Qua bài giảng Tập làm văn: Luyện tập miêu tả cây cối, giúp các em rèn luyện kĩ năng xây dựng dàn ý, viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả một cây có bóng mát mà em yêu thích.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Dàn ý chung
- Mở bài
- Giới thiệu cây (hoặc tả bao quát về cây): Có thể mở bài bằng một trong hai cách sau đây:
- Giới thiệu ngay cây cần tả (mở bài trực tiếp)
- Nói về những đề tài có liên quan để từ đó dẫn vào miêu tả cây cây cần tả (mở bài gián tiếp)
- Giới thiệu cây (hoặc tả bao quát về cây): Có thể mở bài bằng một trong hai cách sau đây:
- Thân bài
- Tả từng bộ phận của cây hay tả sự thay đổi của cây qua từng thời kì phát triển
- Tả bao quát
- tầm cao, tán lá, hình dáng, đặc điểm nổi bật của cây khi mới nhìn hoặc nhìn từ xa.
- Tả chi tiết (từng bộ phận của cây hoặc tả sự thay đổi của cây qua từng thời kì phát triển)
- Tả lần lượt từng bộ phận của cây (từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên)
- Rễ cây có đặc điểm gì?
- Gốc cây to hay nhỏ?
- Chiều cao của thân cây? Vỏ cây như thế nào?
- Lá: Hình dáng? Màu sắc? Tán lá có mấy tầng? Lá dày hay thưa?
- Hoa: Màu sắc? Những nét đặc biệt về hình dáng hoa?
- Quả (nếu có): Những nét đặc biệt về hình dáng, màu sắc của quả hoặc chùm quả?
- Hoặc có thể lựa chọn tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây (Ra lá – Trưởng thành – Đâm hoa – Đậu quả)
- Tả cảnh vật hoặc các yếu tố liên quan đến đời sống của cây như gió, sương, chim chóc, sinh hoạt của con người,...
- Tả lần lượt từng bộ phận của cây (từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên)
- Tả bao quát
- Tả từng bộ phận của cây hay tả sự thay đổi của cây qua từng thời kì phát triển
- Kết bài
- Có thể kết lại bài theo một số cách như sau:
- Nêu cảm nghĩ về cây (Kết bài không mở rộng)
- Sau khi kết thúc việc miêu tả, em có thể bình luận thêm về lợi ích của cây, tình cảm hoặc ấn tượng đặc biệt của người viết đối với cây (kết bài mở rộng)
- Có thể kết lại bài theo một số cách như sau:
1.2. Bài văn mẫu
Đề bài: Tả một cây có bóng mát hoặc cây ăn quả mà em yêu thích.
Gia đình em có một mảnh vườn nho nhỏ ở phía sau nhà. Trong vườn ba em đã trồng nhiều loại cây ăn quả như cam, xoài, nhãn, ổi, mít,... Tuy nhiên, em lại thích nhất cây đu đủ lớn ở góc vườn.
Thân cây đu đủ tròn và cao như cây cột. Trên cây có nhiều "vết sẹo" do những cuống lá già rụng để lại. Đu đủ không có cành chỉ có lá. Mỗi lá có một cuống hình tròn, rỗng. Em có thể lấy cuống lá này làm thành một cái kèn thổi chơi. Phiến lá rộng, chia nhỏ làm năm nhánh và xòe rộng ra như một bàn tay. Hoa đu đủ có cánh dày, màu trắng, mọc từng chùm.
Những cây đu đủ này rất sai quả. Quả mọc chi chít quấn quanh thân cây và nằm hầu hết ở phần trên của thân cây giống như đàn heo con đang tranh nhau bú. Những quả ở phía trên vừa nhỏ vừa có màu xanh non. Những quả ở phía dưới lớn hơn và vỏ có màu xanh đậm. Quả đu đủ dài, một đầu lớn, một đầu nhỏ. Khi quả chín, vỏ có màu vàng cam và ấn tay vào thấy hơi mềm. Khi ăn đu đủ, em lấy dao gọt hết vỏ đi rồi xẻ dọc quả ra. Ruột đu đủ chín có màu vàng hoặc đỏ, ai nhìn cũng có cảm giác ngon lành. Phía trong của ruột có nhiều hạt màu đen, cần gạt bỏ đi trước khi ăn. Hạt này có thể giữ lại rồi đem gieo thành cây mới. Đu đủ chín ăn rất ngọt và có một mùi thơm riêng biệt. Đó là một loại thức ăn ngon và bổ dưỡng.
Khi đứng trước cây đu đủ đang sum sê những quả, lòng em dạt dào niềm vui. Nó là thành quả của bao ngày gieo trồng, vun xới. Nó chứa đựng nhiều mồ hôi và công sức của ba em nên em yêu quí nó vô cùng. Em thầm biết ơn ba đã đem đến cho em những mùa trái ngọt từ cây đu đủ thân quen.
- Thông qua bài giảng Tập làm văn: Luyện tập miêu tả cây cối, các em cần nắm được:
- Viết được một bài văn tả một cây có bóng mát (hoặc một cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích.
- Ngoài ra, các em có thể xem thêm bài giảng Tập đọc: Dù sao trái đất vẫn quay! để có bước chuẩn bị thật tốt cho tiết học tiếp theo.