Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 395859
Mối quan hệ giữa các thành phần trong lớp vỏ địa lí thường không có đặc điểm nào sau đây?
- A. Phụ thuộc và quy định lẫn nhau
- B. Xâm nhập và tác động lẫn nhau
- C. Tồn tại và phát triển độc lập với nhau
- D. Trao đổi vật chất và năng lượng với nhau
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 395861
Nhận định nào sau đây không đúng về vỏ địa lí?
- A. Một thành phần vỏ địa lí biến đổi kéo theo sự biến đổi tất cả các thành phần khác
- B. Lãnh thỗ nào cũng có nhiều thành phần địa lí ảnh hưởng qua lại, phụ thuộc nhau
- C. Lớp vỏ địa lí chỉ thay đổi khi tất cả các thành phần của vỏ địa lí có sự biển đổi
- D. Các thành phần của lớp vỏ địa lí đều chịu tác động của ngoại lực và nội lực
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 395862
Trước khi sử dụng bất cứ lãnh thổ nào vào mục đích kinh tế, cần phải nghiên cứu kĩ về yếu tố nào?
- A. Địa chất và địa hình
- B. Toàn bộ điều kiện địa lí
- C. Địa hình và khí hậu
- D. Nguồn nước và sinh vật
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 395864
Lớp vỏ địa lí là lớp vỏ như thế nào?
- A. Vỏ cảnh quan, ở đó có khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, sinh quyển
- B. Cảnh quan, ở đó có các lớp vỏ bộ phận, quan trọng nhất là sinh quyển
- C. Của Trái Đất, ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau của các quyển
- D. Của Trái Đất, ở đó có khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, sinh quyển
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 395865
Lớp vỏ địa lí được cấu tạo bởi các thành phần nào sau đây?
- A. Tầng trầm tích, tầng granit, tầng badan, lớp Manti
- B. Khí hậu, thực vật, động vật, địa hình, thổ nhưỡng
- C. Đất, đá, sinh vật, địa hình, khí hậu, cảnh quan
- D. Khí quyển, thủy quyển, thạch quyển, sinh quyển
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 395867
Nguyên nhân tạo nên quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là do tác động của yếu tố nào?
- A. Nội lực và con người
- B. Nội lực và ngoại lực
- C. Ngoại lực và vũ trụ
- D. Vũ trụ và con người
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 395868
Yếu tố nào sau đây là nguyên nhân cơ bản làm thay đổi lượng nước của sông ngòi?
- A. Hàm lượng phù sa tăng
- B. Lượng mưa tăng lên
- C. Độ dốc lòng sông
- D. Thực vật, hồ đầm
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 395869
Ở nước ta sinh quyển, thủy quyển và thổ nhưỡng quyển có sự tác động qua lại với nhau thể hiện ở đặc điểm nào sau đây?
- A. Vùng đồi núi, rừng bị phá hủy, vào mùa mưa dễ xảy ra hiện tượng xói mòn, sạt lở
- B. Bắc Trung Bộ chịu tác động mạnh của gió phơn do chủ yếu là đất cát, rừng phi lao
- C. Ở đồng bằng Bắc bộ có đất phù sa, mưa phùn mùa đông nên trồng được cây ôn đới
- D. Ven biển nhiều vịnh và đầm phá nên ban ngày gió đất, ban đêm gió biển hoạt động
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 395870
Biểu hiện về sự tác động của sinh quyển tới thủy quyển là gì?
- A. Diện tích rừng giảm làm mất nơi cư trú của nhiều loài động vật
- B. Lá cây bị phân hủy là nguồn cung cấp chất hữu cơ cho đất trồng
- C. Ở vùng ôn đới, băng tuyết tan đã cung cấp nước cho sông ngòi
- D. Rừng cây có vai trò giữ nước ngầm, hạn chế tình trạng khô hạn
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 395872
Những hiện tượng và quá trình tự nhiên xảy ra trong lớp vỏ địa lí đều do quy luật nào chi phối?
- A. Quy luật thống nhất chi phối
- B. Các quy luật tự nhiên chi phối
- C. Quy luật phi địa đới chi phối
- D. Quy luật địa đới chi phối