Qua bài giảng Tập đọc: Lập làng giữ biển, giúp các em rèn luyện kĩ năng đọc lưu loát toàn bài. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi. Hiểu các từ ngữ trong bài. Nắm được những ý chính của câu chuyện: Phản ảnh rõ khát vọng và quyết tâm của người dân chài, muốn xây dựng và phát triển một làng quê mới trù phú, đông vui trên đảo.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hướng dẫn luyện đọc Lập làng giữ biển
a. Luyện đọc
- Đọc đúng các từ:
- hổn hển, ngư trường, dân chài, lưu cữu, Bạch Đằng Giang, Mõm Cá Sấu.
- Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc bài với giọng kể dõng dạc, rõ ràng.
b. Đọc - hiểu
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài:
- Ngư trường: vùng biển có nhiều tôm cá, thuận tiện cho việc đánh bắt.
- Vàng lưới: bộ lưới gồm nhiều tấm, có phao, chì, dùng để đánh bắt cá và các hải sản khác.
- Lưới đáy: lưới đánh cá ăn chìm ở dưới đáy sông, vùng giáp biển.
- Lưu cữu: để cố định đã lâu, không thay đổi.
- Bố cục
- Chia làm 4 đoạn
- Đoạn 1. Từ đầu..."tỏa ra hơi muối".
- Đoạn 2. "Bố Nhụ vẫn nói"..."thì để cho ai?"
- Đoạn 3. "Ông Nhụ bước ra võng"... "quan trọng nhường nào".
- Đoạn 4. Còn lại
- Chia làm 4 đoạn
- Nội dung
-
Phản ảnh rõ khát vọng và quyết tâm của người dân chài, muốn xây dựng và phát triển một làng quê mới trù phú, đông vui trên đảo
-
- Luyện đọc diễn cảm
- Ông đã hiểu/ những ý tưởng hình thành trong suy tính của người con trai ông/ quan trọng nhường nào.
1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lập làng giữ biển
Câu 1 (trang 37 sgk Tiếng Việt 5): Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì?
Gợi ý:
- Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo.
Câu 2 (trang 37 sgk Tiếng Việt 5): Việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì?
Gợi ý:
- Việc lập làng mới ngoài đảo rất có lợi, theo lời bố Nhụ: ngoài đảo có đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được mong ước bây lâu của những người dân chài là có đất rộng để phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền.
Câu 3 (trang 37 sgk Tiếng Việt 5): Tìm những chi tiết cho thấy ông của Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ.
Gợi ý:
- Những chi tiết cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ là:
- Ông bước ra võng, ngồi xuống võng, vặn mình, hai má phập phồng như người súc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của con trai ông quan trọng nhường nào.
Câu 4 (trang 37 sgk Tiếng Việt 5): Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào?
Gợi ý:
- Về kế hoạch của bố, Nhụ nghĩ là Nhụ đi, sau đó cả nhà sẽ đi. Một làng Bạch Đằng Giang ở đảo Mõm Cá Sấu đang bồng bềnh đâu đó phía chân trời. Nhụ tin kế hoạch của bố và mơ tưởng đến làng mới.
- Thông qua bài giảng Tập đọc: Lập làng giữ biển, các em cần nắm được:
- Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc bài với giọng kể rõ ràng.
- Đọc phân biệt lời nhân vật (Bố Nhụ, Ông Nhụ, Nhụ) với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu của các câu trong truyện.
- Hiểu các từ ngữ trong bài. Nắm được những ý chính của từng đoạn trong câu chuyện. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Phản ảnh rõ khát vọng và quyết tâm của người dân chài, muốn xây dựng và phát triển một làng quê mới trù phú, đông vui trên đảo.
- Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Chính tả: Nghe - viết: Hà Nội cho tiết học tiếp theo.