Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 136982
Cho vào ống nghiệm 1 đến 2 ml dung dịch hidro sunfua, nhỏ tiếp từng giọt dung dịch SO2 vào ống nghiệm. Hiện tượng quan sát được là
- A. Có bọt khí thoát ra, dung dịch thu được trong suốt.
- B. Xuất hiện kết tủa màu trắng đục sau đó chuyển thành màu vàng nhạt.
-
C.
Xuất hiện kết tủa màu trắng đục, sau đó kết tủa tan, dung dịch trong suốt.
- D. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ, sau đó kết tủa tan, dung dịch trong suốt.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 136983
Cách pha loãng axit H2SO4 đặc nào sau đây an toàn nhất?
- A. Rót nhanh axit vào nước.
- B. Rót nhanh nước vào axit.
-
C.
Rót từ từ axit vào nước.
- D. Rót từ từ nước vào axit.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 136984
Rót vào cốc chứa đường saccarozơ khoảng 10 đến 15 ml dung dịch H2SO4 đặc. Hiện tượng quan sát được là
- A. đường tan trong axit tạo thành dung dịch trong suốt.
- B. đường bị hóa than màu nâu đỏ, trên bề mặt than có sủi bọt khí.
-
C.
đường tan trong axit tạo dung dịch có màu xanh.
- D. đường bị hóa than màu đen, trên bề mặt than có sủi bọt khí.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 136985
Cho vào ống nghiệm vài mảnh đồng nhỏ, cho tiếp dung dịch axit sunfuric đặc vào ống nghiệm. Đun nóng ống nghiệm trên ngon lửa đền cồn. Hiện tượng quan sát được là
- A. đồng tan cho dung dịch không màu, có bọt khí thoát ra không màu.
- B. đồng tan cho dung dịch không màu, có bọt khí thoát ra màu nâu đỏ.
-
C.
đồng tan cho dung dịch màu xanh, có bọt khí thoát ra không màu.
- D. đồng tan cho dung dịch không màu, có bọt khí thoát ra màu nâu đỏ.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 136986
Nguyên tố lưu huỳnh có số hiệu nguyên tử là 16. Vị trí của lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
- A. chu kì 3, nhóm VIA.
-
B.
chu kì 5, nhóm VIA.
- C. chu kì 3, nhóm IVA.
- D. chu kì 5, nhóm IVA.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 136987
Cho các phản ứng hóa học sau:
S + O2 to → SO2
S + 3F2 to → SF6
S + Hg → HgS
S + 6HNO3 (đặc) to → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
Trong các phản ứng trên, số phản ứng trong đó S thể hiện tính khử là
- A. 3
- B. 2
- C. 4
- D. 1
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 136988
Hơi thủy ngân rất dộc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thủy ngân rồi gom lại là
-
A.
vôi sống.
- B. Cát
-
C.
muối ăn.
- D. lưu huỳnh.
-
A.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 136989
Đun nóng 4,8 gam bột Mg với 9,6 gam bột lưu huỳnh (trong điều kiện không có không khí), thu được chất rắn X. Cho toàn bộ X vào lượng dư dung dịch HCl, thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
- A. 2,24
- B. 3,36
- C. 4,48
- D. 6,72
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 136990
Lưu huỳnh tác dụng với axit sunfuric đặc, nóng:
S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O
Trong phản ứng này, tỉ lệ nguyên tử lưu huỳnh bị khử và số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hoá là:
- A. 1 : 2
- B. 1 : 3
- C. 3 : 1
- D. 2 : 1
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 136991
Cấu hình electron ở trạng thái kích thích của S khi tạo SO2 là:
-
A.
1s22s22p63s23p4
-
B.
1s22s22p63s23p33d1
-
C.
1s22s22p63s23p23d2
-
D.
1s22s22p63s13p33d2
-
A.