YOMEDIA
NONE

Tuần 16 - Tập đọc: Kéo co - Tiếng Việt 4


Bài giảng Kéo co giúp các em rèn luyện kĩ năng đọc trôi chảy, lưu loát. Bước đầu biết đọc diễn cảm một câu chuyện nói về kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hướng dẫn luyện đọc Kéo co

a. Luyện đọc

  • Đọc đúng các từ khó: Hữu Trấp, Quế Võ, trai tráng.
  • Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc bài với giọng kể diễn cảm. Ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm.

b. Đọc - hiểu

  • Hiểu từ ngữ khó trong bài:
    • Giáp: đơn vị dân cư dưới cấp thôn ngày xưa.
  • Bố cục
    • Chia làm 3 đoạn
      • Đoạn 1. Từ đầu... "là bên ấy thắng"
      • Đoạn 2. "Hội làng Hữu Trấp"..."của người xem hội".
      • Đoạn 3. "Làng Tích Sơn"... đến hết.
  • Nội dung
    • Tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. Kéo co là một trò chơi dân gian thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.
  • Luyện đọc diễn cảm

Hội làng Hữu Trấp// thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm// bên nam thắng, có năm// bên nữa thắng.

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Kéo co

Câu 1 (trang 156 sgk Tiếng Việt 4): Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co như thế nào?

Gợi ý:

  • Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co là phải có 2 đội thường có số người bằng nhau, thành viên mỗi đội phải ôm chặt lưng nhau. Hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau. Thành viên của hai đội cũng có thể nắm chung một sợi dây thừng dài. Kéo co phải đủ ba keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên đó thắng.

Câu 2 (trang 156 sgk Tiếng Việt 4): Hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.

Gợi ý:

  • Ở làng Hữu Trấp, kéo co là cuộc thi giữa nam và nữ. Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, ở tiếng hò reo khuyến khích của người xem.

Câu 3 (trang 156 sgk Tiếng Việt 4): Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?

Gợi ý:

  • Ở làng Tích Sơn, kéo co là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số lượng của mỗi bên không hạn chế. Có giáp thua ở keo đầu, tới keo sau, đàn ông kéo ra đông hơn thế là chuyển bại thành thắng.

Câu 4 (trang 156 sgk Tiếng Việt 4): Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian nào khác?

Gợi ý:

  • Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian khác như đấu vật, múa võ, đá gà, thổi cơm thi...
  • Thông qua bài giảng Tập đọc: Kéo co, các em cần nắm được
    • Cách đọc lưu loát toàn bài với giọng kể diễn cảm.
    • Hiểu được các từ ngữ khó trong bài.
    • Nắm được những ý chính của câu chuyện: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Chính tả: Nghe - viết Kéo co cho tiết học tiếp theo.
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON