YOMEDIA
NONE

Giải Tiếng Việt 2 Bài 3: Họa mi hót SGK Kết nối tri thức với cuộc sống


Mời các em cùng tham khảo nội dung bài học Họa mi hót để thấy được sự thay đổi của các sự vật trên bầu trời và mặt đất khi nghe tiếng hót của họa mi, tiếng hót của họa mi là tín hiệu báo hiệu mùa xuân về.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hoạt động khởi động

Hình ảnh trong bức tranh thể hiện mùa nào trong năm?

Hướng dẫn trả lời:

Hình ảnh được thể hiện trong bức tranh là những hình ảnh của mùa xuân. 

1.2. Đọc

Họa mi hót

Mùa xuân! Mỗi khi hoạ mi cất lên những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu.

Trời bỗng sáng ra. Những luồng sáng chiếu qua các chùm lộc mới nhú, rực rỡ hơn. Những gợn sóng trên hồ hoà nhịp với tiếng hoạ mi hót, lấp lánh thêm. Da trời bỗng xanh hơn, những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của hoạ mi chợt bùng giấc, xoè những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi. Tiếng hót dìu dặt của hoạ mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ngợi ca núi sông đang đổi mới.

Chim, mây, nước và hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của họa mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc… Họa mi thấy lòng vui sướng, cố hót hay hơn.

(Theo Võ Quảng)

Từ ngữ:

- Luồng sáng: ánh sáng di chuyển theo một chiều nhất định

- Lộc: lá mới bắt đầu mọc vào mùa xuân

- Dìu dặt: âm thanh lúc nhanh, lúc chậm một cách nhẹ nhàng và êm nhẹ

Câu 1: Tiếng hót kì diệu của hoạ mi đã làm cho những sự vật trên bầu trời thay đổi như thế nào?

Hướng dẫn trả lời: 

Tiếng hót kì diệu của hoạ mi đã làm cho những sự vật trên bầu trời thay đổi: Trời bỗng sáng ra, những luồng sáng chiếu qua các chùm lộc mới nhú, rực rỡ hơn, da trời bỗng xanh hơn, những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. 

Câu 2: Những gợn sóng trên hồ có gì thay đổi khi hoà nhịp với tiếng hoạ mi hót?

Hướng dẫn trả lời:

Những gợn sóng trên hồ trở nên lấp lánh thêm khi hòa nhịp với tiếng họa mi hót. 

Câu 3: Nói tiếp sự thay đổi của các sự vật trên mặt đất khi nghe hoạ mí hót.

a. Các loài hoa (...).

b. Các loài chim (...).

Hướng dẫn trả lời:

a. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của họa mi chợt bừng giấc, xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi. 

b. Các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ngợi ca núi sông đang đổi mới. 

Câu 4: Nếu được đặt tên cho bài đọc, em sẽ chọn tên nào?

a. Sứ giả của mùa xuân

b. Họa mi và mùa xuân

c. Hoạ mi hót

Hướng dẫn trả lời:

Nếu được đặt tên cho bài đọc, em sẽ chọn tên: Sứ giả của mùa xuân

* Luyện tập theo văn bản đọc: 

Câu 1: Tìm trong bài đọc từ ngữ tả tiếng hót của hoạ mi.

Hướng dẫn trả lời:

- Từ ngữ trong bài đọc tả tiếng hót của họa mi: vang lừng, trong suốt, dìu dặt, kì diệu. 

Câu 2: Đặt một câu với từ ngữ vừa tìm được.

Hướng dẫn trả lời:

Mỗi khi chim họa mi cất tiếng hót vang lừng, khu vườn nhà em như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài, mọi vật trở nên lung linh, lấp lánh một cách tuyệt đẹp. 

1.3. Viết

- Viết chữ hoa: R

Hướng dẫn trả lời:

- Quan sát chữ hoa R: cỡ vừa cao 5 li, chữ cỡ nhỏ cao 2,5 li. Gồm 2 nét: nét 1 giống nét 1 của chữ viết hoa B và chữ viết hoa P. Nét 2 là kết hợp của 2 nét cơ bản: nét cong trên và nét móc ngược phải nối liền với nhau tạo vong xoắn ở giữa. 

- Quy trình viết: 

+ Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 6, hơi lượn bút sang trái viết nét móc ngược trái (đầu móc cong vào phía trong), dừng bút trên đường kẻ 2. 

+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đường kẻ 5 (bên trái nét móc) viết nét cong trên, cuối nét lượn vào giữa thân chữ taoh đường xoắn nhỏ giữa đường kẻ 3 và 4 rồi viết tiếp nét móc ngược phải, dừng bút trên đường kẻ 2. 

- Viết ứng dụng: Rừng cây vươn mình đón nắng mai.  

Hướng dẫn trả lời:

- Viết chữ hoa R đầu câu, chú ý cách nối chữ, khoảng cách giữa các tiếng trong câu, vị trí đặt dấu chấm cuối câu. 

1.4. Nói và nghe

Câu 1: Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, đoán nội dung của từng tranh:

Hồ nước và mây 

(Theo Truyện kể thiếu nhi)

Hướng dẫn trả lời:

- Tranh 1: Hồ nước cuộn sóng, nhăn mặt nói với chị mây: “Tôi đẹp lên dưới ánh nắng. thế mà chị lại che mất”. 

- Tranh 2: Hồ nước bị bốc hơi, cạn tận đáy. Nó buồn bã cầu cứu: “Chị mây ơi, không có chị tôi chết mất”. 

- Tranh 3: Chị mây màu đen, bay tới hồ nước và cho mưa xuống. Hồ nước đầy lên, tràn căng sức sống. 

- Tranh 4: Chị mây lúc này chuyển sang màu trắng và gầy hẳn đi. Chị nói với hồ nước: “Không có em, chị cũng yếu hẳn đi!”. Hồ nước mỉm cười, có vẻ đã nghĩ ra cách giúp chị mây. 

Câu 2: Nghe kể chuyện. 

Hướng dẫn trả lời: 

Hồ nước và mây

(1) Cơn gió đưa chị mây sà thấp xuống mặt hồ. Hồ nước cuộn sóng nói: 

- Tôi đẹp lên dưới ánh nắng, thế mà chị lại che mất. 

- Chị mây đáp: Không có chị che nắng thì em gặp nguy đấy! 

- Tôi cần gì chị! 

Chị mây giận hồ nước nên đã bay đi. 

(2) Hồ nước bị bốc hơi, cạn trơ tận đáy. Nó cầu cứu: 

- Chị mây ơi, không có chị tôi chết mất. 

Bầy tôm cá trong hồ cũng than: 

- Chúng tôi cũng không sống được nếu hồ cạn thế này! 

(3) Nghe tiếng kêu cứu, chị mây không giận hồ nước nữa, bay về cho mưa xuống. Hồ nước đầy lên, tràn căng sức sống. 

(4) Chị mây ngày càng mảnh mai, hao gầy như dải lụa mỏng. Chị mây nói với hồ: 

- Không có em, chị cũng yếu hẳn đi. 

Thế là hồ nước lao xao gợn sóng. 

- Để em tìm cách giúp chị! 

Hồ nước gọi ông mặt trời rọi nắng xuống cho nước bốc hơi lên. Chị mây khỏe dần, nặng dần để chuẩn bị mưa xuống. 

Câu 3: Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh. 

Hướng dẫn trả lời:

+ Đoạn 1: Cơn gió đưa chị mây sà thấp xuống mặt hồ. Hồ nước cuộn sóng nói: 

- Tôi đẹp lên dưới ánh nắng, thế mà chị lại che mất. 

- Chị mây đáp: Không có chị che nắng thì em gặp nguy đấy! 

- Tôi cần gì chị! 

Chị mây giận hồ nước nên đã bay đi. 

+ Đoạn 2: Hồ nước bị bốc hơi, cạn trơ tận đáy. Nó cầu cứu: 

- Chị mây ơi, không có chị tôi chết mất. 

Bầy tôm cá trong hồ cũng than: 

- Chúng tôi cũng không sống được nếu hồ cạn thế này! 

+ Đoạn 3: Nghe tiếng kêu cứu, chị mây không giận hồ nước nữa, bay về cho mưa xuống. Hồ nước đầy lên, tràn căng sức sống. 

+ Đoạn 4: 

Chị mây ngày càng mảnh mai, hao gầy như dải lụa mỏng. Chị mây nói với hồ: 

- Không có em, chị cũng yếu hẳn đi. 

Thế là hồ nước lao xao gợn sóng. 

- Để em tìm cách giúp chị! 

Hồ nước gọi ông mặt trời rọi nắng xuống cho nước bốc hơi lên. Chị mây khỏe dần, nặng dần để chuẩn bị mưa xuống. 

Bài tập minh họa

Nói với người thân về điều em đã học được từ câu chuyện trên. 

Hướng dẫn trả lời:

Qua câu chuyện “Hồ nước và mây” em học được: Vạn vật trong thiên nhiên đều có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. 

Luyện tập

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát toàn bài Tập đọc.

+ Hiểu nội dung bài tập đọc Họa mi hót

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON