Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 281588
Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (chủ yếu là Việt Nam) vào thời điểm nào?
- A. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
- B. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- C. Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra ác liệt.
- D. Trước chiến tranh thế giới thứ nhất.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 281589
Vì sao cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son - Sài Gòn (8/1925) đánh dấu bước phát triển của phong trào công nhân Việt Nam?
- A. đấu tranh có tổ chức, bước đầu thể hiện tinh thần quốc tế vô sản
- B. có sự đoàn kết đấu tranh với nhân dân Trung Quốc
- C. đấu tranh có sự liên kết chặt chẽ với nông dân
- D. kết quả đấu tranh buộc Pháp phải tăng 20 % lương
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 281590
Lực lượng xã hội đông đảo nhất ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 – 1929) là
- A. giai cấp nông dân.
- B. giai cấp tư sản.
- C. giai cấp tiểu tư sản.
- D. giai cấp công nhân.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 281591
Sai lầm lớn nhất của Liên Xô trong quá trình thực hiện cải tổ đất nước là
- A. thực hiện kinh tế thị trường.
- B. thực hiện đa nguyên chính trị.
- C. thực hiện dân chủ hoá đời sống chính trị.
- D. thực hiện kinh tế bao cấp trong một thời gian dài.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 281592
Ý không phải là hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý đối với Tây Âu thời hậu kì trung đại ?
- A. Làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
- B. Thúc đẩy sự liên kết kinh tế khu vực ở các nước Á, Phi, Mĩ la tinh.
- C. Thúc đẩy quá trình tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
- D. Mở ra những con đường, vùng đất và dân tộc mới, thị trường thế giới được mở rộng…
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 281593
Một trong những mục đích chính của thực dân Pháp trong quá trình thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929) là
- A. bù đắp thiệt hại do chiến tranh thế giới I gây ra.
- B. đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng ở Đông Dương.
- C. đầu tư phát triển toàn diện nền kinh tế Đông Dương.
- D. hoàn thành việc bình định để thống trị Đông Dương.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 281594
Sự kiện nào dưới đây khẳng định Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin tưởng đi theo con đường cách mạng vô sản?
- A. Tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa.
- B. Tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.
- C. Bỏ phiếu tán thành Quốc tế cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
- D. Đọc bản Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 281595
Từ năm 1960 đến năm 1973 tình hình kinh tế Nhật Bản như thế nào?
- A. Phát triển xen lẫn suy thoái
- B. Cơ bản được phục hồi
- C. Phát triển thần kì
- D. Có bước phát triển nhanh
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 281596
Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, thực dân Pháp rất hạn chế phát triển công nghiệp nặng?
- A. Để phục vụ nhu cầu công nghiệp chính quốc.
- B. Do phải đầu tư vốn nhiều vào nông nghiệp.
- C. Nhằm thâu tóm quyền lực vào tay người Pháp.
- D. Để cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế Pháp.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 281597
Thỏa thuận nào sau đây của hội nghị Ianta (2/1945) đã tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam?
- A. thỏa thuận mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc Chủ nghĩa phát xít Đức và Nhật Bản.
- B. thỏa thuận thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- C. thỏa thuận về việc Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.
- D. các nước Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước Phương Tây.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 281598
Điểm giống nhau cơ bản trong chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ và của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là:
- A. Đều thực hiện chế độ cai trị trực tiếp, chia để trị, mua chuộc tầng lớp phong kiến
- B. Đều thực hiện chính sách giáo dục bắt buộc phục vụ cuộc khai thác
- C. Khơi sâu sự cách biệt về tôn giáo, đẳng cấp trong xã hội
- D. Thực hiện chế độ cai trị gián tiếp thông qua bộ máy chính quyền tay sai
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 281599
Việc “Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức” được kí kết (11-1972) có ý nghĩa như thế nào?
- A. Chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh ở châu Âu.
- B. Làm cho tình hình châu Âu bớt căng thẳng.
- C. Đánh dấu sự tái thống nhất của nước Đức.
- D. Chấm dứt sự đối đầu giữa hai phe ở châu Âu
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 281600
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX thất bại chủ yếu do
- A. thực dân Pháp được sự giúp đỡ của nhiều nước tư bản
- B. triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến
- C. triều đình nhà Nguyễn không phối hợp với nhân dân
- D. triều đình nhà Nguyễn không đứng lên kháng chiến
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 281601
Yếu tố khách quan thúc đẩy sự ra đời của tổ chức ASEAN là
- A. mong muốn duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
- B. các nước Đông Nam Á gặp khó khăn trong xây dựng và phát triển đất nước.
- C. nhu cầu phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á.
- D. những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 281602
Trong thời kì cận đại, cuộc cách mạng tư sản nào được coi là triệt để và điển hình nhất?
- A. Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII.
- B. Cách mạng tư sản Pháp 1789.
- C. Cách mạng Nga 1905-1907
- D. Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ cuối thế kỉ XVIII.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 281603
Việc mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra lâu dài và đầy trở ngại chủ yếu là do
- A. các nước thực hiện những chiến lược phát triển kinh tế khác nhau
- B. có nhiều khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia dân tộc
- C. nguyên tắc hoạt động của (ASEAN) không phù hợp với một số nước
- D. tác động của chiến tranh lạnh và cục diện hai cực hai phe
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 281604
Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai là
- A. Thúc đẩy các nước tư bản hòa hoãn với các nước xã hội chủ nghĩa
- B. Thúc đẩy Mỹ phải chấm dứt tình trạng chiến tranh lạnh với Liên Xô
- C. Góp phần hình thành các liên minh kinh tế quân sự khu vực
- D. Góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự thế giới hai cực Ian ta
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 281605
Mục tiêu lớn nhất của Nhật Bản muốn vươn đến từ năm 1991 đến năm 2000?
- A. Là một cường quốc về công nghệ, kinh tế.
- B. Là một cường quôc về quân sự và chính trị.
- C. Là một cường quốc về kinh tế và quân sự.
- D. Là cường quốc tế về kinh tế, chính trị.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 281606
Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc với cách mạng Việt Nam trong những năm 1919-1925 là:
- A. Tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam - con đường đi theo cách mạng vô sản
- B. Truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin về Việt Nam
- C. Thành lập “Hội Liên hiệp thuộc địa” ở Pari, sáng lập báo “Người cùng khổ”.
- D. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 281608
Trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, “mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Đến lượt mình, kĩ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất”. (Nguồn: Sách giáo khoa, Lịch sử 12, NXB. Giáo dục, trang 66) .Đoạn trích trên đã chứng tỏ:
- A. khoa học-kĩ thuật có mối quan hệ rất chặt chẽ.
- B. khoa học có vai trò quan trọng đối với đời sống.
- C. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
- D. khoa học là nguồn gốc của kĩ thuật.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 281609
Trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh để xây dựng sức mạnh thực sự các quôc gia trên
thế giới đều tập trung vào
- A. phát triển kinh tế
- B. hội nhập quốc tế
- C. phát triển quốc phòng
- D. ổn định chính trị
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 281610
Từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, một trong những hệ quả quan trọng nhất cuộc cách mạng khoa học công nghệ là:
- A. Tạo ra nhiều loại vũ khí huỷ diệt lớn
- B. Trên thế giới diễn ra xu thế toàn cầu hoá
- C. Tăng năng suất lao động, mức sống và chất lượng cuộc sống
- D. Gây ô nhiễm môi trường
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 281611
Điểm giống nhau giữa chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai là:
- A. Chỉ có nước tư bản chủ nghĩa tham chiến
- B. Qui mô của hai cuộc chiến tranh giống nhau
- C. Đều bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa các nước tư bản.
- D. Hậu quả chiến tranh nặng nề như nhau
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 281613
Những quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á tuyên bố độc lập vào năm 1945?
- A. Malaixia, Việt Nam, Campuchia.
- B. Inđônêxia, Mianma, Campuchia.
- C. Inđônêxia, Philippin, Lào.
- D. Inđônêxia, Việt Nam, Lào.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 281614
Nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945 do
- A. sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương
- B. thắng lợi của quân đồng minh với chủ nghĩa phát xít
- C. sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc
- D. nghệ thuật khởi nghĩa linh hoạt, sáng tạo
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 281615
Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào yêu nước dân chủ tư sản ở Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX là
- A. ào tạo và rèn luyện đội ngũ cán bộ cho phong trào yêu nước dân tộc dân chủ Việt Nam
- B. góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam, bồi đắp truyền thống yêu nước
- C. góp phần khảo sát và thử nghiệm một con đường cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản
- D. chứng tỏ sự bất lực của hệ thống tư tưởng dân chủ tư sản, độc lập dân tộc không gắn liền với con đường tư sản
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 281616
Kết quả cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á trong năm 1945 chứng tỏ
- A. Tầng lớp trung gian đóng vai trò nòng cốt
- B. Điều kiện chủ quan giữ vai trò quyết định
- C. Điều kiện khách quan giữ vai trò quyết định
- D. Lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 281617
Nguyên nhân quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là
- A. Hậu quả của cuộc khủng khoảng kinh tế 1929 – 1933
- B. mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phát triển gay gắt
- C. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo đấu tranh
- D. những tác đọng của tình hình thế giới
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 281618
Yếu tố nào giữ vai trò quyết định đến việc tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành?
- A. Do tinh thần yêu nước thương dân, ý chí đánh đuổi giặc Pháp của Nguyễn Tất Thành
- B. Những hoạt động cứu nước của các vị tiền bối diễn ra sôi nổi nhưng đều thất bại
- C. Phong trào cách mạng thế giới diễn ra mạnh mẽ cổ vũ cách mạng Việt Nam
- D. Do yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc cần tìm ra con đường cứu nước phù hợp
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 281619
Chủ trương thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam của Phan Bội Châu chịu ảnh hưởng trực tiếp từ
- A. Duy Tân Minh Trị (Nhật Bản)
- B. Cách mạng Nga 1905-1907
- C. Cải cách của vua Rama V (Xiêm)
- D. Cách mạng Tân Hợi (Trung Quốc)
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 281620
Các quốc gia nào sau đây được gọi là các “Con rồng Châu Á”?
- A. Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên và Hàn Quốc.
- B. Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản và Xingapo.
- C. Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông và Xingapo.
- D. Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và TriềuTiên
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 281622
Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 được tổ chức ở đâu?
- A. Việt Nam
- B. Trung Quốc
- C. In-đô-nê-xia
- D. Thái Lan
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 281624
Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu bằng sự kiện?
- A. Cuộc gặp không chính thức giữa Bu-sơ và Gooc-ba-chốp tại đảo Manta (12/1989)
- B. Định ước Henxinki năm 1975.
- C. Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT-1)
- D. Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM ) năm 1972.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 281625
Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 2 – 1951) là mốc đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng và là
- A. Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội
- B. Đại hội kháng chiến toàn dân
- C. Đại hội kháng chiến thắng lợi
- D. Đại hội xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 281626
Sự kiện đánh dấu sự tan vỡ mối quan hệ đồng minh chống phát xít giữa Mĩ và Liên Xô:
- A. Sự ra đời của khối NATO (4-9-1949)
- B. Sự ra đời của học thuyết “Tơruman” (3-1947)
- C. Sự phân chia đóng quân giữa Mĩ và Liên Xô tại hội nghị Ianta (2-1945)
- D. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949)
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 281627
Hành động nào sau đây thể hiện rõ nhất các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ?
- A. Thành lập nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức.
- B. Tham gia khối quân sự NATO.
- C. Nhận viện trợ của Mĩ.
- D. Trở lại xâm lược thuộc địa.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 281628
Câu nào sau đây không phải là tính chất của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 – 1954)?
- A. Là một cuộc chiến tranh nhân dân, chính nghĩa
- B. Là một cuộc chiến tranh yêu nước, bảo vệ Tổ quốc
- C. Là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
- D. Là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân điển hình
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 281629
Ý nào dưới đây không phải là yếu tố chủ quan đảm bảo cho khởi nghĩa Yên Thế tồn tại trong thời gian dài
- A. Nghĩa quân biết dựa và dân vừa chiến đấu vừa sản xuất
- B. Nghĩa quân biết khai thác tốt địa hình, địa vật để chiến đấu lâu dài
- C. Nghĩa quân biết vận dụng chiến lược hòa hoãn để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài
- D. Thực dân Pháp muốn chấm dứt xung đột để tiến hành khai thác thuộc địa ở Bắc Kì
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 281630
Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 là một phong trào
- A. có tính chất dân chủ
- B. chỉ mang tính dân tộc
- C. không mang tính cách mạng
- D. mang tính chất cải lương
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 281631
Kết quả cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á trong năm 1945 chứng tỏ
- A. lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định
- B. điều kiện khách quan giữ vai trò quyết định
- C. tầng lớp trung gian đóng vai trò nòng cốt
- D. điều kiện chủ quan giữ vai trò quyết định