Nội dung bài học Bạn trong nhà sẽ giúp các em mở rộng hiểu biết về những người bạn trong nhà. Chắc các em đã đoán được bạn trong nhà là những ai. Đó chính là những con vật được con người nuôi trong nhà như: con gà, con vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, con chó, con mèo, con trâu, con bò, con ngựa,... Tuổi thơ của thiếu nhi không thể thiếu các vật nuôi trong nhà. Có những người bạn này trong nhà, cuộc sống cùa các em sẽ thêm vui.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Chia sẻ
Câu 1. Hãy gọi tên các con vật trong tranh ở trang 3, nói điều em biết về các con vật đó:
Hướng dẫn trả lời:
Quan sát tranh, em thấy:
- (1) Con hổ: sống trong rừng.
- (2) Con gấu: sống trong rừng.
- (3) Con sư tử: sống trong rừng.
- (4) Con bò: nuôi trong nhà.
- (5) Hươu cao cổ: sống trong rừng.
- (6) Con Gà: nuôi trong nhà.
- (7) Con lợn:nuôi trong nhà.
- (8) Chim bồ câu:nuôi trong nhà.
- (9) Con vịt:nuôi trong nhà.
- (10) Con chó:nuôi trong nhà.
Câu 2. Xếp tên các con vật trên thành 2 nhóm:
a. Những con vật được nuôi trong nhà (vật nuôi)
b. Những con vật không được nuôi trong nhà (động vật hoang dã).
Hướng dẫn trả lời:
- Các con vật trên được xếp thành 2 nhóm:
- Vật nuôi: chó, vịt, chim bồ câu, lợn, gà, bò
- Động vật hoang dã: hươu cao cổ, sư tử, gấu, hổ.
1.2. Bài đọc 1
ĐÀN GÀ MỚI NỞ
(trích)
Lông vàng mát rượi
Mắt đẹp sáng ngời
Ơi! Chú gà ơi!
Ta yêu chú lắm!
Mẹ dang đôi cánh
Con biến vào trong
Mẹ ngẩng đầu trông
Bọn diều, bọn quạ.
Bây giờ thong thả
Mẹ đi lên đầu
Đàn con bé xíu
Líu ríu chạy sau.
Con mẹ đẹp sao
Những hòn tơ nhỏ
Chạy như lăn tròn
Trên sân, trên cỏ.
Vườn trưa gió mát
Bướm bay rập rờn
Quanh đôi chân mẹ
Một rừng chân con.
Phạm Hổ
* Chú thích và giải nghĩa:
- Líu ríu: chạy như dính chân vào nhau
- Hòn tơ: cuộn tơ ( tơ: sợi rất mảnh, mượt)
- Dập dờn: chuyển động lúc lên lúc xuống nhịp nhàng.
1.2.1 Đọc hiểu
Câu 1. Tìm những khổ thơ tả:
a. Một chú gà con
b. Đàn gà con và gà mẹ
Hướng dẫn trả lời:
Những khổ thơ miêu tả:
a. Một chú gà con:
" Lông vàng mát dịu
Mắt đen sáng ngời
Ơi chú gà ơi !
Ta yêu chú lắm !"
b.
- Miêu tả một đàn gà:
" Bây giờ thong thả
Mẹ đi lên đầu
Đàn con bé tí
Líu ríu chạy sau."
- Miêu tả gà mẹ:
"Con mẹ đẹp sao
Những hòn tơ nhỏ
Chạy như lăn tròn
Trên sân, trên cỏ."
Câu 2. Gà mẹ làm gì để che chở gà con?
Hướng dẫn trả lời:
Gà mẹ dan đôi cánh để đàn con chạy vào trong để bảo vệ đàn con trước dọn diều hâu và bọn quạ.
Câu 3. Hãy tìm những hình ảnh đẹp và đáng yêu của đàn gà con?
Hướng dẫn trả lời:
Những hình ảnh đẹp của đàn gà con: lông vàng mát dịu, mắt đen sáng ngời, líu ríu chạy sau.
1.2.2. Luyện tập
Câu 1. Tìm các từ chỉ đặc điểm trong những câu sau:
Lông/ vàng/ mát/dịu
Mắt/ đen/ sáng/ ngời
Hướng dẫn trả lời:
Các từ chỉ đặc điểm là: lông/ vàng; mắt/ đen.
Câu 2. Các từ nói trên trả lời cho câu hỏi nào? Trong các câu trên chúng được dùng để tả những gì?
Hướng dẫn trả lời:
- Các từ nói trên trả lời cho câu hỏi: Chú gà con có đặc điểm gì?
- Các câu trên chúng được dùng để tả: màu lông và đôi mắt của chú gà con.
Câu 3. Em cần đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong các câu sau?
Gà lợn trâu bò... là những vật nuôi trong nhà.
Hướng dẫn trả lời:
Gà, lợn, trâu, bò,... là những vật nuôi trong gia đình.
1.3. Bài viết 1
Câu 1. Nghe - viết: Mèo con
Câu 2. Tìm chữ hoặc dấu thanh cho phù hợp
a) Chữ l hay n?
Trông xa tưởng ■à mèo
■ào ngờ ■ại là chim
Ban ngày ngủ ■im dim
Ban đêm ■ùng bắt chuột.
(Là con gì?)
b) Dấu hỏi hay dấu ngã?
Con gì mui thong đến chân
Deo dai, khéo léo, chăng cần đến tay?
(Là con gì?)
Hướng dẫn trả lời:
a.
Trông xa tưởng là mèo
Nào ngờ lại là chim
Ban ngày ngủ lim dim
Ban đêm lùng bắt chuột.
b.
Con gì mũi thõng đến chân
Dẻo dai, khéo léo, chẳng cần đến tay?
Câu 3. Chọn tiếng trong ngoặc đơn cho phù hợp với ô trống:
a) (nặng, lặng): ■ lẽ, ■ nề
(lo, no): ■ lắng, ■ đủ
b) (vẻ, vẽ): ■ tranh, ■ mặt
(Mở, mỡ): cửa ■, ■ gà
Hướng dẫn trả lời:
a. lặng lẽ, nặng nề
Lo lắng, no đủ
b. Vẽ tranh, vẻ mặt
của mở, mỡ gà.
Câu 4. Tập viết
a) Viết chữ hoa:
Hướng dẫn trả lời:
- Cấu tạo:
+ Nét 1: Móc ngược trái phía trên hơi lượn, đầu móc cong vào phía trong. Nét này giống nét 1 ở chữ hoa B.
+ Nét 2: Cong trên, hai đầu nét lượn vào trong không đều nhau.
- Cách viết:
+ Nét 1: Đặt trên đường kẻ 6, hơi lượn bút sang trái để viết nét móc ngược trái. Chú ý đầu móc cong vào phía trong, dừng bút trên đường kẻ 2.
+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1. Lia bút lên đường kẻ 5 (bên trái nét móc) viết tiếp nét cong trên, cuối nét lượn vào trong. Dừng bút gần đường kẻ 5.
Chú ý: Độ cong hai đầu của nét cong trên không đều nhau. Phần cong bên trái rộng hơn phần cong bên phải.
b) Viết ứng dụng: Phố phường tấp nập, đông vui.
1.4. Bài đọc 2
BỒ CÂU TUNG CÁNH
1. Tổ tiên bồ câu nhà là loài bồ câu núi chuyên làm tổ trên vách đá. Bồ câu được con người đưa về nuôi từ cách đây năm nghìn năm. Mỗi năm, bồ câu đẻ nhiều lứa, mỗi lứa hai trứng. Bồ câu bố mẹ thay nhau ấp trứng. Khi chim non mới ra đời, bố mẹ không mớm mồi mà mớm sữa chứa trong điều cho con.
2. Bồ câu rất thông minh. Chúng có thể bay xa tới một nghìn tám trăm ki-lô-mét, nhưng dù bay xa đến đâu, chúng vẫn nhớ đường về. Vì thế, từ xưa, người ta đã huấn luyện bồ câu để đưa thư. Ở nước ta, trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh, tướng Nguyễn Chích đã dùng bồ câu đưa tin, góp phần đánh thắng nhiều trận quan trọng.
3. Sau này, mặc dù đã có những phương tiện thông tin liên lạc hiện đại, ở một số nước, người ta vẫn sử dụng bưu điện chim bồ câu. Bưu điện này có hẳn một loại tem riêng.
Theo sách Những con vật bầu bạn tuổi thơ
* Chú thích và giải nghĩa:
- Nguyễn Chích (1382 – 1448): một vị tướng nổi tiếng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo, đánh đuổi quân Minh (Trung Quốc), giải phóng đất nước.
- Diều: bộ phận chứa thức ăn, phình ra ở đoạn dưới cổ các loài chim.
1.4.1. Đọc hiểu
Câu 1. Chim bồ câu ấp trứng, nuôi con mới nở như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Chim bồ câu bố mẹ thay nhau ấp trứng. Khi chim non mới ra đời bố mẹ không mớm mồi mà mớm sữa chứa trong diều cho con.
Câu 2. Vì sao người ta dùng bồ câu để đưa thư?
Hướng dẫn trả lời:
Người ta dùng bồ câu đưa thư vì: bồ câu rất thông minh; có thể bay xa tới một nghìn tám trăm kilomet, dù bay xa tới đâu chúng vẫn nhớ đường về.
Câu 3. Bồ câu đã giúp tướng Nguyễn Chích đánh giặc như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh, chim bồ câu giúp tướng Nguyễn Chích đưa tin, góp phần đánh thắng nhiều trận chiến quan trọng.
1.4.2. Luyện tâp
Câu 1. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm:
a. Bồ câu rất thông minh.
b. Bồ câu rất thông minh.
Hướng dẫn trả lời:
a. Con gì rất thông minh?
b. Bồ câu thế nào?
Câu 2. Xem hình ở trang 3, hỏi đáp với các bạn về các loài vật nuôi theo mẫu sau:
- Con gì bé xíu? Gà con mới nở bé xíu.
- Gà con mới nở thế nào? Gà con mới nở bé xíu.
Hướng dẫn trả lời:
- Con hươu cao cổ:
- Con gì có cổ rất cao? Con hươu cao cổ có cổ rất cao.
- Con hươu cao cổ có cổ thế nào? Con hươi cao cổ có cổ rất cao.
- Con voi:
- Con gì có cái vòi rất dài? Con voi có cái vòi rất dài.
- Con voi có cái voi thế nào? Con voi có cái vòi rất dài.
1.5. Trao đổi
Câu 1. Cùng bạn thực hành nói và đáp lại lời khen, lời an ủi trong các tình huống sau:
a. Bạn khen con mèo nhà em rất xinh.
b. Bác hàng xóm khen em khéo chăm đàn gà mới nở.
c. Mẹ em buồn vì con lợn nhà em bị ốm.
Hướng dẫn trả lời:
a. Bạn khen con mèo nhà em rất xinh.
=> Em đáp lại: Cảm ơn bạn, tớ rất trân trọng lời khen cả bạn.
b. Bác hàng xóm khen em khéo chăm đàn gà mới nở.
=> Em đáp lại: Cháu cảm ơn bác. Cháu sẽ cố gắng chăm sóc đàn gà thật nhanh lớn ạ.
c. Mẹ em buồn vì con lợn nhà em bị ốm.
=> Em an ủi mẹ: Mẹ đừng buồn, vì con lợn nhà mình sẽ mau khỏi ốm thôi ạ.
Câu 2. Quan sát tranh ảnh vật nuôi:
a. Mang đến lớp tranh ảnh vật nuôi mà em yêu thích.
b. Quan sát tranh ảnh và ghi lại kết quả quan sát.
c. Nói lại với các bạn kết quả quan sát.
Hướng dẫn trả lời:
a. Mang đến lớp tranh ảnh con vật em yêu thích.
Ví dụ:
b. Quan sát tranh em thấy:
Bức tranh 1:
- Đó là tranh con cá vàng.
- Con cá vàng đang bơi.
- Em thấy con cá vàng có màu sắc rất đẹp.
- Tên bức tranh: Cá vàng
Bức tranh 2:
- Đó là con ngan.
- Con ngan đang đứng trên bờ tường.
- Em thấy con ngan có bộ lông rất đẹp, có mào đỏ.
- Tên bức tranh: Con ngan (vịt xiêm)
Bức tranh 3:
- Đó là con chó
- Con chó đang ngồi quan sát.
- Em thấy con chó rất đáng yêu.
- Tên bức tranh: Chú chó đáng yêu.
c.
- Nhà mình có nuôi một con cá vàng. Nó có màu sắc rất đẹp.
- Đây là ảnh chú chó Bông nhà mình. Nó có bộ lông rất đẹp và rất đáng yêu.
1.6. Bài viết 2
Dựa vào kết quả quan sát và trao đổi ở tiết học trước, hãy viết 4- 5 câu về tranh (ảnh) về vật nuôi mà em yêu thích. Trang trí đoạn viết bằng tranh (ảnh) vật nuôi em sưu tâm , vẽ hoặc cắt dán.
Hướng dẫn trả lời:
Đây là chú mèo Bông nhà em. Chú mèo có bộ lông rất đẹp và mềm mại. Chú mèo bắt chuột rất giỏi. Mèo Bông rất đang yêu!
Bài tập minh họa
Câu 1. Em hãy mang đến lớp một quyển sách hoặc bài báo viết về vật nuôi. Giới thiệu sách, báo với các bạn.
Hướng dẫn trả lời:
Sách Nuôi chó Kiểng - Việt Chương
Câu 2. Tự đọc một truyện (bài thơ, bài báo). Viết vào vở hoặc đọc sách những câu văn hay, những điều cần nhớ, những nhận xét của em...
Hướng dẫn trả lời:
"Khi mua thức ăn sẵn cho chó bạn nên đọc kĩ thành phần sản xuất, chó cần chế độ ăn uống có nhiểu thịt, hạn chế tinh bột và ngũ cốc vì chó cần nhiểu protein chứ không chỉ chứa thành phần làm no. Nên cho chó ăn theo lịch trình cố định, tính lượng thức ăn phù hợp. Việc cho ăn cố định cũng rất hữu ích trong quá trình huấn luyện chó đi vệ sinh vì chó thường giải quyết nhu cầu sau khi ăn từ 20-30p. Bạn nên cho chó ăn ngày 2 lần, không nên cho ăn quá no hoặc thức ăn của người vì nó chứa nhiều tinh bột dễ gây béo phì."
Câu 3. Đọc lại (kể lại) cho các bạn nghe một truyện (đoạn truyện, bài thơ) em thích.
Hướng dẫn trả lời:
Mèo có thể tạo ra 30 loại âm thanh, trong đó 19 âm thanh là những loại khác nhau của tiếng "meo". Các âm thanh ấy được sử dụng để giao tiếp trong thế giới mèo, cũng như khi mèo muốn "nói chuyện" với con người.
Luyện tập
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát toàn bài Tập đọc.
+ Hiểu nội dung bài tập đọc bồ câu tung cánh, đàn gà mới nở
+ Biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc các bạn thú cưng ở trong nhà