Nội dung bài giảng của bài học Thời khóa biểu do HOC247 biên soạn sẽ giúp các em trả lời thế nào là thời khóa biểu và cách để xây đựng được một thời khóa biểu. Mời các em cùng tham khảo!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hoạt động khởi động
Cùng bạn kể tên các môn em học ở lớp Hai.
Các môn em được học ở lớp 2 đó là:
- Toán
- Tiếng Anh
- Tiếng Việt
- Đạo đức
- Mĩ Thuật
- Giáo dục thể chất
- Hoạt động trải nghiệm
- Tự nhiên và xã hội
1.2. Khám phá và luyện tập
1.2.1. Đọc
THỜI KHÓA BIỂU
THỜI KHÓA BIỂU LỚP 2B TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG
(Năm học 2021 - 2022)
Câu 1: Đọc thời khoá biểu theo từng ngày (thứ – buổi – tiết).
M: Thứ Hai:
Buổi sáng: Tiết 1- Hoạt động trải nghiệm, tiết 2 - Tiếng Việt,...
Buổi chiều: Tiết 1 - Ngoại ngữ,...
Đọc thời khóa biểu theo ngày:
* Thứ 2:
- Buổi sáng: Tiết 1 – Hoạt động trải nghiệm, tiết 2 – Tiếng Việt, hoạt động vui chơi, tiết 3 – Tiếng Việt, tiết 4 – Toán
- Buổi chiều: Tiết 1 – Ngoại ngữ, tiết 2 – Tự học có hướng dẫn, hoạt động vui chơi, tiết 3 – Tự học có hướng dẫn
* Thứ 3:
- Buổi sáng: Tiết 1 – Đạo đức, tiết 2 – Tiếng Việt, hoạt động vui chơi, tiết 3 – Tiếng Việt, tiết 4 – Toán
- Buổi chiều: Tiết 1 – Ngoại ngữ, tiết 2 – Giáo dục thể chất, hoạt động vui chơi, tiết 3 – Tự học có hướng dẫn
* Thứ 4:
- Buổi sáng: Tiết 1 – Tiếng Việt, tiết 2 – Tiếng Việt, hoạt động vui chơi, tiết 3 – Toán, tiết 4 – Tự nhiên và Xã hội
- Buổi chiều: Tiết 1 – Hoạt động trải nghiệm, tiết 2 – Tự học có hướng dẫn, hoạt động vui chơi, tiết 3 – Tự học có hướng dẫn
* Thứ 5:
- Buổi sáng: Tiết 1 – Toán, tiết 2 – Tiết Việt, hoạt động vui chơi, tiết 3 – Tiếng Viẹt, tiết 4 – Mĩ thuật
- Buổi chiều: Tiết 1 – Âm nhạc, tiết 2 – Tự học có hướng dẫn, hoạt động vui chơi, tiết 3 – Tự học có hướng dẫn
* Thứ 6:
- Buổi sáng: Tiết 1 – Tiếng Việt, Tiết 2 – Tiếng Việt, hoạt động vui chơi, tiết 3 – Toán, tiết 4 – Tự nhiên và Xã hội
- Buổi chiều: Tiết 1 – Giáo dục Thể chất, tiết 2 – Tự học có hướng dẫn, hoạt động vui chơi, tiết 3 – Hoạt động trả nghiệm.
Câu 2: Đọc thời khoá biểu theo buổi (buổi – thứ – tiết).
M: Buổi sáng: Thứ Hai: Tiết 1 - Hoạt động trải nghiệm
Tiết 2 - Tiếng Việt
...
Đọc thời khóa biểu theo buổi:
* Buổi sáng:
- Thứ 2: Tiết 1 – Hoạt động trải nghiệm, tiết 2 – Tiếng Việt, hoạt động vui chơi, tiết 3 – Tiếng Việt, tiết 4 – Toán
- Thứ 3: Tiết 1 – Đạo đức, tiết 2 – Tiếng Việt, hoạt động vui chơi, tiết 3 – Tiếng Việt, tiết 4 – Toán
- Thứ 4: Tiết 1 – Tiếng Việt, tiết 2 – Tiếng Việt, hoạt động vui chơi, tiết 3 – Toán, tiết 4 – Tự nhiên và Xã hội
- Thứ 5: Tiết 1 – Toán, tiết 2 – Tiếng Việt, hoạt động vui chơi, tiết 3 – Tiếng Việt, tiết 4 – Mĩ thuật
- Thứ 6: Tiết 1 – Tiếng Việt, tiết 2 – Tiếng Việt, hoạt động vui chơi, tiết 3 – toán, tiết 4 – Tự nhiên và Xã hội
* Buổi chiều:
- Thứ 2: Tiết 1 – Ngoại ngữ, tiết 2 – Tự học có hướng dẫn, hoạt động vui chơi, tiết 3 – Tự học có hướng dẫn
- Thứ 3: Tiết 1 – Ngoại ngữ, tiết 2 – Giáo dục thể chất, hoạt động vui chơi, tiết 3 – Tự học có hướng dẫn
- Thứ 4: Tiết 1 – Hoạt động trải nghiệm, tiết 2 – Tự học có hướng dẫn, hoạt động vui chơi, tiết 3 – Tự học có hướng dẫn
- Thứ 5: Tiết 1 – Âm nhạc, tiết 2 – Tự học có hướng dẫn, hoạt động vui chơi, tiết 3 – Tự học có hướng dẫn
- Thứ 6: Tiết 1 – Giáo dục thể chất, tiết 2 – Tự học có hướng dẫn, hoạt động vui chơi, tiết 3 – Hoạt động trải nghiệm.
Câu 3: Kể tên các tiết học của lớp 2B vào ngày thứ Năm.
Các tiết học của lớp 2B vào ngày thứ Năm là:
- Toán
- Tiếng Việt
- Âm nhạc
- Mĩ thuật
- Tự học có hướng dẫn
Câu 4: Vì sao học sinh cần thời khoá biểu?
Học sinh cần thời khóa biểu để giúp em biết được các môn trong ngày, trong tuần. Qua đó có thể sắp xếp việc học theo thời khóa biểu.
1.2.2. Viết
a. Nghe viết Chuyện của thước kẻ
Chuyện của thước kẻ
Trong cặp sách, thước kẻ làm bạn với bút mực và bút chì. Chúng sống cùng nhau rất vui vẻ. Mỗi hình vẽ đẹp, mỗi đường kẻ thẳng tắp là niềm vui chung của cả ba.
b. Tìm từ ngữ chức tiếng bắt đầu bằng chữ g hoặc chữ gh, dùng để chỉ:
• Một loại quả vỏ có gai, khi chín màu đỏ, thường dùng để nấu xôi.
• Con vật thường gáy báo hiệu ngày mới.
• Con vật gần giống cua biển, vỏ có hoa, càng dài.
Hướng dẫn trả lời:
• Một loại quả vỏ có gai, khi chín màu đỏ, thường dùng để nấu xôi: quả gấc
• Con vật thường gáy báo hiệu ngày mới: gà trống
• Con vật gần giống cua biển, vỏ có hoa, càng dài: con ghẹ
c. Chọn chữ hoặc vần thích hợp với mỗi ô hoa, giải câu đố:
* Chữ ch hoặc chữ tr:
Chẳng phải ảnh, chẳng phải tranh
Mà ai xem cũng thấy mình ở trong.
=> Đáp án là cái gương
* Chữ ao hoặc vần au và dấu thanh (nếu cần)
Đi đâu cũng phải có nhau
Một phải, một trái không bao giờ rời
Cả hai đều mến yêu người
Theo chân đi khắp bao nơi xa gần.
=> Đáp án đôi dép
1.2.3. Luyện từ
Giải ô chữ sau:
(1) Bảng liệt kê các môn học của từng ngày trong tuần.
(2) Hoạt động di chuyển nhanh bằng chân.
(3) Vật có dạng thỏi, viên dùng để viết, vẽ lên bảng.
(4) Vật dùng để viết, kẻ, vẽ.
(5 Vật dùng để thắp sáng, soi sáng.
(1) Bảng liệt kê các môn học của từng ngày trong tuần: Thời khóa biểu1.2.
(2) Hoạt động di chuyển nhanh bằng chân: Chạy
(3) Vật có dạng thỏi, viên dùng để viết, vẽ lên bảng: Phấn
(4) Vật dùng để viết, kẻ, vẽ: Bút
(5 Vật dùng để thắp sáng, soi sáng: Nến
=> Từ khóa: Bạn bè
1.2.4. Luyện câu
Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Đặt câu với từ ngữ tìm được ở cột tô màu xanh trong bài tập 3.
b. Đặt và trả lời câu hỏi theo mẫu.
M: - Em dùng bảng con để làm gì?
- Em dùng bảng con để tập viết.
Hướng dẫn trả lời
a. Bạn bè cần phải giúp đỡ lẫn nhau.
b.
- Em dùng bút để làm gì?
-> Em dùng bút để tập viết.
- Em dùng hộp bút để làm gì?
-> Em dùng hộp bút để đựng bút, thước, tẩy,..
1.2.5. Nói và nghe
a. Cùng bạn nói và đáp lời chào:
• Để làm quen với một người bạn mới.
• Khi gặp bạn cùng lớp.
Hướng dẫn trả lời
Cùng bạn nói và đáp lời chào:
* Để làm quen với một người bạn mới.
- Bạn mới: Chào bạn, mình tên là Quỳnh. Mình là học sinh mới chuyển tới lớp.
- Em: Chào bạn, mình là Tuấn. Rất vui được làm quen với bạn.
- Bạn mới: Mình cũng rất vui được làm quen với bạn.
- Em: Ở lớp còn điều gì chưa biết bạn cứ hỏi chúng mình nhé, chúng mình sẽ giúp đỡ bạn.
- Bạn mới; Cảm ơn bạn nhiều nhé!
* Khi gặp bạn cùng lớp
- Bạn: Chào buổi sáng!
- Em: Chào cậu!
b. Đóng vai một đồ dùng học tập, nói lời khuyên bảo với thước kẻ.
Nói lời khuyên với thước kẻ: Thước kẻ ơi, cậu không nên kiêu căng như vậy! Bọn mình hãy cùng nhau đoàn kết như trước nhé! Như thế công việc mới suôn sẻ và bọn mình mới vui vẻ được.
1.2.6. Tả đồ vật quen thuộc
a. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Cây bút máy của em dài chừng một gang tay. Thân bút thuôn và tròn, màu xanh lam. Trên nắp bút có cây cài nho nhỏ, được mạ vàng óng ánh. Mở nắp bút ra, chiếc ngòi xinh xinh sáng lấp lánh như mỉm cười với em. Em luôn biết ơn người bạn thân này vì đã giúp em viết bài sạch đẹp mỗi ngày.
• Bạn nhỏ tả những đặc điểm nào của chiếc bút?
• Bạn nhỏ dùng từ ngữ nào để tả mỗi bộ phận của chiếc bút máy?
• Câu văn nào thể hiện tình cảm của bạn nhỏ đối với chiếc bút máy?
Hướng dẫn trả lời:
• Những đặc điểm của chiếc bút được bạn nhỏ miêu tả đó là: Hình dáng, kích thước, màu sắc.
• Những từ ngữ mà bạn nhỏ đã dùng để tả các bộ phận của chiếc bút đó là:
Thân bút: thuôn và tròn, màu xanh lam
Cây cài: nho nhỏ, được mạ vàng óng
Ngòi bút: xinh xinh sáng lấp lánh như mỉm cười với em.
• Câu văn thể hiện tình cảm của bạn nhỏ đối với chiếc bút máy là: Em luôn biết ơn người bạn thân này vì đã giúp em viết bài sạch đẹp mỗi ngày.
b. Dựa vào hình câu 6b em hãy viết 4 – 5 câu về chiếc bút chì:
Chiếc bút chì của em có chiều dài khoảng một gang tay. Ngay trên đầu là cục tẩy tròn tròn có màu hồng dễ thương. Thân bút nhỏ xíu có sọc nâu pha vàng. Ngòi bút nhọn có màu đen. Bút dùng để kẻ và vẽ. Em rất yêu thích chiếc bút chì của em.
Bài tập minh họa
Câu 1: Đọc một truyện về bạn bè:
a. Chia sẻ về truyện đã đọc.
b. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ:
Hướng dẫn trả lời
Truyện về bạn bè mà gần đây em được đọc là truyện “Sinh nhật của Ma-ri-ca” của tác giả A-mô-na-svi-li do tác giả Vũ Nho dịch. Nhân vật trong câu chuyện gồm có Ma-ri-ca, thầy giáo và các bạn trong lớp. Điều em thấy yêu thích trong câu chuyện này là sinh nhật Ra-ri-ca được tổ chức một cách thật thú vị tại lớp. Bằng cách tổ chức sinh nhật như vậy, thầy giáo đã kết nối được các bạn trong lớp với nhau. Giúp các bạn yêu quý và hiểu nhau hơn.
Câu 2: Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Chia sẻ với các bạn cách em chuẩn bị sách vở mỗi ngày.
b. Trang trí thời khóa biểu và dán vào góc học tập của em.
Hướng dẫn trả lời
a. Chia sẻ với các bạn cách chuẩn bị vở mỗi ngày:
- Dính sẵn thời khóa biểu lên tường ở góc học tập
- Buổi tối sau khi học xong xem thời khóa biểu ngày hôm sau rồi soạn sách vở theo thời khóa biểu
- Cẩn thận bỏ sách vở vừa soạn vào cặp.
b. Trang trí thời khóa biểu
Luyện tập
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát toàn bài Tập đọc.
+ Biết cách thiết kế thời khóa biểu
+ Biết viết văn tả đồ vật