Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 462140
Trong quá trình quang hợp, O2 được giải phóng có nguồn gốc từ đâu?
- A. Nước.
- B. Glucose.
- C. Carbon dioxide.
- D. ATP.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 462142
Cho các loại lipid sau:
(1) Estrogen. (2) Vitamine E. (3) Dầu.
(4) Mỡ. (5) Phospholipid. (6) Sáp.
Lipid đơn giản gồm:
- A. (1), (2), (5).
- B. (2), (3), (4).
- C. (3), (4), (6).
- D. (1), (4), (5).
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 462143
Trong hô hấp tế bào, giai đoạn chuỗi truyền electron diễn ra tại vị trí nào?
- A. chất nền lục lạp.
- B. màng trong ti thể.
- C. màng thylakoid.
- D. chất nền ti thể.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 462145
Hệ miễn dịch của cơ thể chỉ tấn công tiêu diệt các tế bào lạ mà không tấn công các tế bào của cơ thể mình. Để nhận biết nhau các tế bào trong cơ thể dựa vào?
- A. Màu sắc của tế bào.
- B. Các dấu chuẩn “ glycoprotein” có trên màng tế bào.
- C. Trạng thái hoạt động của tế bào.
- D. Hình dạng và kích thước của tế bào.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 462147
Nguồn năng lượng được sử dụng trong quá trình hóa tổng hợp có nguồn gốc từ đâu?
- A. phản ứng oxy hóa các hợp chất vô cơ.
- B. phân giải hợp chất hữu cơ trong hô hấp tế bào.
- C. năng lượng ánh sáng.
- D. phân tử ATP trong pha sáng của quang hợp.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 462149
Trong quá trình quang hợp, pha sáng được thực hiện tại bào quan nào?
- A. tế bào chất.
- B. màng thylakoid.
- C. chất nền lục lạp.
- D. màng trong ti thể.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 462150
Các dạng năng lượng trong tế bào được chia thành những loại nào?
- A. động năng và thế năng.
- B. động năng và nhiệt năng.
- C. thế năng và nhiệt năng.
- D. thế năng và hóa năng.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 462152
Lông và roi có chức năng là gì?
- A. Roi, lông đều giúp tế bào di chuyển.
- B. Roi di chuyển, lông bám trên bề mặt tế bào chủ.
- C. Lông di chuyển, roi bám trên bề mặt.
- D. Lông có tính kháng nguyên.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 462153
Phát biểu nào sau đây sai khi nói về quá trình lên men?
- A. Không có chuỗi truyền electron.
- B. Gồm có hai giai đoạn là đường phân và lên men.
- C. Giải phóng 2 ATP từ sự phân giải 1 phân tử glucose.
- D. Có sự tham gia của oxygen.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 462156
Trong cấu trúc của enzyme, vùng cấu trúc không gian đặc biệt có khả năng liên kết đặc hiệu với cơ chất gọi là gì?
- A. Trung tâm điều hòa.
- B. Trung tâm hoạt động.
- C. Trung tâm ức chế.
- D. Vùng gắn cơ chất.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 462158
Đặc điểm nào sau đây không phải của ti thể?
- A. Màng trong của ti thể chứa hệ enzyme hô hấp.
- B. Trong ti thể có chứa DNA và ribosome.
- C. Ti thể được bao bọc bởi 2 lớp màng trơn nhẵn.
- D. Hình dạng, kích thước, số lượng ti thể ở các tế bào là khác nhau.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 462161
Trong điều kiện thực nghiệm tối ưu, 1 phân tử glucose trải qua hô hấp hiếu khí có thể tạo ra bao nhiêu ATP?
- A. 2 ATP.
- B. 30 - 32 ATP.
- C. 10 - 12 ATP.
- D. 36 - 38 ATP.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 462163
Phương thức truyền tin giữa các tế bào thần kinh hoặc giữa tế bào thần kinh với tế bào đích là gì?
- A. Truyền tin cận tiết.
- B. Truyền tin nội tiết.
- C. Truyền tin synapse.
- D. Truyền tin trực tiếp.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 462164
Bào quan nào sau đây chỉ có ở tế bào động vật mà không có ở tế bào thực vật?
- A. Trung thể.
- B. Ti thể.
- C. Nhân.
- D. Bộ máy Golgi.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 462166
Nguyên liệu chính được tế bào sử dụng trong quá trình phân giải là gì?
- A. Lipid.
- B. Carbohydrate.
- C. Protein.
- D. Cellulose.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 462168
Loại carbohydrate nào sau đây thuộc nhóm đường đa?
- A. Glucose.
- B. Sucrose.
- C. Maltose.
- D. Cellulose.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 462170
Phân tích vật chất di truyền của 4 chủng gây bệnh thì thu được kết quả như sau:
Kết luận nào sau đây không đúng?
- A. Vật chất di truyền của chủng số 1 là DNA mạch kép.
- B. Vật chất di truyền của chủng số 3 là RNA mạch đơn.
- C. Vật chất di truyền của chủng số 2 là DNA mạch đơn.
- D. Vật chất di truyền của chủng số 4 là DNA mạch kép.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 462172
Trong phân tử nước, liên kết giữa hai nguyên tử hydrogen với một nguyên tử oxygen là liên kết gì?
- A. liên kết ion.
- B. liên kết hydrogen.
- C. liên kết cộng hóa trị.
- D. liên kết disunfit.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 462174
Đa số enzyme xúc tác cho các phản ứng hóa học trong tế bào được cấu tạo từ phân tử sinh học nào sau đây?
- A. Glucose.
- B. Protein.
- C. Steroid.
- D. Tinh bột.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 462176
Môi trường bên ngoài chứa nồng độ chất tan cao hơn tổng nồng độ chất tan trong tế bào được gọi là gì?
- A. môi trường ưu trương.
- B. môi trường nhược trương.
- C. môi trường đẳng trương.
- D. môi trường ưu thế.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 462177
Nội dung nào sau đây đúng với học thuyết tế bào?
- A. Tế bào được hình thành một cách ngẫu nhiên.
- B. Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể động vật.
- C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
- D. Tất cả mọi sinh vật đều được cấu tạo từ nhiều tế bào.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 462179
Phát biểu nào không chính xác khi nói về vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất?
- A. khuếch tán thuận chiều từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
- B. có sự tham gia của các protein xuyên màng.
- C. tiêu tốn năng lượng ATP trong mỗi lần vận chuyển.
- D. phụ thuộc chủ yếu vào sự chênh lệch nồng độ chất tan hai bên màng.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 462180
Trong quang hợp, pha sáng cung cấp cho pha tối chất gì?
- A. ATP và O2
- B. NADH và CO2
- C. CO2 và ATP.
- D. ATP và NADH.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 462181
Trong các cấp tổ chức của thế giới sống, cấp tổ chức cơ bản là:
(1) sinh quyển. (2) cơ thể. (3) quần xã. (4) cơ quan.
(5) tế bào. (6) quần thể. (7) hệ sinh thái. (8) bào quan.
- A. 3
- B. 4
- C. 2
- D. 5
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 462182
Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo từ đâu?
- A. Phospholipid.
- B. Peptidoglycan.
- C. Phospho (P).
- D. Calci (Ca).
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 462183
Thiết bị nào không được sử dụng trong nghiên cứu và học tập môn Sinh học?
- A. Kính thiên văn.
- B. Kính hiển vi.
- C. Máy li tâm.
- D. Kính lúp.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 462184
Hiện tượng biến tính protein là hiện tượng gì?
- A. protein bị phá hủy cấu trúc và chức năng.
- B. mất chức năng sinh học của phân tử protein.
- C. mất chức năng hóa học của phân tử protein.
- D. phá hủy cấu trúc không gian hai chiều của protein.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 462185
Nguyên tố hóa học nào sau đây không tham gia cấu tạo phân tử RNA?
- A. Nitrogen (N).
- B. Oxygen (O).
- C. Phospho (P).
- D. Calci (Ca).
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 462186
Sự vận chuyển chất dinh dưỡng sau quá trình tiêu hoá qua lông ruột vào máu ở người theo cách nào sau đây?
- A. Vận chuyển tích cực.
- B. Vận chuyển thụ động.
- C. Vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.
- D. Vận chuyển khuếch tán.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 462187
Ở những tế bào có nhân chuẩn, hoạt động hô hấp xảy ra chủ yếu ở loại bào quan nào?
- A. Ti thể
- B. Bộ máy Golgi
- C. Không bào
- D. Ribosome
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 462189
Đâu là sản phẩm của sự phân giải chất hữu cơ trong hoạt động hô hấp?
- A. Oxygen, nước và năng lượng.
- B. Nước, đường và năng lượng.
- C. Nước, khí carbon dioxide và đường.
- D. Khí carbon dioxide, nước và năng lượng.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 462192
Cho một phương trình tổng quát sau đây: \({C_6}{H_{12}}{O_6}{\rm{ }} + {\rm{ }}6{O_2}{\rm{ }} \to {\rm{ }}6C{O_2}{\rm{ }} + {\rm{ }}6{H_2}O\) + năng lượng. Phương trình trên biểu thị quá trình phân giải hoàn toàn của 1 phân tử chất gì?
- A. Disaccharide.
- B. Glucose.
- C. Protein.
- D. Polysaccharide.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 462193
Đâu năng lượng chủ yếu được tạo ra từ quá trình hô hấp?
- A. ATP
- B. ADP
- C. NADH
- D. FADH2
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 462197
Quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ thông qua sử dụng năng lượng của ánh sáng được gọi là gì?
- A. Hóa tổng hợp
- B. Quang tổng hợp
- C. Hoá phân li
- D. Quang phân li
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 462200
Ngoài cây xanh dạng sinh vật nào có khả năng quang hợp?
- A. Vi khuẩn lưu huỳnh
- B. Vi khuẩn chứa diệp lục và tảo
- C. Nấm
- D. Động vật
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 462203
Hiện tượng hoá tổng hợp được tìm thấy ở loài nào?
- A. Thực vật bậc thấp
- B. Thực vật bậc cao
- C. Một số vi khuẩn
- D. Động vật
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 462206
Thời gian của một chu kỳ tế bào được xác định bằng thời gian nào?
- A. Thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp
- B. Thời gian kì trung gian
- C. Thời gian của quá trình nguyên phân
- D. Thời gian của các quá trình chính thức trong một lần nguyên phân
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 462210
Đặc điểm nào không phải của enzyme?
- A. Là hợp chất cao năng
- B. Là chất xúc tác sinh học
- C. Được tổng hợp trong các tế bào sống
- D. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 462214
Nói về trung tâm hoạt động của enzyme, có các phát biểu sau:
(1) Là nơi liên kết chặt chẽ, cố định với cơ chất
(2) Là chỗ lõm hoặc khe hở trên bề mặt enzyme
(3) Có cấu hình không gian tương thích với cấu hình không gian cơ chất
(4) Mọi enzyme đều có trung tâm hoạt động giống nhau
Trong các phát biểu trên, những phát biểu đúng là:
- A. (1), (2), (3)
- B. (1), (4)
- C. (2), (3), (4)
- D. (2), (3)
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 462216
Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách nào?
- A. Điều khiển hoạt tính của enzyme bằng cách tăng nhiệt độ.
- B. Điều khiển hoạt tính của enzyme bằng các chất hoạt hóa hay ức chế.
- C. Điều khiển hoạt tính của enzyme bằng cách giảm nhiệt độ.
- D. Điều khiển hoạt tính của enzyme bằng các chất tham gia phản ứng.