YOMEDIA

Đề thi Học kì 1 môn Công Nghệ 10 năm học 2019-2020 trường THPT Nguyễn Tất Thành

45 phút 30 câu 57 lượt thi
ADSENSE

Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):

 

  • Câu 1: Mã câu hỏi: 138207

    Một trong những phương hướng và nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp nước ta hiện nay là:

    • A. Xây dựng cơ sở bảo quản, chế biến sau thu hoạch.     
    • B. Xây dựng nền nông nghiệp sinh thái.
    • C. Tăng cường sản xuất lương thực để xuất khẩu.     
    • D. Mở rộng khu chăn nuôi, trồng trọt.
  • Câu 2: Mã câu hỏi: 138208

    Mục đích của công tác khảo nghiệm giống cây trồng là:

    • A. Nhằm đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng và hệ thống luân canh
    • B. Nhằm xác định hệ thống luân canh phù hợp với cây trồng.
    • C. Nhằm đưa giống mới ra sản xuất đại trà.
    • D. Nhằm cung cấp hệ thống giống mới kịp mùa vụ.
  •  
  • Câu 3: Mã câu hỏi: 138209

    Một trong những mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng là:

    • A. Đưa giống mới vào sản suất đại trà không qua khảo nghiệm.
    • B. Cung cấp thông tin về hướng sử dụng giống mới được công nhận.
    • C. Đưa giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất.
    • D. Nhằm sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng
  • Câu 4: Mã câu hỏi: 138210

    Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào là:

    • A. Sự phân hóa tế bào
    • B. Sự phản phân hóa tế bào      
    • C. Tính toàn năng của tế bào 
    • D. Khả năng sinh sản vô tính của tế bào thực vật.
  • Câu 5: Mã câu hỏi: 138211

    Keo đất âm có đặc điểm:

    • A. Lớp ion quyết định điện mang điện tích dương, lớp ion bù mang điện tích dương.
    • B. Lớp ion quyết định điện mang điện tích âm, lớp ion bù mang điện tích dương.
    • C. Lớp ion quyết định điện mang điện tích dương, lớp ion bù mang điện tích âm.
    • D. Lớp ion quyết định điện mang điện tích âm, lớp ion bù mang điện tích âm.
  • Câu 6: Mã câu hỏi: 138212

    Một trong những nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu là.

    • A. Do lớp đất mặt có thành phần cơ giới nhẹ.
    • B. Do đất nghèo dinh dưỡng, nghèo mùn.
    • C. Do nước mưa rơi vào đất phá vỡ kết cấu đất.
    • D. Do trồng lúa lâu đời và tập quán canh tác lạc hậu.
  • Câu 7: Mã câu hỏi: 138213

    Một trong những đặc điểm của phân hóa học là:

    • A. Bón nhiều , bón liên tục trong nhiều năm làm cho đất hóa chua.
    • B. Có thành phần và tỉ lệ chất dinh dưỡng không ổn định.
    • C. Có thời hạn sử dụng ngắn.
    • D. Thường dùng để bón thúc là chính.
  • Câu 8: Mã câu hỏi: 138214

    Phân vi sinh vật cố định đạm được dùng để:

    • A. Bón lót      
    • B. Bón thúc    
    • C. Tầm vào hạt giống trước khi gieo  
    • D. Phun qua lá.
  • Câu 9: Mã câu hỏi: 138215

    Đất có phản ứng chua thì:

    • A. [H+ ] = [OH- ] . 
    • B. [H+ ] > [OH- ] .  
    • C.  [H+ ] < [OH- ] .  
    • D. Muối Na2CO3 thủy phân tạo NaOH. 
  • Câu 10: Mã câu hỏi: 138216

    Cần phải khảo nghiệm giống cây trồng trước khi đưa vào sản suất đại trà, vì:

    • A. Nếu không qua khảo nghiệm thì có nguy cơ mất trắng do giống mới không phù hợp với điều kiện địa phương.
    • B. Nếu khảo nghiệm sẽ giúp chúng ta xác định được năng suất của giống mới so với giống cũ.
    • C. Để sản xuất đại trà cần tiến hành các thí nghiệm so sánh giống, kiểm tra kĩ thuật và sản xuất quảng cáo. 
    • D. Khảo nghiệm giống sẽ  tạo ra được số lượng giống mới nhiều, đủ cung cấp cho sản xuất đại trà.
  • Câu 11: Mã câu hỏi: 138217

    Khâu khác biệt cơ bản trong sản xuất hạt giống theo sơ đồ duy trì và sơ đồ phục tráng ở cây tự thụ phấn là:

    • A. Nhân hạt giống nguyên chủng từ giống siêu nguyên chủng.        
    • B. Sản xuất hạt giống xác nhận.        
    • C.  Sản xuất hạt siêu nguyên chủng
    • D. Không tuân theo hệ thống sản xuất giống cây trồng. 
  • Câu 12: Mã câu hỏi: 138218

    Quy trình công nghệ nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào gồm các bước:

           1. Khử trùng        2. Chọn vật liệu nuôi cấy         3. tạo rễ                     4. Tạo chồi     

           5. trồng cây trong vườn ươm         6. cấy cây vào môi trường thích ứng    

    Thứ tự đúng là:   

    • A. 1→ 2→  3 →  4 → 5 → 6.    
    • B. 2→  1→  4 → 3 → 6 → 5.    
    • C. 2→ 1→  3 →  4 → 6 → 5.        
    • D. 1→  2→ 4→  3 → 5 → 6. 
  • Câu 13: Mã câu hỏi: 138219

    Yếu tố quyết định độ phì nhiêu của đất là:

    • A. Chất hữu cơ    
    • B. Chất hóa học   
    • C. Nước, chất dinh dưỡng  
    • D. Chất khoáng
  • Câu 14: Mã câu hỏi: 138220

    Tác dụng của biện pháp luân canh cây trồng để cải tạo đất xám bạc màu là:

    • A. Tăng độ phì nhiêu cho đất nhờ hoạt động của vi sinh vật cố định đạm.
    • B. Cung cấp dinh dưỡng cho cây lương thực mà không cần phải bón phân.
    • C. Tạo phân hữu cơ có chứa vi sinh vật cố định đạm.
    • D. Thu hoạch cây trồng đúng mùa vụ, cho năng suất cao.
  • Câu 15: Mã câu hỏi: 138221

    Phân đạm, kali dùng để bón lót với lượng nhỏ, vì:

    • A. Do có hiệu quả nhanh nên bón lót thường không có tác dụng lâu dài.         
    • B. Do dễ hòa tan nên dễ bị rửa trôi.
    • C. Do có tỉ lệ chất dinh dưỡng cao nên bón lot nhiều tạo môi trường ưu trương làm chết cây và làm chua đất.
    • D. Do bón thúc cho năng suất cây trồng cao hơn.
  • Câu 16: Mã câu hỏi: 138222

    Trong thành phần của phân vi sinh vật cố định đạm và chuyển hóa lân đều có chứa:

    • A. Than bùn, các nguyên tố khoáng và vi lượng    
    • B. Vi sinh vật nốt sần họ đậu
    • C. Vi sinh vật chuyển hóa lân.    
    • D. Bột phốt phorit  hoặc apatit
  • Câu 17: Mã câu hỏi: 138872

    Trong hệ thống sản xuất giống cây trồng, mục đích tạo ra hạt giống xác nhận là:  

    • A. Do hạt nguyên chủng tạo ra       
    • B. Do hạt siêu nguyên chủng tạo ra
    • C. Để nhân ra một số lượng hạt giống        
    • D. Để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà
  • Câu 18: Mã câu hỏi: 138873

    Quy trình sản xuất giống cây trồng nông nghiệp được dựa vào các . . . . .của cây trồng. 

    • A. Đặc điểm hình thái.     
    • B. Đặc điểm sinh lí.    
    • C. Phương thức sinh sản.       
    • D. Phương thức dinh dưỡng.
  • Câu 19: Mã câu hỏi: 138874

    Sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo vì sao phải chọn ruộng cách li?   

    • A. Khi thụ phấn sẽ bị tạp giao.    
    • B. Để đạt chất lượng tốt      
    • C. Hạt giống là SNC       
    • D. hạt giống là hạt bị thoái hóa
  • Câu 20: Mã câu hỏi: 138875

    Quy trình sản xuất giống ở cây tự thụ phấn được tiến hành như sau 

    • A. Từ hạt tác giả → hạt siêu nguyên chủng→ hạt nguyên chủng →  hạt xác nhận 
    • B. Giống thoái hóa → hạt siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng  →   hạt xác nhận
    • C. Giống nhập nội → hạt siêu nguyên chủng  →  hạt nguyên chủng → hạt xác nhận 
    • D. Hạt giống siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng →   hạt xác nhận
  • Câu 21: Mã câu hỏi: 138876

    Sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn theo sơ đồ duy trì nào? 

    • A. Hạt SNC, hạt tác giả → đánh giá dòng → nhân giống nguyên chủng → nhân giống xác nhận. 
    • B. Hạt SNC, hạt tác giả → nhân giống nguyên chủng → đánh giá dòng → nhân giống xác nhận.
    • C. Nhân giống nguyên chủng → hạt SNC, hạt tác giả → đánh giá dòng → nhân giống nguyên chủng → nhân giống xác nhận. 
    • D. Đánh giá dòng → hạt SNC, hạt tác giả → nhân giống nguyên chủng → nhân giống xác nhận.
  • Câu 22: Mã câu hỏi: 138877

    Sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo cần loại bỏ cây xấu khi:  

    • A. Cây chưa ra hoa     
    • B. Hoa đực chưa tung phấn.      
    • C. Hoa đực đã tung phấn   
    • D. Cây đã kết quả
  • Câu 23: Mã câu hỏi: 138878

    Đối với giống cây trồng do tác giả cung cấp giống hoặc có hạt giống siêu nguyên chủng thì quy trình sản xuất hạt giống theo sơ đồ?      

    • A. Phục tráng        
    • B. Tự thụ phấn    
    • C.  Thụ phấn chéo    
    • D. Duy trì
  • Câu 24: Mã câu hỏi: 138879

    Các giống nhập nội, các giống bị thoái hóa ( không còn giống siêu nguyên chủng) thì quy trình sản xuất hạt giống được tiến hành theo quy trình nào ? 

    • A. Sơ đồ phục tráng.  
    • B. Hệ thống sản xuất giống.  
    • C. Sản xuất giống cây thụ phấn chéo.   
    • D. Sơ đồ duy trì
  • Câu 25: Mã câu hỏi: 138880

    Quy trình sản xuất giống ở cây trồng tự thụ theo phương thức duy trì  và phục tráng khác nhau ở : 

    • A. Chọn lọc hỗn hợp qua thí nghiệm so sánh     
    • B. Thời gian chọn lọc dài 
    • C. Vật liệu khởi đầu       
    • D. Quy trình chọn lọc và vật liệu khởi đầu.
  • Câu 26: Mã câu hỏi: 138881

    Trong quá trình sản xuất giống cây ngô cần? 

    • A. Loại bỏ ngay cây xấu trước khi tung phấn.       
    • B. Loại bỏ cây xấu sau khi tung phấn.
    • C. Các hạt của các cây giống cần để riêng.      
    • D. Bỏ qua khâu đánh giá dòng.
  • Câu 27: Mã câu hỏi: 138882

    Khi có 1 giống lạc( đậu phộng) mới siêu nguyên chủng với số lượng ít thì? 

    • A. Sản xuất hạt giống trên theo sơ đồ duy trì.                  
    • B. Sản xuất hạt giống theo sơ đò phục tráng.
    • C. Sản xuất hạt giống theo sơ đồ ở cây trồng thụ phấn chéo. 
    • D. Đem giống siêu nguyên chủng vào sản xuất đại trà.
  • Câu 28: Mã câu hỏi: 138883

    Quy trình sản xuất giống cây rừng được thực hiện theo sơ đồ nào? 

    • A. Khảo nghiệm – chọn cây trội - chọn cây đạt tiêu chuẩn - nhân giống cho sản xuất. 
    • B. Chọn cây trội – khảo nghiện – nhân giống cho sản xuất.
    • C. Chọn cây trội – khảo nghiệm – chọn cây đạt tiêu chuẩn – nhân giống cho sản xuất. 
    • D. Chọn cây trội – chọn cây đạt tiêu chuẩn – nhân giống cho sản xuất.
  • Câu 29: Mã câu hỏi: 138884

    Dùng thuốc thử Carmin ngâm hạt sau 15 phút người ta thấy những hạt có nội nhũ bị nhuộm màu là hạt chết, nếu nội nhũ không bị nhuộm màu là hạt sống. Thí nghiệm trên dùng để 

    • A. Xác định sức sống của hạt.   
    • B. Kiểm tra kỹ thuật bảo quản hạt giống. 
    • C. Kiểm tra khả năng bắt màu của hạt.      
    • D. Xác định các loại hạt giống.
  • Câu 30: Mã câu hỏi: 138885

    Người ta làm thí nghiệm xác định sức sống với 50 hạt giống thì thấy có 6 hạt bị nhuộm màu. Tỉ lệ hạt sống là? 

    • A. 87%.     
    • B. 86%.      
    • C. 85%.    
    • D. 88%.
NONE

Đề thi nổi bật tuần

AANETWORK
 

 

AANETWORK
OFF