YOMEDIA
NONE

Tuần 1 - Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn tả cảnh - Tiếng Việt 5


Nhằm giúp các em viết tốt hơn ở khi viết một bài văn tả cảnh, Học 247 mời các em tham khảo bài học Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn tả cảnh dưới đây. Chúc các em có thêm những kĩ năng làm văn cần thiết và có một bài học hay.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nhận xét

Câu 1: (SGK trang 11) Đọc và tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn dưới đây

Ngữ liệu SGK trang 11

  • Các phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn:
    • Mở bài: (từ đầu đến … yên tĩnh này). → Huế đặc biệt yên tĩnh lúc hoàng hôn xuống.
    • Thân bài: (từ Mùa thu đến … chấm dứt). → Sự thay đổi sắc màu của sông Hương từ hoàng hôn đến tối hẳn.
    • Kết bài: (từ Huế thức dậy đến … của nó). → Sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.

Câu 2: (SGK trang 12) Thứ tự miêu tả trong bài văn trên có gì khác với Quang cảnh làng mạc ngày mùa mà em đã học? Từ hai bài văn đó, hãy rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh

Sự khác biệt về thứ tự miêu tả của hai bài văn:

* Quang cảnh làng mạc ngày mùa:

  • Giới thiệu màu sắc bao trùm làng mạc ngày mùa là màu vàng.
  • Tả các màu vàng rất khác nhau của cảnh vật.
  • Tả thời tiết, con người.

→ Tóm lại: Bài văn này tả từng bộ phận của cảnh.

* Hoàng hôn trên sông Hương:

  • Nêu nhận xét chung về sự yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn.
  • Tả sự thay đổi sắc màu của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.
  • Tả hoạt động của con người trên bờ sông, trên mặt sông lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.
  • Nhận xét về sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.

→ Tóm lại: Bài này tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.

  • Từ hai bài văn đã phân tích, rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh: (các em có thể tự nêu ý kiến của mình, dưới đây là một số gợi ý)
    • Văn tả cảnh có thể được viết theo trình tự: tả cái chung đến tả chi tiết, cụ thể; văn tả cảnh cũng có thể từ bên ngoài vào bên trong hoặc ngược lại
    • Bố cục bài văn tả cảnh thường có 3 phần 

1.2. Ghi nhớ

  • Bài văn tả cảnh thường có 3 phần:
    • Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả
    • Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian
    • Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết

1.3. Hướng dẫn luyện tập

Nhận xét cấu tạo của bài văn sau

Ngữ liệu SGK trang 13

  • Nhận xét cấu tạo của bài văn: 
    • Mở bài: (câu văn đầu): Nhận xét chung về nắng trưa.
    • Thân bài: Cảnh vật trong nắng trưa. Có bốn đoạn:
      • Đoạn 1: (từ Buổi trưa trong nhà đến bốc lên mãi): Hơi đất trong nắng dữ dội.
      • Đoạn 2: (từ Tiếng gì xa vắng đến hai mi mắt khép lại): Tiếng võng tiếng hát ru em trong nắng trưa.
      • Đoạn 3: (từ Con gà nào đến bóng duổi cũng lặng im): Cây cối và con vật trong nắng trưa.
      • Đoạn 4: (từ Ấy thế mà đến cấy nốt thửa ruộng chưa xong): Hình ảnh mẹ trong nắng trưa.
    •  Kết bài (câu cuối - kết bài mở rộng): Cảm nghĩ về mẹ.
  • Học xong bài này, các em cần nắm:
    • Bố cục của một bài văn tả cảnh
    • Biết cách viết một bài văn tả cảnh 
  • Các em có thể tham khảo thêm bài học Luyện từ và câu: Luyện tập từ đồng nghĩa để chuẩn bị cho bài học tiếp theo tốt hơn.
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON