Câu hỏi (25 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 151539
Giá trị của tham số để đường thẳng \(y=mx+1\) song song với đường thẳng \(y=2x-3\) là
- A. \(m=-3.\)
- B. \(m=-1.\)
- C. \(m=1.\)
- D. \(m=2.\)
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 151540
Tổng hai nghiệm của phương trình \({{x}^{2}}-4x+3=0\) bằng
- A. -4
- B. 4
- C. 3
- D. -3
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 151542
Giá trị nào của x dưới đây là nghiệm của phương trình \({{x}^{2}}+x-2=0\)?
- A. x = 4.
- B. x = 3.
- C. x = 2.
- D. x = 1.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 151544
Đường thẳng \(y=4x-5\) có hệ số góc bằng
- A. -5
- B. 4
- C. -4
- D. 5
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 151551
Cho biết x = 1 là một nghiệm của phương trình \({{x}^{2}}+bx+c=0\). Khi đó ta có
- A. \(b+c=1.\)
- B. \(b+c=2.\)
- C. \(b+c=-1.\)
- D. \(b+c=0.\)
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 151553
Tất cả các giá trị của x để biểu thức \(\sqrt{x-3}\) có nghĩa là
- A. \(x\ge 3.\)
- B. \(x\le 3.\)
- C. \(x<3.\)
- D. \(x>3.\)
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 151555
Cho tam giác ABC có \(AB=3\,cm,\,\,AC=4\,cm,\,\,BC=5\,cm\). Phát biểu nào dưới đây đúng?
-
A.
Tam giác ABC vuông.
-
B.
Tam giác ABC đều.
- C. Tam giác ABC vuông cân.
- D. Tam giác ABC cân.
-
A.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 151557
Giá trị của tham số m để đường thẳng \(y=\left( 2m+1 \right)x+3\) đi qua điểm \(A\left( -1;0 \right)\) là
- A. \(m=-2.\)
- B. \(m=1.\)
- C. \(m=-1.\)
- D. \(m=2.\)
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 151558
Căn bậc hai số học của 144 là
- A. 13
- B. -12
- C. 12 và -12.
- D. 12
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 151559
Với \(x<2\) thì biểu thức \(\sqrt{{{(2-x)}^{2}}}+x-3\) có giá trị bằng
- A. -1
- B. \(2x-5.\)
- C. \(5-2x.\)
- D. 1
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 151560
Giá trị của biểu thức \(\frac{3+\sqrt{3}}{\sqrt{3}+1}\) bằng
- A. 3
- B. \(\frac{1}{\sqrt{3}}\cdot \)
- C. \(\frac{1}{3}\cdot \)
- D. \(\sqrt{3}.\)
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 151561
Hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x - y = 1}\\
{x + 2y = 7}
\end{array}} \right.\) có nghiệm là \(\left( {{x}_{0}};\,{{y}_{0}} \right)\). Giá trị của biểu thức \({{x}_{0}}+{{y}_{0}}\) bằng- A. 1
- B. -2
- C. 5
- D. 4
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 151563
Cho tam giác ABC vuông tại \(A\), có \(BC=4\,cm,\,\,AC=2\,cm\). Tính \(\sin \widehat{ABC}.\)
- A. \(\frac{\sqrt{3}}{2}\cdot \)
- B. \(\frac{1}{2}\cdot \)
- C. \(\frac{1}{3}\cdot \)
- D. \(\frac{\sqrt{3}}{3}\cdot \)
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 151564
Tam giác ABC cân tại B có \(\widehat{ABC}\,=\,{{120}^{o}},\,\,AB\,=\,12\,cm\) và nội tiếp đường tròn \(\left( O \right).\) Bán kính của đường tròn \(\left( O \right)\) bằng
- A. \(10\,cm.\)
- B. \(9\,cm.\)
- C. \(8\,cm.\)
- D. \(12\,cm.\)
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 151565
Biết rằng đường thẳng \(y=2x+3\) cắt parabol \(y={{x}^{2}}\) tại hai điểm. Tọa độ của các giao điểm là
-
A.
\(\left( 1;1 \right)\) và \(\left( -3;9 \right).\)
-
B.
\(\left( 1;1 \right)\) và \(\left( 3;9 \right).\)
- C. \(\left( -1;1 \right)\) và \(\left( 3;9 \right).\)
- D. \(\left( -1;1 \right)\) và \(\left( -3;9 \right).\)
-
A.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 151566
Cho hàm số \(y=f\left( x \right)=\left( 1+{{m}^{4}} \right)x+1\), với m là tham số. Khẳng định nào sau đây đúng?
- A. f(1) > f(2)
- B. f(4) < f(2)
- C. f(2) < f(3)
- D. f(-1) > f(0)
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 151567
Hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x + y = 3}\\
{mx - y = 3}
\end{array}} \right.\) có nghiệm \(\left( {{x}_{0}};\,{{y}_{0}} \right)\) thỏa mãn \({{x}_{0}}=2{{y}_{0}}\). Khi đó giá trị của \(m\) là- A. m=3.
- B. m=2.
- C. m=5.
- D. m=4.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 151568
Tìm tham số m để phương trình \({{x}^{2}}+x+m+1=0\) có hai nghiệm \({{x}_{1}},\,{{x}_{2}}\) thỏa mãn \({{x}_{1}}^{2}+{{x}_{2}}^{2}=5.\)
- A. m = -3.
- B. m = 1.
- C. m = 2
- D. m = 0.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 151569
Cho tam giác ABC vuông tại A, có \(AC=20\,cm.\) Đường tròn đường kính AB cắt BC tại M, (M không trùng với B), tiếp tuyến tại M của đường tròn đường kính AB cắt AC tại I. Độ dài đoạn AI bằng
- A. \(6\,cm.\)
- B. \(9\,cm\)
- C. \(10\,cm.\)
- D. \(12\,cm.\)
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 151570
Cho đường tròn \(\left( O;R \right)\) và dây cung AB thỏa mãn \(\widehat{AOB}\,=\,{{90}^{o}}.\) Độ dài cung nhỏ \(\overset\frown{AB}\) bằng
- A. \(\frac{\pi R}{2}\cdot \)
- B. \(\pi R.\)
- C. \(\frac{\pi R}{4}\cdot \)
- D. \(\frac{3\pi R}{2}\cdot \)
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 151572
a) Giải hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}
x - y = 2\\
3x + 2y = 11
\end{array} \right. \cdot \)b) Rút gọn biểu thức \(A=\left[ \frac{2\left( x-2\sqrt{x}+1 \right)}{x-4}-\frac{2\sqrt{x}-1}{\sqrt{x}+2} \right]:\frac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}-2}\) với \(x>0;\,\,x\ne 4\).
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 151577
Cho phương trình \({{x}^{2}}-\left( m+1 \right)x+m-4=0\,\,\left( 1 \right),\,\,m\) là tham số.
a) Giải phương trình (1) khi m = 1
b) Tìm giá trị của m để phương trình (1) có hai nghiệm x1, x2 thỏa mãn \(\left( x_{1}^{2}-m{{x}_{1}}+m \right)\left( x_{2}^{2}-m{{x}_{2}}+m \right)=2.\)
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 151580
Đầu năm học, Hội khuyến học của một tỉnh tặng cho trường A tổng số 245 quyển sách gồm sách Toán và sách Ngữ văn. Nhà trường đã dùng \(\frac{1}{2}\) số sách Toán và \(\frac{2}{3}\) số sách Ngữ văn đó để phát cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Biết rằng mỗi bạn nhận được một quyển sách Toán và một quyển sách Ngữ văn. Hỏi Hội khuyến học tỉnh đã tặng cho trường A mỗi loại sách bao nhiêu quyển?
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 151584
Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) đường kính AC (BA < BC). Trên đoạn thẳng OC lấy điểm I bất kỳ \(\left( I\ne C \right).\) Đường thẳng BI cắt đường tròn (O)tại điểm thứ hai là D. Kẻ CH vuông góc với BD \(\left( H\in BD \right),\) DK vuông góc với AC \(\left( K\in AC \right).\)
a) Chứng minh rằng tứ giác \(DHKC\) là tứ giác nội tiếp.
b) Cho độ dài đoạn thẳng \(AC\,\) là \(4\,cm\) và \(\widehat{ABD\,}=\,\,{{60}^{o}}\). Tính diện tích tam giác \(ACD.\)
c) Đường thẳng đi qua \(K\) song song với \(BC\) cắt đường thẳng \(BD\,\)tại \(E.\) Chứng minh rằng khi \(I\) thay đổi trên đoạn thẳng \(OC\)\(\left( I\ne C \right)\) thì điểm \(E\) luôn thuộc một đường tròn cố định.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 151585
Cho \(x,\,y\) là các số thực thỏa mãn điều kiện \({{x}^{2}}+{{y}^{2}}=1\). Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(P=\,\,\left( 3-x \right)\left( 3-y \right).\)