Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 111201
Tìm tập hợp nghiệm của phương trình \(\sqrt {3 - x} = \sqrt {x + 2} + 1.\)
- A. {2}.
- B. {1; - 2}.
- C. {- 1; 2}.
- D. {- 1}.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 111202
Với m bằng bao nhiêu thì phương trình mx + m - 1 = 0 vô nghiệm?
- A. m = 0 và m = 1.
- B. m = 1.
- C. m = 0.
- D. m = - 1.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 111203
Phương trình \(\left| {x - 1} \right| = 2\) có ngiệm là :
- A. x = 1
- B. x = 3
- C. x = 3; x = - 1
- D. x = 2
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 111204
Khẳng định nào sau đây đúng?
- A. \(\overrightarrow {AA} + \overrightarrow {BB} = \overrightarrow {AB} .\)
- B. \(\overrightarrow {MP} + \overrightarrow {NM} = \overrightarrow {NP} .\)
- C. \(\overrightarrow {CA} + \overrightarrow {BA} = \overrightarrow {CB} .\)
- D. \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} = \overrightarrow {BC} .\)
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 111205
Hình vẽ bên là đồ thị của hàm số nào?
- A. y = x2 – 2x
- B. y = x2 – 2x + 1
- C. y = – x2 + 2x – 1
- D. y = – x2 + 2x;
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 111206
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho \(\vec a = \left( {5;2} \right),\vec b = \left( {10;6 - 2x} \right).\) Tìm x để \(\overrightarrow a \) và \(\overrightarrow b\) cùng phương?
- A. 1
- B. - 1
- C. 2
- D. - 2
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 111207
Cho hai lực \({{\rm{F}}_1} = {{\rm{F}}_{\rm{2}}} = 100{\mathop{\rm N}\nolimits} \), có điểm đặt tại O và tạo với nhau một góc 600. Cường độ lực tổng hợp của hai lực ấy bằng bao nhiêu ?
- A. \(100\sqrt 3 \)N
- B. \(50\sqrt 3 \)N
- C. \(100\sqrt 5 \)N
- D. \(50\sqrt 5 \)N
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 111208
Cho tập hợp \(B = \left\{ {1;3;m} \right\},C = \left\{ {x \in R\left| {\left( {{x^2} - 4x + 3} \right) = 0} \right.} \right\}\). Tìm m để \(C \subset B\).
- A. m = 1
- B. m = 3
- C. m = 0
- D. m = 4
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 111209
Cho ba điểm A,B,C phân biệt. Có thể xác định bao nhiêu vectơ (khác vectơ-không) mà có điểm đầu và điểm cuối là các đỉnh A, B, C ?
- A. 2
- B. 4
- C. 3
- D. 6
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 111210
Giao điểm của parabol (P): y = x2 – 3x + 2 với đường thẳng y = x – 1 là:
- A. (1; 0); (3; 2)
- B. (0; –1); (–2; –3)
- C. (–1; 2); (2; 1)
- D. (2;1); (0; –1).
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 111211
Cho \(\overrightarrow a = \left( {2; - 2} \right);\overrightarrow b = \left( {1;4} \right);\overrightarrow c = \left( {5;0} \right)\) thỏa mãn \(\overrightarrow c = h\overrightarrow a + k\overrightarrow b \). Tìm h, k.
- A. \(h = - 2;k = - 1.\)
- B. \(h = 2;k = 1.\)
- C. \(h = 1; k = 2.\)
- D. \(h = 3;k = - 2.\)
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 111212
Cho đồ thị hàm số \(y = a{x^2} + bx + c\) có đồ thị như hình vẽ bên dưới. Mệnh đề nào sau đây đúng?
- A. \(a > 0,\,b = 0,\,c > 0\)
- B. \(a > 0,\,b > 0,\,c > 0\)
- C. \(a > 0,\,b < 0,\,c > 0\)
- D. \(a < 0,\,b > 0,\,c > 0\)
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 111213
Bảng biến thiên của hàm số y = –2x2 + 4x + 1 là bảng nào sau đây ?
- A.
- B.
- C.
- D.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 111214
Với giá trị nào của a và b thì đồ thị hàm số y = ax + b đi qua các điểm A(–2; 1), B(1; –2) ?
- A. a = 2 và b = 1
- B. a = –1 và b = –1
- C. a = – 2 và b = –1
- D. a = 1 và b = 1
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 111215
Đường thẳng trong hình bên là đồ thị của một hàm số trong bốn hàm số được liệt kê ở bốn phương án A, B, C, D dưới đây. Hỏi hàm số đó là hàm số nào?
- A. \(y = 3 - 3x\)
- B. \(y = 3 - 2x\)
- C. \(y = - 5x + 3\)
- D. \(y = x + 3\)
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 111216
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho điểm \(M\left( {x;y} \right)\). Tìm tọa độ của các điểm M1 đối xứng với M qua trục hoành?
- A. \({M_1}\left( {x;y} \right)\)
- B. \({M_1}\left( {x;-y} \right)\)
- C. \({M_1}\left( {-x;y} \right)\)
- D. \({M_1}\left( {-x;-y} \right)\)
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 111217
Cho \(\Delta ABC\). Tìm điểm M thỏa \(\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} + 2\overrightarrow {MC} = \overrightarrow 0 \)
- A. M là đỉnh của hình bình hành MCAB
- B. M trùng với đỉnh C của \(\Delta ABC\)
- C. M là trọng tâm của tam giác ABC
- D. M là trung điểm cạnh IC, với I là trung điểm của cạnh AB
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 111218
Trong số 50 học sinh của lớp 10A có 15 bạn được xếp loại học lực giỏi, 25 bạn được xếp loại hạnh kiểm tốt, trong đó có 10 bạn vừa được học sinh giỏi vừa được hạnh kiểm tốt. Khi đó lớp 10A có bao nhiêu bạn được khen thưởng, biết rằng muốn được khen thưởng bạn đó phải có học lực giỏi hay hạnh kiểm tốt.
- A. 20
- B. 30
- C. 35
- D. 25
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 111219
Chọn khẳng định sai
- A. Nếu I là trung điểm đoạn AB thì \(\overrightarrow {AI} + \overrightarrow {IB} = \overrightarrow {AB} \).
- B. Nếu I là trung điểm đoạn AB thì \(\overrightarrow {IA} + \overrightarrow {BI} = \vec 0\).
- C. Nếu I là trung điểm đoạn AB thì \(\overrightarrow {AI} + \overrightarrow {BI} = \vec 0\).
- D. Nếu I là trung điểm đoạn AB thì \(\overrightarrow {IA} + \overrightarrow {IB} = \vec 0\).
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 111220
Tìm m để hàm số \(y = {x^2} - 2x + 2m + 3\) có giá trị nhỏ nhất trên đoạn [2;5] bẳng - 3.
- A. m = - 3
- B. m = - 9
- C. m = 1
- D. m = 0
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 111221
Hai phương trình được gọi là tương đương khi
- A. Có cùng tập xác định.
- B. Có số nghiệm bằng nhau.
- C. Có cùng dạng phương trình.
- D. Có cùng tập hợp nghiệm.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 111222
Dây truyền đỡ trên cầu treo có dạng Parabol ACB như hình vẽ. Đầu, cuối của dây được gắn vào các điểm A, B trên mỗi trục AA' và BB' với độ cao 30m. Chiều dài đoạn A'B' trên nền cầu bằng 200m. Độ cao ngắn nhất của dây truyền trên cầu là OC = 5cm. Gọi Q', P', H', O, I', J', K là các điểm chia đoạn A'B' thành các phần bằng nhau. Các thanh thẳng đứng nối nền cầu với đáy dây truyền: QQ', PP', HH', OC, II', JJ', KK' gọi là các dây cáp treo. Tính tổng độ dài của các dây cáp treo?
- A. 73,75m
- B. 78,75m
- C. Đáp án khác.
- D. 36,87m
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 111223
Cho hàm số \(y=x^2\) là
- A. hàm số chẵn
- B. hàm số vừa chẵn, vừa lẻ
- C. hàm số lẻ
- D. hàm số không chẵn, không lẻ
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 111224
Tập hợp D = \(( - \infty ;2] \cap ( - 6; + \infty )\) là tập nào sau đây?
- A. \(( - 4;9]\)
- B. \(( - \infty ; + \infty )\)
- C. \(( - 6;2]\)
- D. \(\left[ { - 6;2} \right]\)
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 111225
Mệnh phủ định của mệnh mệnh đề “\(\forall x \in R,{x^2} - x + 7 < 0\)” là:
- A. \(\exists x \in R,{x^2} - x + 7 > 0\)
- B. \(\exists x \in R,{x^2} - x + 7 \ge 0\)
- C. \(\forall x \in R,{x^2} - x + 7 \ge 0\)
- D. \(\exists x \in R,{x^2} - x + 7 < 0\)
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 111226
Trong các câu sau, câu nào không phải là mệnh đề?
- A. Hình thoi có hai đường chéo vuông góc với nhau.
- B. 8 là số chính phương.
- C. Buồn ngủ quá!
- D. Băng Cốc là thủ đô của Mianma.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 111227
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho \(A\left( {2; - 3} \right),B\left( {4;7} \right),C(1;5).\) Tìm tọa độ trọng tâm G của \(\Delta ABC\)
- A. (7;15)
- B. \(\left( {\frac{7}{3};5} \right).\)
- C. (7;9)
- D. \(\left( {\frac{7}{3};3} \right).\)
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 111228
Cho hai tập hợp \(A = \left\{ {1;2;4;6} \right\},B = \left\{ {1;2;3;4;5;6;7;8} \right\}\) khi đó tập \({C_B}A\) là?
- A. \(\left\{ {3;5;7;8} \right\}.\)
- B. \(\left\{ {4;6} \right\}.\)
- C. \(\left\{ {2;6;7;8} \right\}.\)
- D. \(\left\{ {1;2;4;6} \right\}.\)
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 111229
Chọn khẳng định đúng :
- A. Nếu G là trọng tâm tam giác ABC thì \(\overrightarrow {GA} + \overrightarrow {GB} + \overrightarrow {CG} = \vec 0\).
- B. Nếu G là trọng tâm tam giác ABC thì \(\overrightarrow {GA} + \overrightarrow {GB} + \overrightarrow {GC} = \vec 0\).
- C. Nếu G là trọng tâm tam giác ABC thì \(\overrightarrow {GA} + \overrightarrow {AG} + \overrightarrow {GC} = \vec 0\).
- D. Nếu G là trọng tâm tam giác ABC thì \(\overrightarrow {GA} + \overrightarrow {GB} + \overrightarrow {GC} = 0\).
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 111230
Vectơ \(\overrightarrow a = \left( { - 4;0} \right)\) được phân tích theo hai vectơ đơn vị như thế nào?
- A. \(\overrightarrow a = - 4\overrightarrow i + \overrightarrow j \)
- B. \(\overrightarrow a = - \overrightarrow i + 4\overrightarrow j \)
- C. \(\overrightarrow a = - 4\overrightarrow j \)
- D. \(\overrightarrow a = - 4\overrightarrow i \)
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 111231
Cho hai tập hợp \(A = \left\{ {x \in Z\left| {7{x^2} + 3x - 4 = 0} \right.} \right\},B = \left\{ {x \in N\left| {3x + 2 < \sqrt {15} } \right.} \right\}\) khi đó
- A. \(A \cap B = \left\{ {1;0} \right\}.\)
- B. \(A \cap B = \left\{ { - 1;\frac{4}{7}} \right\}.\)
- C. \(A \cap B = \left\{ 1 \right\}.\)
- D. \(A \cap B = \emptyset \)
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 111232
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho \(A\left( {2; - 3} \right),B\left( {4;7} \right).\) Tìm tọa độ trung điểm I của đoạn thẳng AB.
- A. (3;2)
- B. (2;10)
- C. (6;4)
- D. (8; - 21)
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 111233
Cho hàm số y = 2x + 1, điểm nào sau đây thuộc đồ thị hàm số?
- A. ( 1;0)
- B. (-3;5)
- C. (-2;-3)
- D. (-1;1)
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 111234
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho \(A\left( { - 1;1} \right),B\left( {1;3} \right),C(5;2).\) Tìm tọa độ điểm D sao cho ABCD là hình bình hành.
- A. (3;0)
- B. (5;0)
- C. (7;0)
- D. (5; - 21)
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 111235
Tìm tập xác định D của hàm số \(y = \frac{{x + 1}}{{\left( {x - 3} \right)\sqrt {2x - 1} }}.\)
- A. \({\rm{D}} = \left( { - \frac{1}{2}; + \infty } \right)\backslash \left\{ 3 \right\}.\)
- B. D = R
- C. \({\rm{D}} = \left( {\frac{1}{2}; + \infty } \right)\backslash \left\{ 3 \right\}.\)
- D. \({\rm{D}} = \left[ {\frac{1}{2}; + \infty } \right)\backslash \left\{ 3 \right\}.\)
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 111236
Cho hai tập hợp \(A = \left\{ {a;b;c;e} \right\},B = \left\{ { - 2;c;e;f} \right\}\) khi đó tập \(A \cup B\).
- A. \(A \cup B = \left\{ {a;b;c;e;f} \right\}.\)
- B. \(A \cap B = \left\{ {a; - 2} \right\}.\)
- C. \(A \cup B = \left\{ {c;e} \right\}.\)
- D. \(A \cup B = \left\{ { - 2;a;b;c;e;f} \right\}.\)
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 111237
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho \(A\left( {3;3} \right),B\left( { - 1; - 9} \right),C(5; - 1).\) Gọi I là trung điểm của AB.Tìm tọa độ điểm M sao cho \(\overrightarrow {AM} = - \frac{1}{2}\overrightarrow {CI} .\)
- A. (5;4)
- B. (1;2)
- C. (- 6; - 1)
- D. (2;1)
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 111238
Cho parabol (P) có phương trình \(y = - {x^2} - 2x + 4\). Tìm tọa độ đỉnh I của parabol.
- A. I(- 2;4)
- B. I(- 1;1)
- C. I(- 1;5)
- D. I(1;1)
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 111239
Cho hàm số \(y = ax + b\,\,\,\left( {a \ne 0} \right)\). Mệnh đề nào sau đây là đúng ?
- A. Hàm số đồng biến khi \(x < - \frac{b}{a}\)
- B. Hàm số đồng biến khi \(x > - \frac{b}{a}\)
- C. Hàm số đồng biến khi \(a < 0\)
- D. Hàm số đồng biến khi \(a>0\)
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 111240
Biết đồ thị của hàm số y = ax + b qua hai điểm A(0;- 3) và B(- 1;- 5). Thì a và b bằng bao nhiêu?
- A. a = 2; b = - 3
- B. a = - 2; b = 3
- C. a = 2; b = 3
- D. a = 1; b = - 4