Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 134888
Chọn câu sai trong các câu sau:
- A. Vật chuyển động được là do có lực tác dụng vào vật
- B. Vật bị biến dạng là do có lực tác dụng vào vật
- C. Vật thay đổi vận tốc là do có lực tác dụng vào vật
- D. Vật đứng yên là do hợp lực tác dụng vào vật bằng không
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 134890
Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực có độ lớn lần lượt là F1=6 N và F2=8 N, góc hợp bởi hướng hai lực trên là 900. Hợp lực của hai lực trên có độ lớn là :
- A. 10 N
-
B.
2 N
- C. 14 N
- D. 100 N
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 134891
Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực cùng chiều có độ lớn lần lượt là F1=3 N và F2=4 N. Hợp lực của hai lực trên có độ lớn là
-
A.
7 N
- B. 1 N
- C. 5 N
- D. 3,5 N
-
A.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 134892
Nếu không có lực nào tác dụng vào vật hoặc các lực tác dụng vào vật có hợp lực bằng không thì
- A. Vật sẽ tiếp tục đứng yên nếu đang đứng yên
- B. vật sẽ chuyển động chậm dần nếu đang chuyển động
- C. Vật sẽ chuyển động tròn đều
- D. Vật sẽ chuyển động thẳng biến đổi đều
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 134893
Một vật có khối lượng 10 kg đặt trên mặt sàn nằm ngang. Tác dụng vào vật một lực kéo F=20 N theo phương ngang làm vật trượt thẳng đều trên mặt sàn. Cho g=10 m/s2. Lực ma sát trượt giữa vật và mặt sàn có độ lớn là:
-
A.
20 N
- B. 100 N
- C. 120 N
- D. 80 N
-
A.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 134894
Hai lực cân bằng không thể có…
- A. cùng giá.
- B. cùng hướng.
- C. cùng phương.
- D. cùng độ lớn.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 134895
Các công thức liên hệ giữa tốc độ góc w với chu kỳ T và giữa tốc độ góc w với tần số f trong chuyển động tròn đều là? Chọn đáp án đúng.
- A. \(\omega = 2\pi .{T^{}};\omega = 2\pi .f\)
- B. \(\omega = \frac{{2\pi }}{T};\omega = 2\pi .f\)
- C. \(\omega = \frac{{2\pi }}{T};\omega = \frac{{2\pi }}{f}\)
- D. \(\omega = 2\pi .T{;^{}}\omega = \frac{{2\pi }}{f}\)
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 134896
Chọn đáp án đúng.Trọng tâm của vật là điểm đặt của...
- A. trọng lực tác dụng vào vật.
- B. lực hướng tâm tác dụng vào vật.
- C. lực đàn hồi tác dụng vào vật.
- D. lực từ trường Trái Đất tác dụng vào vật.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 134897
Biểu thức mômen của lực đối với một trục quay là?
- A. \(M = \frac{F}{d}\)
- B. \(M = Fd\)
- C. \(\frac{{{F_1}}}{{{d_1}}} = \frac{{{F_2}}}{{{d_2}}}\)
- D. \({F_1}{d_1} = {F_2}{d_2}\)
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 134899
Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào đúng? Chuyển động cơ là…
- A. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian
- B. sự thay đổi hướng của vật này so với vật khác theo thời gian.
- C. sự thay đổi chiều của vật này so với vật khác theo thời gian.
- D. sự thay đổi phương của vật này so với vật khác theo thời gian
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 134900
Chọn đáp án đúng. Công thức định luật II Niutơn?
- A. \(\vec F = ma\)
- B. \(\vec F = - m\vec a\)
- C. \(F = m\vec a\)
- D. \(\vec F = m\vec a\)
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 134902
Chọn đáp án sai?
- A. Trong chuyển động thẳng đều vận tốc được xác định bằng công thức: \(v = {v_0} + at\) .
- B. Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều là: x = x0 +vt.
- C. Trong chuyển động thẳng đều tốc độ trung bình trên mọi quãng đường là như nhau.
- D. Quãng đường đi được của chuyển động thẳng đều được tính bằng công thức:s =v.t
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 134903
Công thức tính thời gian chuyển động của vật ném ngang là? Chọn đáp án đúng.
- A. \(t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)
- B. \(t = \sqrt {\frac{{h}}{g}} \)
- C. \(t = \sqrt {2h} \)
- D. \(t = \sqrt {2g} \)
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 134904
Chọn đáp án đúng.Tại sao trạng thái đứng yên hay chuyển động của một vật có tính tương đối?
- A. Vì trạng thái của vật được quan sát ở các thời điểm khác nhau
- B. Vì trạng thái của vật được xác định bởi những người quan sát khác nhau bên lề đường.
- C. Vì trạng thái của vật được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau.
- D. Vì trạng thái của vật không ổn định: lúc đứng yên, lúc chuyển động.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 134906
Ở những đoạn đường vòng, mặt đường được nâng lên một bên. Việc làm này nhằm mục đích…
- A. tạo lực hướng tâm nhờ phản lực của đường.
- B. tăng lực ma sát.
- C. giới hạn vận tốc của xe.
- D. giảm lực ma sát.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 134907
Một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc v. Chọn trục toạ độ ox có phương trùng với phương chuyển động, chiều dương là chiều chuyển động, gốc toạ độ O cách vị trí vật xuất phát một khoảng OA = x0 . Phương trình chuyển động của vật là? Chọn đáp án đúng.
- A. x = x0 +vt.
- B. \(x = {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\)
- C. \(x = {x_0} + {v_0}t - \frac{1}{2}a{t^2}\)
- D. \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\)
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 134908
Trường hợp nào sau đây có thể coi chiếc máy bay là một chất điểm. Chọn đáp án đúng?
- A. Chiếc máy bay đang chạy trên đường băng.
- B. Chiếc máy bay đang đi vào nhà ga.
- C. Chiếc máy đang bay từ Hà Nội - Tp Hồ Chí Minh.
- D. Chiếc máy bay trong quá trình hạ cánh xuống sân bay.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 134910
Công thức quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều là. Chọn đáp án đúng?
- A. x = x0 +v0t +at2/2. (a và v0 trái dấu ).
- B. x= x0 + v0t + at2/2. ( a và v0 cùng dấu ).
- C. s = v0t + at2/2 (a và v0 cùng dấu).
- D. s = v0t + at2/2 (a và v0 trái dầu).
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 134911
Có hai lò x. Lò xo 1 dãn ra 6cm khi chịu tác dụng của lực 3000N và lò xo 2 dãn ra 2cm khi lực tác dụng là 1000N. Chọn kết luận đúng?
- A. Lò xo 1 ít cứng hơn lò xo 2.
- B. Hai lò xo cùng độ cứng.
- C. Lò xo 1 cứng hơn lò xo 2.
- D. Không so sáng được độ cứng của hai lò xo vì chưa biết chiều dài.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 134912
Hai vật ở cùng một độ cao, vật I được ném ngang với vận tốc đầu \(\overrightarrow {{v_0}} \) , cùng lúc đó vật II được thả rơi tự do không vận tốc đầu. Bỏ qua sức cản không khí. Kết luận nào đúng?
- A. Vật I chạm đất trước vật II.
- B. Vật I chạm đất sau vật II.
- C. Thời gian rơi phụ thuộc vào khối lượng của mội vật.
- D. Vật I chạm đất cùng một lúc với vật II.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 134914
Mômen lực của một lực đối với trục quay là bao nhiêu nếu độ lớn của lực là 5,5 N và cánh tay đòn là 2 mét? Chọn đáp án đúng.
- A. 11Nm.
- B. 11N.
- C. 10 Nm.
- D. 10 N.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 134916
Chọn câu đúng. Lực hấp dẫn do một hòn đá ở trên mặt đất tác dụng vào Trái Đất thì có độ lớn...
- A. bằng trọng lượng của hòn đá.
- B. nhỏ hơn trọng lượng của hòn đá.
- C. lớn hơn trọng lượng của hòn đá.
- D. bằng 0.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 134917
Chọn đáp án đúng. Khi một xe buýt tăng tốc đột ngột thì các hành khách sẽ…
- A. ngả người về phía sau.
- B. dừng lại ngay.
- C. chúi người về phía trước.
- D. ngả người sang bên cạnh
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 134918
Trong chuyển động tròn đều khi vận tốc góc tăng lên 2 lần thì…
- A. vận tốc dài tăng 4 lần.
- B. gia tốc tăng lên 4 lần.
- C. vận tốc dài giảm đi 2 lần.
- D. gia tốc tăng lên 2 lần.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 134920
Chọn đáp án đúng. Một vật đang quay quanh một trục với tốc độ góc w = 6,28 rad/s( Bỏ qua ma sát). Nếu mômen lực tác dụng lên nó mất đi thì...
-
A.
vật đổi chiều quay.
- B. vật quay đều với tốc độ góc w = 6,28 rad/s.
- C. vật quay chậm dần rồi dừng lại.
- D. vật dừng lại ngay.
-
A.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 134921
Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của 3 lực 6N, 8N và 10N. Hỏi góc giữa hai lực 6N và 8N bằng bao nhiêu? Chọn đáp án đúng.
-
A.
600
- B. 900
- C. 450
- D. 300
-
A.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 134922
Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và ô tô chuyển động nhanh dần đều. Sau 20s, ô tô đạt vận tốc 14 m/s. Gia tốc a và vận tốc v của ô tô sau 40s kể từ lúc bắt đầu tăng ga là? Chọn đáp án đúng.
-
A.
a =1,4 m/s2, v = 66m/s.
- B. a = 0,2 m/s2; v = 18 m/s.
- C. a =0,2 m/s2 , v = 8m/s.
- D. a = 0,7 m/s2; v = 38 m.s.
-
A.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 134923
Một vật ở trên mặt đất có trọng lượng 9N. Khi ở một điểm cách tâm Trái Đất 3R (R là bán kính Trái Đất) thì nó có trọng lượng bằng bao nhiêu? Chọn đáp án đúng.
- A. 3N
- B. 27N
- C. 81N
- D. 1N
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 134924
Phương trình chuyển động thẳng đều của một chất điểm có dạng: x = 4t - 10 (x: km, t: h). Quãng đường đi được của chất điểm sau 2h là? Chọn đáp án đúng.
- A. 8 km.
- B. 4,5 km.
- C. 6 km.
- D. 2 km.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 134925
Một khúc gỗ có khối lượng 200g chuyển động trượt thẳng đều thì số chỉ lực kế là 0,5N trên mặt bàn nằm ngang. Tính hệ số ma sát trượt. Lấy g=10m/s2? Chọn đáp án đúng.
-
A.
0,5
- B. 0,1
- C. 0,25
- D. 0,2
-
A.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 134926
Quả bóng có khối lượng 200g bay đập vuông góc vào tường với vận tốc 10m/s rồi bật ngược trở lại theo phương cũ với vận tốc 5m/s,thời gian va chạm là 0,1 s.Lực mà tường tác dụng vào bóng có độ lớn? Chọn đáp án đúng.
- A. 3N.
- B. 10N
- C. 5N
- D. 30N
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 134927
Hai xe chạy ngược chiều đến gặp nhau, cùng khởi hành một lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 120km. Vận tốc của xe đi từ A là 40km/h, của xe đi từ B là 20km/h. Vị trí hai xe gặp nhau là? Chọn đáp án đúng.
- A. Cách A 80km và cách B 200km
- B. Cách A 60km và cách B 60km
- C. Cách A 240km và cách B 120km
- D. Cách A 80km và cách B 40km
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 134928
Một lo xo có chiều dài tự nhiên 20 cm. Khi bị kéo, lo xo dài 24cm và lực đàn hồi của nó bằng 5N. Khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10N, thì chiều dài của nó bằng? Chọn đáp án đúng.
- A. 22 cm.
- B. 40cm.
- C. 48cm.
- D. 28cm.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 134929
Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 20 N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 30cm. Mômen của ngẫu lực là? Chọn đáp án đúng.
- A. 60 N.m
- B. 600 N.m
- C. 0,6 N.m
- D. 6 N.m
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 134930
Một chất điểm chuyển động tròn đều với chu kì 4s. Tốc độ góc của chất điểm có giá trị nào sau đây? Chọn đáp án đúng.
- A. 3,14 rad/s
- B. 12,56 rad/s.
- C. 1,57 rad/s.
- D. 6,28 m/s.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 134966
Trường hợp nào sau đây không thể coi vật chuyển động như một chất điểm:
- A. Trái Đất chuyển động quay quanh Mặt Trời
- B. Trái Đất tự quay quanh trục của nó
- C. Hòn đá nhỏ rơi từ tầng 6 của một tòa nhà cao tầng
- D. Giọt nước mưa lúc đang rơi
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 134967
Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = 5 + 60t (x: km, t đo bằng giờ). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu ?
- A. Từ điểm O, với vận tốc 60 km/h.
- B. Từ điểm M, cách O là 5 km, với vận tốc 5 km/h.
- C. Từ điểm O, với vận tốc 5km/h.
- D. Từ điểm M, cách O là 5 km, với vận tốc 60 km/h.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 134968
Chuyển động nào dưới đây không thể coi là chuyển động rơi tự do?
- A. Một viên đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống mặt đất.
- B. Một cái lông chim rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không.
- C. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất.
- D. Một viên bi chì rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 134969
Hãy chỉ ra câu sai? Chuyển động tròn đều là chuyển động có các đặc điểm:
- A. Quỹ đạo là đường tròn.
- B. Tốc độ dài không đổi.
- C. Tốc độ góc không đổi.
- D. Vectơ gia tốc không đổi.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 134970
Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niutơn:
- A. Tác dụng vào cùng một vật.
- B. Tác dụng vào hai vật khác nhau.
- C. Không cần phải bằng nhau về độ lớn.
- D. Phải bằng nhau về độ lớn nhưng không cần phải cùng giá.