Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 402461
Nội dung nào sau đây là một trong những nhân tố chứng minh Sử học là môn khoa học liên ngành?
- A. Sử học nghiên cứu về toàn bộ đời sống của loài người trong quá khứ trên tất cả các lĩnh vực.
- B. Sử học do con người sáng tạo ra trên cơ sở nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng trong quá khứ.
- C. Sử học là ngành khoa học xã hội, gắn liền với đời sống hiện tại của con người.
- D. Sử học là ngành khoa học tự nhiên, gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 402462
Nội dung nào sau đây là mục đích của các nhà sử học khi vận dụng tri thức của các ngành khoa học khác để nghiên cứu lịch sử?
- A. Chứng minh tính xác thực của các nguồn tư liệu lịch sử.
- B. Hiểu đúng và ngày càng đầy đủ hơn về quá khứ của loài người.
- C. Chứng tỏ mối quan hệ giữa các ngành khoa học với đời sống.
- D. Chứng minh quan hệ giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 402463
Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn có mối quan hệ như thế nào?
- A. Chỉ Sử học tác động đến các ngành khoa học.
- B. Quan hệ gắn bó và tương tác hai chiều.
- C. Luôn tách rời và không có quan hệ với nhau.
- D. Quan hệ một chiều, không tác động qua lại.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 402464
Ngành nào sau đây là thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn?
- A. Vật lí học.
- B. Sinh học.
- C. Toán học.
- D. Văn học.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 402465
Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn?
- A. Luôn biệt lập và tách rời với các ngành khoa học xã hội và nhân văn.
- B. Cung cấp toàn diện kiến thức chuyên ngành của các ngành khoa học.
- C. Là nguồn cảm hứng đưa tới sự ra đời của các công trình khoa học.
- D. Là cơ sở dẫn tới sự ra đời của mọi ngành khoa học xã hội và nhân văn.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 402466
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của các ngành khoa học xã hội và nhân văn đối với Sử học?
- A. Giúp nhận thức lịch sử trở nên chính xác, đầy đủ và sâu sắc.
- B. Phục dựng lại quá trình hình thành và phát triển của Sử học.
- C. Là nguồn gốc của những nhận thức lịch sử của con người.
- D. Là nền tảng tiếp cận duy nhất khi tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 402467
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng mối liên hệ của Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn?
- A. Là chất liệu của các công trình khoa học xã hội và nhân văn.
- B. Là nguồn cảm hứng đưa đến sự ra đời của các công trình khoa học.
- C. Là tấm gương phản chiến giá trị của các công trình khoa học.
- D. Là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của các ngành khoa học xã hội.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 402468
Khi nghiên cứu lịch sử, nhà sử học sử dụng những tri thức, phương pháp nghiên cứu và thành tựu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn nhằm
- A. thay đổi hiện thực lịch sử theo nhận thức của con người.
- B. giúp nhận thức lịch sử trở nên chính xác, đầy đủ và sâu sắc
- C. chứng tỏ sự lệ thuộc của Sử học vào cách ngành khoa học khác.
- D. chứng minh sự phát triển độc lập của các ngành khoa học xã hội.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 402469
Những thông tin của các ngành khoa học xã hội và nhân văn hỗ trợ Sử học tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử một cách toàn diện, cụ thể và chính xác hơn vì những thông tin này
- A. luôn tách biệt với hoạt động của con người.
- B. góp phần dự đoán tương lai của loài người.
- C. phản ánh hiện thực cuộc sống trong quá khứ.
- D. là cơ sở duy nhất để nghiên cứu quá khứ.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 402470
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?
- A. Tái hiện toàn diện và đầy đủ lịch sử của từng ngành khoa học.
- B. Cung cấp mọi kiến thức chuyên sâu của các ngành khoa học.
- C. Là cơ sở dẫn tới mọi phát minh khoa học công nghệ hiện đại.
- D. Là thước đo giá trị của các phát minh khoa học và công nghệ.