Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 386401
Cho tập A gồm các số tự nhiên có 1 chữ số. Số các tập con của A gồm hai phần tử, trong đó có phần tử 0 là:
- A. 32
- B. 34
- C. 36
- D. 9
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 386404
Cho tập hợp A = {m; n; p; q}. Tập hợp A có bao nhiêu tập con?
- A. 15
- B. 16
- C. 17
- D. 18
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 386405
Hãy xác định tập hợp X thỏa mãn hai điều kiện: X ∪ {1; 2; 3} = {1; 2; 3; 4} và X ∩ {1; 2; 3; a} = {2; 3}.
- A. X = {2; 3}
- B. X = {1; 2; 3; 4}
- C. X = {2; 3; 4}
- D. X = {2; 3; 4; a}
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 386406
Biết mỗi học sinh lớp 10B đều chơi bóng đá hoặc bóng chuyền. Biết rằng có 25 bạn chơi bóng đá, 20 bạn chơi bóng chuyền và 10 bạn chơi cả hai môn. Hỏi lớp 10B có bao nhiêu học sinh?
- A. 35
- B. 30
- C. 25
- D. 20
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 386407
Cho tập hợp và A = { 1 ; 2 } và B = { 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 }. Có tất cả bao nhiêu tập X thỏa mãn: A ⊂ X ⊂ B?
- A. 6
- B. 5
- C. 8
- D. 7
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 386408
Cho A là tập hợp các ước nguyên dương của 24, B là tập hợp các ước nguyên dương của 18. Trong các khẳng định sau, khẳng định sai là:
- A. Tập hợp A có 8 phần tử.
- B. Tập hợp B có 6 phần tử.
- C. Tập (A ∪ B) có 14 phần tử.
- D. Tập hợp (B \ A) có 2 phần tử.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 386409
Cho hai tập hợp A = {1 ;2 ;3 ;7} , B = {2 ;4 ;6 ;7 ;8}. Khẳng định nào sau đây là đúng?
- A. A∪B={2;7}, A∩B={4;6;8}
- B. A∩B={2;7}, ,\B={1;3}
- C. A\B={1;3}, B\A={2;7}
- D. A\B={1;3}, A∪B={1;3;4;6;8}
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 386412
Cho A là tập hợp các ước của 6, B là tập hợp các ước của 12. Hãy chọn đáp án đúng?
- A. A∩B={4;12}
- B. A∪B={1;2;3;6}
- C. A ∩ B = ∅
- D. A ⊂ B
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 386415
Số phần tử của tập hợp sau: \(A=\left\{x \in \mathbb{R} \backslash\left(x^{2}+x\right)^{2}=x^{2}-2 x+1\right\}\) là:
- A. 0
- B. 3
- C. 2
- D. 1
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 386416
Cho tập hợp \(A = \left\{ {x \in Z:\frac{{2x}}{{{x^2} + 1}} \ge 1} \right\}\), B là tập hợp các giá trị nguyên của tham số b để phương trình x2 - 2bx + 4 = 0 vô nghiệm. Khẳng định nào sau đây đúng?
- A. A = ∅.
- B. A ⊂ B.
- C. B ⊂ A.
- D. B = ∅.