YOMEDIA
NONE

Tuần 23 - Tập đọc: Phân xử tài tình - Tiếng Việt 5


Qua bài giảng tập đọc Phân xử tài tình, giúp các em rèn luyện kĩ năng đọc lưu loát toàn bài. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi. Hiểu các từ ngữ trong bài. Nắm được những ý chính của câu chuyện. Đồng thời, hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi quan án là người thông minh, có tài xử kiện mang lại công bằng cho mọi người.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hướng dẫn luyện đọc Phân xử tài tình

a. Luyện đọc

  • Đọc đúng các từ phiên âm, từ khó:
    • Mếu máo, rưng rưng, tra hỏi, khung cửi, sư vãi.
  • Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc bài với giọng kể chậm rãi.

b. Đọc - hiểu

  • Hiểu các từ ngữ khó trong bài:
    • Quan án: chức quan thời xưa chuyên lo việc điều tra và xét xử.
    • Vãn cảnh: đến ngắm cảnh đẹp.
    • Biện lễ: lo liệu, sắm sửa lễ vật.
    • Sư vãi: những người tu hành ở chùa nói chung.
    • Đàn: nền đất đắp cao hoặc đài dựng cao để tế lễ.
    • Chạy đàn: nghi lễ chạy quanh đàn cúng.
  • Bố cục
    • Chia làm 3 đoạn
      • Đoạn 1. Từ đầu..."bà này lấy trộm".
      • Đoạn 2. "Đòi người làm chứng"..."cúi đầu nhận tội".
      • Đoạn 3. Còn lại
  • Nội dung: Ca ngợi quan án là người thông minh, có tài xử kiện mang lại công bằng cho mọi người.
  • Luyện đọc diễn cảm
    • Lập tức, quan bảo đưa cả tấm vải cho người này/ rồi thét trói người kia lại. //
    • Quan lập tức cho bắt chú tiểu / vì chỉ kẻ có tật mới hay giật mình.//

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Phân xử tài tình

Câu 1 (trang 47 sgk Tiếng Việt 5): Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì ?

Gợi ý:

  • Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc mình bị mất cắp vải. Người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình và nhờ quan phân xử.

Câu 2 (trang 47 sgk Tiếng Việt 5): Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải? Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp?

Gợi ý:

  • Để tìm ra người lấy cắp, quan án dùng nhiều cách khác nhau:
    • Cho đòi người làm chứng nhưng không có ai làm chứng
    • Cho lính về nhà họ xem nhưng cũng không tìm được chứng cứ gì.
  • Sai lính xé tấm vải làm hai cho mỗi người một mảnh. Thấy một trong hai bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người ấy rồi thét trói người kia.
  • Quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm vải vất vả, cực nhọc mới đau xót, bật khóc khi tấm vải bị xé. Còn người dửng dưng khi tấm vải bị xé không phải là người đã đổ mồ hôi công sức dệt nên tấm vải.

Câu 3 (trang 47 sgk Tiếng Việt 5): Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa.

Gợi ý:

  • Để tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa, quan án đã làm các việc như sau:
    • Cho gọi hết sư sãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc đã ngâm nước, bảo họ cầm nắm thóc đó vừa chạy đàn vừa niệm Phật.
    • Tiến hành dùng đòn tấn công tâm lí: Đức Phật rất thiêng. Ai gian Phật sẻ làm cho thóc trong tay người đó nẩy mầm.
    • Đứng quan sát những người chạy đàn, thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem thì lập tức cho bắt ngay vì chỉ có kẻ có tật mới hay giật mình.

Câu 4 (trang 47 sgk Tiếng Việt 5): Vì sao quan án dùng cách trên? Chọn ý trả lời đúng:

a) Vì tin là thóc trong tay kẻ gian sẽ nảy mầm.

b) Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt.

c) Vì cần có thời gian để thu thập chứng cứ.

Gợi ý:

  • Phương án b: Quan án dùng cách trên vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt. 
  • Thông qua bài giảng Tập đọc: Phân xử tài tình, các em cần nắm được:
    • Đọc lưu loát toàn bài.
    • Đọc phân biệt lời nhân vật (hai người đàn bà, quan án) với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.
    • Hiểu các từ ngữ trong bài. Nắm được những ý chính của câu chuyện. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi quan án là người thông minh, có tài xử kiện mang lại công bằng cho mọi người. 
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Chính tả: Nhớ - viết: Cao Bằng cho tiết học tiếp theo.
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON