Hướng dẫn học Bài 3: Cô giáo lớp em môn tiếng việt 2 tập 2. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hoạt động khởi động
Trao đổi với bạn về một số công việc ở trường của thầy cô lớp em theo gợi ý:
Một số công việc ở trường của thầy cô lớp em là: đọc bài, viết bảng, giảng bài, chữa bài cho học sinh, uốn nắn học sinh luyện chữ, kể chuyện, dạy hát, ....
1.2. Khám phá và luyện tập
1.2.1. Đọc
Cô giáo lớp em
Sáng nào em đến lớp
Cũng thấy cô đến rồi
Đáp lời “Chào cô ạ!"
Cô mỉm cười thật tươi.
Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài.
Những lời cô giáo giảng
Ấm trang vở thơm tho
Yêu thương em ngắm mãi
Những điểm mười cô cho.
Nguyễn Xuân Sanh
a) Cùng tìm hiểu
Câu 1: Cô giáo đáp lời chào của bạn nhỏ thế nào?
Cách mà cô giáo đáp lời chào của bạn nhỏ là: Cô mỉm cười thật tươi.
Câu 2: Cô giáo dạy các bạn nhỏ những gì?
- Cô các nhỏ tập viết, giảng bài cho các bạn nhỏ hiểu
Câu 3: Tìm trong khổ thơ thứ 3 câu thơ thể hiện tình cảm của bạn nhỏ với cô giáo.
- Câu thơ thể hiện tình cảm của bạn nhỏ với cô giáo là: Yêu thương em ngắm mãi
Câu 4: Em có thể làm những gì để thể hiện tình cảm yêu quý với thầy cô?
- Để thể hiện tình cảm yêu quý với thầy cô, em có thể học tập tốt, ngoan ngoãn, nghe lời thầy cô, chào hỏi thầy cô, trò chuyện và quan tâm thầy cô.
b) Cùng sáng tạo
Lời yêu thương
Viết bưu thiếp để chúc mừng hoặc cảm ơn thầy cô.
Tham khảo:
Cô Ngọc kính mến,
Nhân ngày 20 – 11, em chúc cô luôn mạnh khỏe, xinh đẹp và công tác tốt. Em hứa sẽ luôn học tập thật tốt, ghi nhớ và làm theo những điều cô đã dạy bảo chúng em. Cả lớp đều rất yêu cô ạ!
1.2.2. Viết
Câu 1: Viết chữ hoa P
- Cấu tạo: gồm nét móc ngược trái, nét cong trái và nét cong phải.
- Cách viết:
+ Bước 1: Đặt bút dưới ĐK ngang 4, trước đk dọc 3, viết một nét móc ngược trái cách bên phải ĐK dọc 2 một li, hơi lượn vòng khi bắt đầu và dừng bút dưới ĐK ngang 2, trước ĐK dọc 2.
+ Bước 2: Lia bút đến điểm giao nhau giữa ĐK ngang 3 và ĐK dọc 2, viết nét cong trái liền mạch với nét cong phải và dừng bút dưới ĐK ngang 3, trước ĐK dọc 3.
Câu 2: Viết ứng dụng Phố xá nhộn nhịp
Em viết lần lượt các từ trong câu ứng dụng theo thứ tự
1.2.3. Mở rộng vốn từ
Câu 1: Tìm trong 2 khổ thơ dưới đây:
a. Từ ngữ chỉ người. M: thợ nề
b. Từ ngữ chỉ hoạt động của người đó. M: xây
Bé chơi làm thợ nề
Xây nên bao nhà cửa.
Bé chơi làm thợ mỏ
Đào lên thật nhiều than.
Bé chơi làm thợ hàn
Nối nhịp cầu đất nước.
Bé chơi làm thầy thuốc
Chữa bệnh cho mọi người.
Yến Thảo
a. Từ ngữ chỉ người: bé, thợ nề, thợ mỏ, thợ hàn, thầy thuốc
b. Từ ngữ chỉ hoạt động của người đó: chơi, xây, đào, nối, chữa bệnh
Câu 2: Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Đặt câu chỉ hoạt động của 1– 2 người ở bài tập 3.
b. Đặt câu hỏi cho các từ ngữ in đậm:
- Trên công trường, các chú thợ nề đang xây những ngôi nhà cao tầng.
- Bác sĩ đang khám bệnh cho bệnh nhân ở phòng khám.
- Trên sân bóng, huấn luyện viên đang hướng dẫn cho các cầu thủ tập luyện.
Lời giải
a. Đặt câu
- Bé chơi đồ chơi.
- Thợ nề xây nhà.
- Thợ mỏ đào than.
- Thợ hàn nối những nhịp cầu.
- Thầy thuốc chữa bệnh cho mọi người.
b. Các chú thợ nề đang xây những ngôi nhà cao tầng ở đâu?
Bác sĩ đang khám bệnh cho bệnh nhân ở đâu?
Huấn luyện viên đang hướng dẫn cho các cầu thủ tập luyện ở đâu?
Bài tập minh họa
Chơi trò chơi Ca sĩ nhí
- Hát bài hát về thầy cô
- Nói 1 – 2 câu về bài hát
Lời giải
- Bài hát về thầy cô: Bụi Phấn
- Nói 1 – 2 câu về bài hát
Bụi phấn là một bài hát hay bày tỏ tình cảm của học sinh với thầy, cô giáo.
Luyện tập
Sau bài học này các em nắm được:
- Nghĩa các từ khó được chú giải cuối bài, chú ý các từ ngữ nêu rõ tình cảm thầy trò: ấm (trang vở), yêu thương, ngắm mãi. Hiểu nội dung bài: Em HS rất yêu quý cô giáo.
- Biết ngắt nhịp hợp lý các âu thơ 5 tiếng (2 –3, 3 –2)
- Biết đọc bài thơ với tình cảm trìu mến, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: mỉm cười, tươi, thoảng, thơm tho, ngắm mãi.
- Tình cảm yêu thương gắn bó giữa thầy và trò. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ khó được chú giải cuối bài, chú ý các từ ngữ nêu rõ tình cảm thầy trò: ấm (trang vở), yêu thương, ngắm mãi. Hiểu nội dung bài: Em HS rất yêu quý cô giáo.