YOMEDIA
NONE

Giải Tiếng Việt 2 Bài 28: Trò chơi của bố SGK Kết nối tri thức với cuộc sống


Thông qua trò chơi ăn cỗ mà bố và Hường cùng chơi với nhau, bài đọc nói lên tình cảm giữa những người thân trong gia đình với nhau, các bố dạy Hường những điều cần biết trong nói năng và cư xử với người lớn. Mời các em xem nội dung chi tiết dưới đây!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hoạt động khởi động

Em thích chơi trò gì cùng bố mẹ?

Hướng dẫn trả lời: 

Em thích chơi trò đá bóng cùng bố và chơi đồ hàng cùng mẹ. 

1.2. Đọc

Trò chơi của bố

Bố luôn dành cho Hường những điều ngạc nhiên. Lúc rảnh rỗi, hai bố con ngồi chơi với nhau như đôi bạn cùng tuổi.

Có lần, hai bố con chơi trò chơi “ăn cỗ”. Hường đưa cái bát nhựa cho bố:

- Mời bác xơi!

Bố đỡ bằng hai tay hẳn hoi và nói:

- Xin bác. Mời bác xơi!

- Bác xơi nữa không ạ?

- Cảm ơn bác! Tôi đủ rồi.

Hai bố con cùng phá lên cười. Lát sau, hai bố con đổi cho nhau. Bố hỏi:

- Bác xơi gì ạ?

- Dạ, xin bác bát miến.

- Đây, mời bác.

Hường đưa tay ra cầm lấy cái bát nhựa. Bố bảo:

- Ấy, bác phải đỡ bằng hai tay. Tôi đưa cho bác bằng hai tay cơ mà!

Năm nay, bố đi công tác xa. Đến bữa ăn, nhìn hai bàn tay của Hường lễ phép đón bát cơm, mẹ lại nhớ đến lúc hai bố con chơi với nhau. Mẹ nghĩ, Hường không biết rằng ngay trong trò chơi ấy, bố đã dạy con một nết ngoan.

(Theo Phong Thu)

Từ ngữ:

- Xơi: (lời mời lịch sự) ăn, uống

Câu 1: Hai bố con Hường chơi trò gì cùng nhau?

Hướng dẫn trả lời: 

Hai bố con Hường chơi trò ăn cỗ cùng nhau. 

Câu 2: Khi chơi, hai bố con xưng hô với nhau như thế nào?

Hướng dẫn trả lời: 

Khi chơi, hai bố con xưng hô với nhau là “bác” và “tôi”. 

Câu 3: Nhìn hai tay Hường đón bát cơm, mẹ nhớ tới điều gì?

Hướng dẫn trả lời: 

Nhìn hai tay Hường đón bát cơm, mẹ nhớ đến lúc hai bố con chơi cùng nhau. 

Câu 4: Khi chơi cùng bố, Hường đã được bố dạy nết ngoan nào?

a. Biết nấu ăn

b. Có cử chỉ và lời nói lễ phép

c. Chăm làm và biết giúp đỡ bố mẹ

Hướng dẫn trả lời: 

Đáp án b. Có cử chỉ và lời nói lễ phép

* Luyện tập theo văn bản đọc: 

Câu 1: Những câu nào dưới đây thể hiện thái độ lịch sự:

a. Cho tôi xin bát miến.

b. Dạ, xin bác bán miến ạ.

c. Đưa tôi bát miến!

Hướng dẫn trả lời: 

Đáp án a và b vì hai câu này chứa các từ biểu hiện sự lịch sự : dạ, xin, ạ. 

Câu 2: Cùng bạn đóng vai nói và đáp lời yêu cầu, đề nghị:

Mẫu:

- Bác cho tôi một bác phở bò.

- Xin lỗi ở đây không có phở bò.

- Vậy bác làm cho tôi bát miến.

- Vâng, bác chờ một lát.

Hướng dẫn trả lời: 

Bạn mở giúp tớ cái cửa sổ!

Ừ, đợi tớ một chút nhé. 

1.3. Viết

Câu 1: Nghe – viết : Trò chơi của bố (từ Đến bữa ăn đến một nết ngoan) 

Hướng dẫn trả lời: 

Trò chơi của bố

Đến bữa ăn, nhìn hai bàn tay của Hường lễ phép đón bát cơm, mẹ lại nhớ đến lúc hai bố con chơi với nhau. Mẹ nghĩ, Hường không biết rằng ngay trong trò chơi ấy, bố đã dạy con một nết ngoan. 

Chú ý: 

- Quan sát các dấu câu trong đoạn văn. 

- Viết hoa chữ cái đầu tên bài, viết hoa chữ đầu câu, viết hoa các chữ sau dấu chấm. 

- Viết những tiếng khó hoặc tiếng dễ viết sai do ảnh hưởng cách phát âm địa phương: tay, nết ngoan,…  

Câu 2: Viết vào vở địa chỉ nhà của em.

Hướng dẫn trả lời: 

Địa chỉ nhà em: Số 541, Phố Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. 

Câu 3: Chọn a hoặc b

a. Tìm từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng l hoặc n gọi tên sự vật trong từng hình.

b. Chọn ao hoặc au thay cho ô vuông.

- Hàng c(...) trước cổng c vút.

- Cây bưởi s(...) nhà sai trĩu quả.

Hướng dẫn trả lời: 

a. Bàn là, nón lá, lãng hoa. 

b. 

- Hàng cau trước cổng cao vút. 

- Cây bưởi sau nhà sai trĩu quả. 

1.4. Luyện từ và câu

Câu 1: Những từ nào dưới đây chỉ tình cảm của người thân trong gia đình:

chăm sóc chăm chỉ quan tâm
yêu thương kính trọng vui chơi

Hướng dẫn trả lời: 

Chăm sóc, quan tâm, yêu thương, kính trọng. 

Câu 2: Tìm từ ngữ bạn nhỏ nói về tính cách của bố mình trong đoạn văn sau:

Khi dạy em học, bố rất kiên nhẫn. Khi chơi cùng em, bố rất vui vẻ và hài hước. Mỗi khi em mắc lỗi, bố rất nghiêm khắc dạy bảo nhưng cũng dễ tha thứ.

Hướng dẫn trả lời: 

Kiên nhẫn, vui tính, nghiêm khắc và dễ tha thứ. 

Câu 3: Chọn dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm hỏi thay cho ô vuông:

Đặt câu

Bố:

- Nam ơi- Con hãy đặt một câu có từ “đường” nhé

Con:

- Bố em đang uống cà phê

Bố:

- Thế từ “đường” đâu

Con:

- Dạ, đường có ở trong cốc cà phê rồi ạ.

Hướng dẫn trả lời: 

Bố:

- Nam ơi- Con hãy đặt một câu có từ “đường” nhé!

Con:

- Bố em đang uống cà phê.

Bố:

- Thế từ “đường” đâu?

Con:

- Dạ, đường có ở trong cốc cà phê rồi ạ.

1.5. Luyện viết đoạn

Câu 1:  Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

Trong nhà, mẹ là người luôn ở bên tôi. Mỗi khi tôi ốm hay mệt, mẹ thức thâu đêm để chăm sóc tôi. Mỗi khi tôi gặp bài học khó, mẹ là người động viên giúp đỡ tôi. Được ai khen tôi nghĩ ngay đến mẹ. Tôi biết mẹ sẽ rất vui khi tôi làm được việc tốt. Tôi rất yêu mẹ tôi.

a. Trong đoạn văn trên bạn nhỏ kể về ai?

b. Những câu nào thể hiện tình cảm của bạn nhỏ đối với người đó?

c. Vì sao người đó được bạn nhỏ yêu quý?

Hướng dẫn trả lời: 

a. Trong đoạn văn trên bạn nhỏ kể về mẹ. 

b. Những câu nào thể hiện tình cảm của bạn nhỏ đối với mẹ: Được ai khen tôi nghĩ ngay đến mẹ. Tôi rất yêu mẹ tôi. 

c. Mẹ được bạn nhỏ yêu quý vì bạn nhỏ nhận ra tình cảm mà mẹ dành cho mình. 

Câu 2: Viết 3-4 câu thể hiện tình cảm của em đối với người thân.

Gợi ý:

- Em muốn kể về ai trong gia đình?

- Em có tình cảm như thế nào đối với người đó? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời: 

Em rất yêu và kính trọng bố vì bố em rất tuyệt vời. Bố thường dạy em học bài, đưa em đi học và mua cho em nhiều đồ chơi đẹp nữa. Em sẽ học thật giỏi để bố vui lòng.

Bài tập minh họa

Câu 1: Tìm đọc một bài thơ, câu chuyện về tình cảm gia đình. 

Hướng dẫn trả lời: 

Những bài thơ, câu chuyện về tình cảm gia đình là: Con yêu mẹ của Xuân Quỳnh, Tập truyện Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên, Làm Anh của Phan Thị Thanh Nhàn, Con yêu bố chừng nào,…

LẤY TĂM CHO BÀ

Cô giáo dạy cháu về nhà
Ăn xong nhớ lấy cho bà cái tăm
Nhưng bà đã rụng hết răng
Cháu không còn được lấy tăm cho bà
Em đi rót nước bưng ra
Chè thơm hương tỏa khắp nhà vui vui.

                                                                     Định Hải

Câu 2: Chia sẻ với các bạn cảm xúc của em về bài thơ, câu chuyện đó. 

Hướng dẫn trả lời: 

Câu chuyện “Sự tích cây vú sữa” thật là xúc động. 

Luyện tập

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát toàn bài Tập đọc.

+ Hiểu nội dung bài tập đọc Trò chơi của bố

+ Biết và viết được các từ chỉ tình cảm

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF