm thấy sự biến đổi của cảnh vật, âm thanh, không khí, tiếng mưa...

⇒ Nhờ khả năng quan sát tinh tế, cách dùng từ ngữ miêu tả chính xác và độc đáo, tác giả đã viết được một bài văn miêu tả cơn mưa rào đầu mùa rất chân thực, thú vị

Câu 2. Từ những điều em đã quan sát được, hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa

1. Mở bài.

  • Giữa trưa hè, trời trở nên oi nồng.
  • Bỗng gió thổi mạnh.
  • Mây đuổi nhau từ đông qua tây. Rồi mây đen bao phủ bầu trời.
  • Đất trời chuyển động ào ào.

2. Thân bài.

  • Gió thổi manh. Mưa xối xả. Mưa đổ ào ào. Trời đất trắng xóa. Mưa như trút nước. Từ mái nhà mưa tuôn xuống đầy sân, đầy ngõ, đầy vườn. Mưa rơi bùng bùng trên lá sen, mưa gõ bong bong trên tàu lá chuối. Khóm chanh cúp lá, khép cành đứng run. Cây dừa, lũy tre xõa tóc bơi trong mưa trong gió. Cây cối hả hê.
  • Kiến cánh bay ra. Gà mẹ dần con rúc vào nhà. Giun đất bò ra. Cóc nhảy chồm chồm nơi khóe sân, góc vườn.
  • Tiếng sấm 1 ầm. Chớp rạch nhằng nhịt trên bầu trời. Tiếng sét rung chuyển.
  • Khí nóng bị xua tan. Ai cũng cảm thấy mát mẻ, dề chịu.

3. Kết bài.

  • Sau độ nửa tiếng, mưa thưa hạt rồi tạnh hẳn.
  • Bầu trời thoáng đãng, trong veo.
  • Mặt trời ló rạng. Lá cây lấp lánh. Lá bưởi lá cam đẫm nước long lanh.
  • Chim từ đâu bay ra hót ríu rít.
  • Gà mẹ tục tục dẫn đàn con đi săn giun.
  • Đồng lúa phơi phới, xanh thắm một màu.
  • Người đi lại đông vui trên các nẻo đường.

Bài văn mẫu

Nắng mỗi ngày một thêm nóng nực. Đã mấy hôm rồi, trời nắng gắt. Trưa hôm nay, trời lặng gió, trong nhà, ngoài sân thật oi nồng. Bà vừa phe phẩy quạt vừa nói: "Có lẽ trời sắp mưa".

Quá trưa, trời nổi gió. Mây từ phía biển đùn lên, dựng lên. Rồi từng đám mây bạc xám lướt qua, đuổi nhau trên bầu trời. Rồi mây đen bao phủ bầu trời. Mật đất bỗng tối sầm lại. Gió nổi lên ù ù. Kiến cánh bay ra đầy sân, đầy vườn.

Tiếng sấm ì ầm từ biển, từ dãy núi xa vọng tới. Cơn mưa rào ào ào kéo tới. Những giọt mưa to bằng hạt ngô đập xuống mái nhà, mặt sân gạch kêu lạch đạch. Chỉ một lúc sau, nước lênh láng, bong bóng lấp loáng mặt sân. Gió thổi mạnh, mưa quất lộp bộp rì rào vào cửa sổ, cửa ra vào. Lá chuối trong vườn gõ trống bong bong không ngớt. Cây chanh, cây bòng khép tán như để bảo vệ những chùm trái lắc lư. Lũy tre, khóm dừa xõa tóc như đang uốn mình, đang múa trong mưa gió. Sen trong hồ xòe rộng lá hứng mưa; tiếng mưa bùng bùng nghe thật vui tai.

Trên cơ sở, phân tích nghệ thuật quan sát, chọn lọc chi tiết của nhà văn Tô Hoài qua bài văn mẫu “Mưa rào”, hiểu thế nào là quan sát và chọn lọc chi tiết trong một bài văn tả cảnh mưa.

 Biết chuyển những điều quan sát được về một cơn mưa thành một dàn ý chi tiết, với các phần mục cụ thể, biết trình bày dàn ý đó trước các bạn rõ ràng, tự nhiên

  • Thông qua bài giảng Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh, các em cần nắm được:
    • Những dấu hiệu báo cơn mưa ắp đến, những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa, tả cây cối, con vật, bầu trời trong bài "Mưa rào"; từ đó nắm được cách quan sát và chọn lọc chi tiết trong bài văn miêu tả.
    • Lập được dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng  Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa cho tiết học tiếp theo.
NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF