YOMEDIA
NONE

Giải Tiếng Việt 2 Bài 1: Cô chủ nhà tí hon SGK Chân trời sáng tạo


Mời các em cùng tham khảo nội dung bài học Cô chủ nhà tí hon do HOC247 cảm nhận về tình yêu thương mà ông ngoại dành cho bạn nhỏ được thể hiện thông qua những bài học đơn giản trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta cần phải biết ơn, kính trọng và hiếu thảo với ông bà, bố mẹ.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hoạt động khởi động

Ghép chữ cái và thêm dấu thanh (nếu cần) thành những từ ngữ chỉ người trong gia đình.

Những từ ngữ chỉ người thân trong gia đình có trong ảnh là: bà, bố, ông, ông ngoại, bà ngoại, ông nội, bà nội.

1.2. Khám phá và luyện tập

1.2.1. Đọc

Cô chủ nhà tí hon

Ông ngoại ở quê ra chơi.

Đến bữa cơm, thấy thức ăn mẹ nấu hấp dẫn, Vân liền chạy tới bàn, định nếm thử. Ông nhìn Vân, nheo mắt cười:

- Mời cả nhà cùng ăn cơm nào!

Nghe ông nói, Vân bẽn lẽn:

- Cháu mời ông, con mời bố mẹ.

Ăn xong, ông nhìn Vân âu yếm:

- Tăm nhà mình để ở đâu nhỉ? Cô chủ nhà tí hon lấy giúp ông với nào.

Ông gọi Vân là "cô chủ nhà tí hon" đấy! Vân bỗng thấy mình thật quan trọng. Cô bé bèn chạy đi lấy tăm, lễ phép đưa cho ông. Em cũng không quên mang tăm cho cả bố và mẹ.

- Cô chủ nhà tí hon ngoan quá! – Ông cười khích lệ.

Chỉ ra chơi mấy hôm, ông đã mang đến cho Vân biết bao điều thú vị. Vân cảm thấy mình ra dáng một cô chủ nhà tí hon, đúng như lời ông nói.

Thu Hằng

* Giải nghĩa từ khó:

Bẽn lẽn: có dáng điệu rụt rè, thiếu tự nhiên vì chưa quen.

a) Cùng tìm hiểu:

Câu 1: Ông nói gì khi Vân định nếm thử thức ăn?

Khi Vân định nếm thử đồ ăn, ông đã nheo mắt cười và nói “Mời cả nhà cùng ăn cơm nào!”

Câu 2: Ông đã giúp Vân biết thêm điều gì?

Ông đã giúp Vân biết rằng:

- Cần mời mọi người trong gia đình trước khi bắt đầu bữa ăn.

- Khi ăn cơm xong, cần lấy tăm cho mọi người trong gia đình.

Câu 3: Khi được ông gọi là cô chủ nhà tí hon, Vân cảm thấy thế nào? Vì sao?

Khi được ông gọi là cô chủ nhà tí hon, Vân cảm thấy mình thật quan trọng. Vân cũng biết mình cần phải tự làm mọi việc cho đúng với việc là một “cô chủ nhà tí hon”

Câu 4: Khi có khách, em sẽ làm gì để giống một người chủ nhà tí hon?

Khi có khách, để giống một người chủ nhà tí hon thì em cần:

- Chào hỏi khách

- Mời nước khách

- Trò chuyện cùng với khách (trong trường hợp cho phép)

- Chào tạm biệt khi khách ra về

b) Cùng sáng tạo

Cùng bạn đóng vai, nói và đáp lời chào của em khi đi học, khi về nhà:

a) Với người thân:

* Khi đi học:

- Con chào bố mẹ, con vào lớp đây ạ!

- Con chào bố mẹ!

- Con chào bố mẹ, bố mẹ đi đường cẩn thận nhé!

* Khi về nhà:

- Con chào bố mẹ, con đã về nhà rồi ạ!

- Con chào bố mẹ!

b) Với thầy cô

* Khi đi học

- Em chào cô!

- Em chào cô! Em đã tới lớp rồi ạ!

* Khi về nhà:

- Em chào cô!

- Em chào cô! Hẹn gặp cô ngày mai ạ!

- Em chào cô! Em về nhà đây ạ!

1.2.2. Viết

a) Viết chữ hoa G

- Cấu tạo: gồm nét cong trái và nét khuyết dưới.

- Cách viết:

+ Bước 1: Đặt bút trên ĐK dọc 2, dưới ĐK ngang 4 (phía trên), viết một nét cong trái nhỏ (lưng chạm ĐK dọc 1), lượn vòng lên chạm ĐK dọc 3 viết liền mạch nét cong trái lớn, dừng bút tại giao điểm của ĐK ngang 2 (phía trên) và ĐK dọc 3 (chỗ bắt đầu viết nét cong trái lớn phải ngang bằng với điểm đặt bút).

+ Bước 2: Không nhấc bút, viết tiếp nét khuyết dưới và dừng bút trước ĐK dọc 4, dưới ĐK ngang 2 (phía trên).

b) Viết ứng dụng Gọi dạ bảo vâng

Em viết lần lượt các từ trong câu ứng dụng theo thứ tự.

1.2.3. Luyện từ

Em quan sát bức tranh ở phần bài tập 3 SGK và tìm từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi người trong bức tranh.

- Bố - tỉa lá

- Mẹ - hái hoa

- Bà – bê rổ - ngoái đầu nhìn bé trai

- Ông – chăm sóc cây

- Bé gái – quan sát ông

- Bé trai – ngắm hoa và bướm

1.2.4. Luyện câu

Đặt và trả lời câu hỏi về hoạt động của 1 – 2 người có trong bức tranh ở bài tập 3

M: - Bố làm gì?

     - Bố tỉa lá cho cây.

Hỏi

Trả lời

Bố làm gì?

Bố tỉa lá cho cây.

Mẹ làm gì?

Mẹ hái hoa đậu biếc.

Bà làm gì?

Bà bê rổ cho mẹ hái hoa.

Bà ngoái đầu lại nhìn bé trai.

Ông làm gì?

Ông chăm sóc cây.

Bé gái làm gì?

Bé gái quan sát ông chăm cây.

Bé gái chăm sóc cây với ông.

Bé trai làm gì?

Bé trai ngắm hoa và bươm bướm.

Bé trai chỉ tay về hoa và bươm bướm.

Bài tập minh họa

Tưởng tượng mình là bạn nhỏ trong bài Cô chủ nhà tí hon, viết lời cảm ơn ông.

Ông ơi, cháu cảm ơn ông vì đã giúp cháu tự tin nhiều hơn. Nhờ có sự chỉ dạy và động viên của ông mà cháu đã tự tin và biết cách làm sao để trở thành một cô chủ tí hon ạ! Cháu hứa với ông cháu sẽ còn tự tin và cố gắng nhiều hơn nữa ạ!

Luyện tập

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát toàn bài Tập đọc.

+ Hiểu nội dung bài tập đọc đó là chúng ta cần phải biết ơn, kính trọng và hiếu thảo với ông bà, bố mẹ.

+ Biết được từ chỉ hoạt động

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF