Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 9541
Tình hình sản xuất nông nghiệp và đời sống của nông dân Trung Quốc dưới thời Đường như thế nào?
- A. Nông dân mất ruộng, sản xuất nông nghiệp sa sút
- B. Nông dân bị chiếm đoạt ruộng đất, sản xuất nông nghiệp trì trệ
- C. Nông dân được cấp ruộng, sản xuất nông nghiệp được mùa bội thu
- D. Nông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp phát triển
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 9542
Dưới triều đại nào Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á?
- A. Nhà Thanh
- B. Nhà Tần
- C. Nhà Minh
- D. Nhà Đường
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 9543
Vào khoảng thời gian nào chế độ phong kiến Trung Quốc được hình thành?
- A. Thế kỉ II TCN
- B. Thế kỉ I TCN
- C. Thế kỉ III TCN
- D. Thế kỉ IV TCN
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 9544
Ai đã lập ra triều đại phong kiến nhà Minh ở Trung Quốc?
- A. Lý Tự Thành
- B. Chu Nguyên Chương
- C. Lưu Bang
- D. Hốt Tất Liệt
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 9545
Lần đầu tiên pháp luật đã được áp dụng thống nhất trên lãnh thổ Trung Hoa dưới triều đại phong kiến nào?
- A. Nhà Minh
- B. Nhà Đường
- C. Nhà Tần
- D. Nhà Hán
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 9546
"Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung Phụ xử tử trung, tử bất trung bất hiếu" Đó là quan điểm của?
- A. Đạo giáo
- B. Nho giáo
- C. Phật giáo
- D. Thiên Chúa giáo
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 9547
Công cụ lao động bằng sắt ở Trung Quốc xuất hiện vào thời kì nào?
- A. Thời Tây Tấn
- B. Thời Tam Quốc
- C. Thời Đông Tấn
- D. Thời Xuân Thu - Chiến Quốc
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 9548
Công cụ lao động bằng sắt xuất hiện đã có ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế?
- A. Cả (1), (2), (3) đều đúng
- B. Năng suất lao động tăng (2)
- C. Mở rộng khai hoang vùng rừng núi (3)
- D. Diện tích gieo trồng được mở rộng (1)
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 9549
Dưới thời vua nào của nhà Hán, Nho giáo trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến?
- A. Thời Hán Ấn Đế (3)
- B. Cả (1), (2), (3) đều đúng
- C. Thời Hán Quang Vũ (2)
- D. Thời Hán Vũ Đế (1)
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 9550
Cuộc khởi nghĩa của Lý Tự Thành bùng nổ vào thời gian nào?
- A. Đầu thời nhà Minh
- B. Cuối thời nhà Tống
- C. Đầu thời nhà Thanh
- D. Cuối thời nhà Minh