YOMEDIA
NONE

Giải Tiếng Việt 2 Bài 22: Tớ là lê-gô SGK Kết nối tri thức với cuộc sống


Mời các em cùng tham khảo nội dung bài học Tớ là lê-gô do HOC247 để biết các thông tin hữu ích về một đồ chơi hiện đại được nhiều trẻ em yêu thích. Đó lag lego.  Chúc các em học tốt!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hoạt động khởi động

Nói tên một số đồ chơi của em. Em thích đồ chơi nào nhất? 

Hướng dẫn trả lời:

- Một số đồ chơi của em: lê-gô, búp bê, gấu bông, bộ đồ nấu ăn,… 

- Em thích nhất là bộ đồ nấu ăn. 

1.2. Đọc

Tớ là lê-gô

 

Tớ là lê-gô. Nhiều bạn gọi tớ là đồ chơi lắp ráp. Các bạn có nhận ra tớ không?

Để tớ giới thiệu với các bạn về gia đình của tớ nhé. Tớ có rất nhiều anh chị em. Chúng tớ là những khối nhỏ đầy màu sắc. Hầu hết chúng tớ có hình viên gạch. Một số thành viên có hình nhân vật tí hon và các hình xinh xắn khác.

Từ những mảnh ghép nhỏ bé, chúng tớ kết hợp với nhau để tạo ra cả một thế giới kì diệu. Các bạn có thể lắp ráp nhà cửa, xe cộ, người máy,... theo ý thích. Sau đó, các bạn tháo rời ra để ghép thành những vật khác.

Chúng tớ giúp các bạn có trí tưởng tượng phong phú, khả năng sáng tạo và tính kiên nhẫn. Nào, các bạn đã sẵn sàng chơi cùng chúng tớ chưa?

(Bảo Châu)

Từ ngữ:

- Lắp ráp: lắp các bộ phận vào với nhau cho đúng vị trí để tạo nên một vật hoàn chỉnh.

Câu 1: Đồ chơi lê-gô còn được các bạn nhỏ gọi là gì? 

Hướng dẫn trả lời:

Đồ chơi lê-gô còn được các bạn nhỏ gọi là đồ chơi lắp ráp. 

Câu 2: Nêu cách chơi lê-gô. 

Hướng dẫn trả lời:

Các khối lê-gô được lắp ráp thành các đồ vật rồi lại được tháo rời ra để ghép thành các đồ vật khác. 

Câu 3: Trò chơi lê-gô đem lại lợi ích gì? 

Hướng dẫn trả lời:

Trò chơi lê-gô giúp cho các bạn nhỏ có trí tưởng tượng phong phú, khả năng sáng tạo và tính kiên nhẫn. 

Câu 4: Chọn nội dung phù hợp với mỗi đoạn trong bài. 

Hướng dẫn trả lời:

* Luyện tập theo văn bản đọc: 

Câu 1: Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm của những khối lê-gô. 

Hướng dẫn trả lời:

Khối nhỏ, đầy màu sắc, hình viên gạch, hình nhân vật tí hon, hình xinh xắn. 

Câu 2: Đặt một câu với từ ngữ vừa tìm được. 

Hướng dẫn trả lời:

- Em thích những quả bóng bay đầy màu sắc. 

- Hộp bút của em có nhiều hình nhân vật tí hon. 

- Bộ xếp hình có nhiều hình xinh xắn. 

1.3. Viết

Câu 1: Nghe – viết : Đồ chơi yêu thích

Hướng dẫn trả lời:

Đồ chơi yêu thích

Tớ rất thích các đồ chơi truyền thống như diều, chong chóng, đèn ông sao. Tớ cũng thích các đồ chơi hiện đại như lê-gô, ô tô điều khiển từ xa, siêu nhân. Đồ chơi nào tớ cũng giữ gìn cẩn thận.

Chú ý: 

- Quan sát các dấu câu trong đoạn văn. 

- Viết hoa chữ cái đầu tên bài, viết hoa chữ đầu câu, viết hoa các chữ sau dấu chấm. 

- Viết những tiếng khó hoặc tiếng dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương: truyền thống, điều khiển, từ xa, siêu nhân, giữ gìn,…  

Câu 2: Chọn ng hoặc ngh thay cho ô vuông: 

a. Dù ai nói ■ả nói ■iêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

b. ■ười không học như ■ọc không mài.

c. Mấy cậu bạn đang ■ó ■iêng tìm chỗ chơi đá cầu.

Hướng dẫn trả lời:

a. Dù ai nói ngả nói nghiêng 

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. 

b. Người không học như ngọc không mài. 

c. Mấy cậu bạn đang ngó nghiêng tìm chỗ chơi đá cầu. 

Câu 3: Chọn a hoặc b: 

a. Chọn ch hoặc tr thay cho ô vuông.

■ung thu

■ung sức

■ong ■óng

■ong xanh

b. Chọn uôn hoặc uông thay cho ô vuông.

ch■ gió ch■ ch■ c■ chỉ

Hướng dẫn trả lời:

a. trung thu, chung sức, chong chóng, trong xanh. 

b. chuông gió, chuồn chuồn, cuộn chỉ.

1.4 Luyện từ và câu

Câu 1: Tìm từ ngữ gọi tên các đồ chơi có trong bức tranh ở câu 1 phần luyện từ. 

Hướng dẫn trả lời:

Từ ngữ gọi tên các đồ chơi có trong bức tranh là: thú nhồi bông, búp bê, máy bay, rô-bốt (người máy), ô tô, siêu nhân, quả bóng, cờ cá ngựa, lê-gô, dây để nhảy. 

Câu 2: Sắp xếp từ ngữ thành câu và viết câu vào vở. 

a. rất, mềm mại, chú gấu bông. 

b. sặc sỡ, có nhiều màu sắc, đồ chơi lê-gô. 

c. xinh xắn, bạn búp bê, và dễ thương. 

Hướng dẫn trả lời:

a. Chú gấu bông rất mềm mại. 

b. Đồ chơi lê-gô có nhiều màu sắc sặc sỡ. 

c. Bạn búp bê xinh xắn và dễ thương. 

Câu 3: Đặt một câu nêu đặc điểm của một đồ chơi. 

Hướng dẫn trả lời:

- Chiếc dây nhảy dây rất dài. 

- Bé búp bê thật ngộ nghĩnh. 

1.5. Luyện viết đoạn

Câu 1: Giới thiệu các đồ chơi mà trẻ em yêu thích. 

Hướng dẫn trả lời:

Một số món đồ chơi mà trẻ em yêu thích như: Búp bê, gấu bông, đồ hàng, máy bay, rô-bốt, siêu nhân, lê-gô, …. 

Câu 2: Viết 3-4 câu giới thiệu một đồ chơi mà trẻ em yêu thích. 

Hướng dẫn trả lời:

- Đoạn mẫu 1: 

Em rất thích đồ chơi gấu bông của em. Đó là món quà mẹ mua cho em nhân dịp sinh nhật. Chú gấu bông được làm từ lông mịn, có màu trắng tinh rất xinh xắn. Gấu bông to bằng người em, em có thể dùng ôm khi đi ngủ. Với em, gấu bông như một người bạn đồng hành và chơi đùa cùng với em. Em rất yêu quý món đồ chơi này và sẽ giữ gìn nó thật cẩn thận

- Đoạn mẫu 2: 

Vào dịp nghỉ hè, bố đã tự tay làm một chiếc diều cho em. Chiếc diều được làm từ những thanh tre uốn cong, dán giấy mỏng rực rỡ màu sắc. Diều hình cánh bướm. Phần đuôi diều có hai sợi dây dài. Khi bay lên, cánh diều chao liệng, đuôi diều phấp phới tung bay. Em yêu chiếc diều nhỏ xinh này lắm. 

Bài tập minh họa

Câu 1: Tìm đọc các bài hướng dẫn tổ chức trò chơi hoặc hoạt động tập thể. 

Hướng dẫn trả lời:

- Một số trò chơi tập thể phổ biến như: kéo co, bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột, … hoặc các hoạt động tập thể như múa hát, thi đố vui. 

Câu 2: Ghi lại các bước tổ chức một trò chơi hoặc hoạt động tập thể em yêu thích. 

Hướng dẫn trả lời:

Trò chơi kéo co

- Chuẩn bị:

+ Một dây thừng dài

+ Một sợi dây màu sắc buộc ở giữa sợi dây thừng để làm ranh giới giữa hai đội phân biệt thắng thua.

+ Một đường kẻ vạch vẽ trên sân để làm ranh giới giữa hai đội

- Cách chơi:

+ Chia người chơi thành 2 đội với số thành viên bằng nhau.

+ Hai đội đứng thành hàng dọc, đối diện nhau. Những người khoẻ thường đứng ở vị trí đầu tiên (tuỳ theo chiến thuật của đội).

+ Tất cả người chơi nắm vào dây thừng.

+ Khi có tín hiệu của trọng tài, người chơi phải kéo thật mạnh sao cho dây thừng kéo về phía bên mình.

+ Đội nào bị kéo về đội bên kia trước (tính từ chỗ đánh dấu bằng sợi dây màu sắc) thì đội đó thua.

- Lưu ý: Trong quá trình kéo co rất dễ bị xước da tay, vì vậy cần chú ý nắm chắc, tránh để dây trượt đi trượt lại trong lòng bàn tay.

Luyện tập

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát toàn bài Tập đọc.

+ Hiểu nội dung bài tập đọc đó Tớ là lê-gô

+ Biết và viết câu với từ chỉ đồ chơi

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON