Bài giảng Chính tả Nghe viết: Vàm Cỏ Đông (2 khổ thơ đầu) sẽ giúp các em nghe viết đúng và đẹp. Đồng thời, các em cũng sẽ biết cách vận dụng những kiến thức đã học để làm đúng các bài tập chính tả: phân biệt it/uyt, d/gi/r, dấu hỏi/ dấu ngã.
Tóm tắt lý thuyết
Câu 1 (trang 110 sgk Tiếng Việt 3): Nghe - Viết: Vàm cỏ Đông (2 khổ thơ đầu)
? Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa? Vì sao?
Gợi ý:
- Các chữ phải viết hoa là:
- Tên riêng: Vàm cỏ Đông.
- Các chữ đứng ở đầu mỗi câu thơ đều phải viết hoa. Nếu có ghi tên tác giả thì cũng phải viết hoa.
Câu 2 (trang 110 sgk Tiếng Việt 3): Điền vào chỗ trống it hay uyt?
h... sáo, h... thở, s... ngã, đứng s... vào nhau
Gợi ý:
- huýt sáo, hít thở, suýt ngã, đứng sít vào nhau.
Câu 3 (trang 110 sgk Tiếng Việt 3): Tìm những tiếng có thể ghép với các tiếng sau:
a) - rá, giá
- rụng, dụng.
b) - vẽ, vẻ
- nghĩ, nghỉ
Gợi ý:
a) rá: rổ rá, rá gạo, rá rau, đan rá, rá tre, nan rá, cạp rá,...
- giá: giá cả, giá sách, giá áo, giá rét, buốt giá, giá đỗ...
- rụng: rơi rụng, rụng rời, rụng xuống, ...
- dụng: sử dụng, vô dụng, hữu dụng, dụng cụ, đắc dụng, ...
b) vẽ: vẽ vời, vẽ chuyện, vẽ tranh, tập vẽ, bút vẽ, mực vẽ, giá vẽ,...
- vẻ: vui vẻ, dáng vẻ, vẻ mặt, vẻ vang, ...
- nghĩ: nghĩ ngợi, suy nghĩ, ngẫm nghĩ, ý nghĩ, ...
- nghỉ: nghỉ ngơi, ngày nghỉ, kì nghỉ, nghỉ hè, nghỉ Tết, nghỉ giải lao, nghỉ xả hơi, nghỉ hưu, nghỉ việc, ...
- Học xong bài này, các em cần nắm:
- Viết chính tả bài Vàm Cỏ Đông (viết đúng về nội dung và hình thức)
- Phân biệt được it/uyt, d/gi/r, dấu hỏi/ dấu ngã trong tiếng Việt
- Các em có thể tham khảo thêm bài học Tập làm văn: Viết thư để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được chu đáo hơn.