Hướng dẫn soạn bài Chính tả Tập chép Mùa thu của em và Vần oam, phân biệt l/n, en/eng dưới đây sẽ gợi ý cho các em trả lời các bài tập trong SGK, chuẩn bị bài tốt hơn trước khi đến lớp. Mong rằng, với những hướng dẫn soạn bài phía dưới, các em sẽ tập chép bài tốt hơn, viết đúng chỉnh tả hơn.
Tóm tắt lý thuyết
Câu 1: (SGK trang 45) Tập chép: mùa thu của em (cả bài)
Mùa thu của em
Là vàng hoa cúc
Như nghìn con mắt
Mở nhìn trời êm
Mùa thu của em
Là xanh cốm mới
Mùi hương như gợi
Từ màu lá sen
Mùa thu của em
Rước đèn họp bạn
Hội rằm tháng tám
Chị Hằng xuống xem
Ngôi trường thân quen
Bạn thầy mong đợi
Lật trang vở mới
Em vào mùa thu
Quang Huy
Câu 2: (SGK trang 45) Tìm tiếng có vần oam thích hợp với chỗ trống:
a. Sóng vỗ ... oạp
b. Mèo ... miếng thịt
c. Đừng nhai nhồm...
Gợi ý:
a. Sóng vỗ oàm oạp.
b. Mèo ngoạm miếng thịt.
c. Đừng nhai nhồm nhoàm.
Câu 3: (SGK trang 45) Tìm các từ:
Câu a: Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc nm có nghĩa như sau:
- Giữ chặt trong lòng bàn tay → nắm
- Rất nhiều → lắm
- Loại gạo thường dùng để thổi xôi, làm bánh → nếp
Câu b: Chứa tiếng có vần en hoặc eng, có nghĩa như sau:
- Loại nhạc cụ phát ra âm thanh nhờ thổi hơi vào → kèn
- Vật bằng sắt, gõ vào thì phát ra tiếng kêu để báo hiệu → kẻng
- Vật dụng đựng cơm cho mỗi người trong bữa ăn → chén
- Học xong bài này, các em cần nắm:
- Tập chép bài Mùa thu của em đúng chính tả, hình thức bài thơ, đẹp
- Chú ý: vần Oam và phân biệt l/n, en/eng
Trên đây là những gợi ý soạn bài Chính tả Tập chép Mùa thu của em và Vần oam, phân biệt l/n, en/eng. Hi vọng, những gợi ý soạn bài trên đã giúp các em viết đúng và đẹp bài tập chép và phân biệt được các vần khó như: oam, l/n, en/eng. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm phần soạn bài Tập làm văn Tập tổ chức cuộc họp để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.