Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 326346
Điểm chung của vương triều Hồi giáo Đêli và vương triều Hồi giáo Môgôn là gì?
- A. Đều thuộc giai đoạn phát triển thịnh đạt nhất của chế độ phong kiến Ấn Độ.
- B. Đều cai trị Ấn Độ theo hướng Hồi giáo hóa.
- C. Đều là hai vương triều ngoại tộc và theo Hồi giáo.
- D. Đều là hai vương triều suy vong của chế độ phong kiến Ấn Độ.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 326348
Thế kỉ X – XII, ở khu vực Đông Nam Á, Campuchia được gọi là
- A. vương quốc phát triển nhất.
- B. vương quốc hùng mạnh nhất.
- C. vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất.
- D. vương quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của văn hóa Ấn Độ.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 326349
Ở vùng Địa Trung Hải loại công cụ quan trọng nhất, giúp sản xuất phát triển là gì?
- A. Công cụ bằng đồng.
- B. Công cụ bằng sắt.
- C. Công cụ bằng kim loại.
- D. Thuyền buồm vượt biển.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 326351
Chế độ phong kiến châu Âu thời sơ kì trung đại được gọi là chế độ phong kiến phân quyền vì
- A. mỗi lãnh địa như một nước nhỏ, một pháo đài kiên cố, bất khả xâm phạm.
- B. chính quyền được phân thành nhiều bộ với những chức năng, nhiệm vụ độc lập.
- C. có sự phân biệt rõ giữa quyền lập pháp của nhà vua và quyền hành pháp của lãnh chúa.
- D. nhà vua có quyền lực tối, giúp việc là lãnh chúa và tăng lữ.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 326352
Con sông gắn liền với nền văn hóa khởi nguồn của Ấn Độ là
- A. sông Hằng.
- B. sông Namada.
- C. sông Ấn.
- D. sông Gôđavari.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 326353
Nguyên nhân sâu xa đưa đến các cuộc phát kiến địa lí là
- A. sự bùng nổ về dân số.
- B. đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất phát triển.
- C. thỏa mãn nhu cầu muốn tìm hiểu, khám phá thế giới của con người.
- D. con đường giao thương từ Tây Âu sang phương Đông qua Tây Á bị độc chiếm.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 326355
Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người được gọi là
- A. công xã.
- B. thị tộc.
- C. làng bản.
- D. bộ lạc.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 326357
Thị tộc được hình thành
- A. từ chặng đường đầu với sự tồn tại của một loài vượn cổ.
- B. từ khi Người tinh khôn xuất hiện.
- C. từ khi giai cấp và nhà nước ra đời.
- D. từ khi Người tối cổ xuất hiện.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 326359
Các quốc gia cổ đại đầu tiên được hình thành ở
- A. lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi.
- B. lưu vực các dòng sông lớn ở châu Mĩ.
- C. vùng ven biển Địa Trung Hải.
- D. lưu vực các dòng sông lớn và vùng ven biển Địa Trung Hải.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 326362
Điều kiện tự nhiên chi phối sâu sắc đến sự hình thành và phát triển của Vương quốc Lào là gì?
- A. Sông Mê Công.
- B. Dải đồng bằng hẹp nhưng màu mỡ.
- C. Dãy Trường Sơn.
- D. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 326365
Người ta nói: "Các lãnh chúa phong kiến mặc dù rất giàu có, song số đông rất thô lỗ, dốt nát, thậm chí không biết chữ". Sở dĩ như vậy là vì?
- A. Công việc của họ là chiến đấu nên việc huấn luyện quân sự là chủ yếu, họ không quan tâm đến học văn hóa để mở mang trí tuệ.
- B. Xuất thân của họ là các quý tộc thị tộc, trình độ mọi mặt thua kém hơn hẳn so với các quý tộc, chủ nô Rôma trước đây.
- C. Nền sản xuất nông nghiệp trong các lãnh địa không đòi hỏi nhiều về tri thức khoa học.
- D. Nhà nước phong kiến Tây Âu không khuyến khích việc học hành thi cử.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 326367
Quốc gia cổ góp phần hình thành nên đất nước Việt Nam ngày nay là
- A. Âu Lạc, Champa, Chân Lạp.
- B. Âu Lạc, Phù Nam.
- C. Âu Lạc, Champa, Phù Nam.
- D. Champa, Phù Nam.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 326368
Người tối cổ có bước tiến hóa hơn về cấu tạo cơ thể so với loài vượn cổ ở điểm nào?
- A. Đã đi, đứng bằng hai chân, đôi bàn tay được giải phóng.
- B. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.
- C. Trán thấp và bợt ra sau, u mày nổi cao.
- D. Hộp sọ lớn hơn, đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 326370
Phát minh quan trọng bậc nhất, cải thiện căn bản đời sống người nguyên thuỷ là
- A. phát minh ra cung tên.
- B. phát minh ra nhà cửa.
- C. phát minh ra lao.
- D. phát minh ra lửa.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 326371
“Họ sống quây quần theo quan hệ ruột thịt với nhau, gồm 5-7 gia đình. Mỗi gia đình có đôi vợ chồng và con nhỏ chiếm một góc lều hay góc hang”. Đó là tổ chức
- A. thị tộc.
- B. bộ lạc.
- C. bầy người nguyên thuỷ.
- D. công xã nông thôn.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 326372
Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành từ khoảng thiên niên kỉ
- A. V –IV trước công nguyên
- B. IV-III trước công nguyên
- C. III-II trước công nguyên
- D. II-I trước công nguyên
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 326374
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự hình thành các thị quốc Địa Trung Hải là
- A. cư dân sống tập trung ở thành thị
- B. thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển
- C. địa hình đất đai chia cắt, không có điều kiện tập trung đông dân cư
- D. sự hình thành các trung tâm buôn bán nô lệ
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 326375
Người đầu tiên khởi xướng tư tưởng Nho học ở Trung Quốc là
- A. Tuân Tử
- B. Mạnh Tử
- C. Lão Tử
- D. Khổng Tử.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 326377
Dưới thời nhà Đường, tôn giáo phát triển thịnh hành nhất là
- A. Phật giáo
- B. Nho giáo
- C. Hin đu
- D. Bà la môn.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 326378
Nhà Thanh ở Trung Quốc là
- A. Triều đại ngoại tộc
- B. Triều đại phong kiến dân tộc
- C. Triều đại đánh dấu sự phát triển đến đỉnh cao
- D. Triều đại được thành lập sau phong trào khởi nghĩa nông dân rộng lớn
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 326381
Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc là
- A. quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng
- B. mở rộng quan hệ sang phương Tây
- C. thần phục các nước phương Tây
- D. gây chiến tranh xâm lược, thôn tính đất đai các nước xung quanh.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 326384
Thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ là
- A. thời Vương triều Gúp-ta
- B. thời Vương triều Hác-sa
- C. thời Vương triều Hồi giáo Đê-li
- D. thời Vương triều Mô-gôn
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 326386
Nét đặc sắc nổi bật của thời kì Gúp-ta ở Ấn Độ là
- A. đạo Phật xuất hiện và được truyền bá trong cả nước.
- B. sự hoà hợp giữa đạo Phật và đạo Hinđu.
- C. sự định hình và phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ.
- D. sự thống nhất đất nước.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 326389
Vương triểu Hồi giáo Đê-li và vương triều Mô-gôn có nét chung giống nhau là
- A. đều là những vương triều ngoại tộc
- B. đều thi hành chính sách áp bức dân tộc, phân biệt tôn giáo
- C. đều du nhập tôn giáo vào Ấn Độ
- D. đều khuyến khích hoà hợp văn hoá.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 326390
Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc là
- A. luyện sắt, làm men gốm, la bàn, thuốc súng.
- B. luyện sắt, đúc súng, thuốc súng, men gốm.
- C. giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.
- D. giấy, kĩ thuật in, luyện sắt, thuốc súng.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 326394
Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á hình thành vào thời gian
- A. từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII
- B. từ thế kỉ I đến thế kỉ X
- C. từ thế kỉ VII đến thế kỉ X
- D. từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 326396
Nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến sự suy thoái của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á?
- A. Vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu, lỗi thời
- B. Sự bùng phát của các cuộc khởi nghĩa nông dân
- C. Sự xâm lược của thực dân phương Tây
- D. Sự chia rẽ về sắc tộc và tôn giáo của các quốc gia trong khu vực
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 326398
Thời cổ trung đại, nước nào sau đây đã có ảnh hưởng lớn nhất đến nền văn các nước Đông Nam Á?
- A. Ấn Độ
- B. Trung Quốc
- C. Ai Cập
- D. Hi Lạp
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 326399
Công trình kiến trúc nổi tiếng của Lào hiện nay vẫn còn là
- A. chùa Vàng
- B. Thạt Luổng
- C. đền Bay-on
- D. đền tháp Bu-rô-bu-đua
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 326402
Thế nào là Văn hoá Phục hưng?
- A. Phục hưng tinh thần của nền văn hoá Hi Lạp, Rô-ma và sáng tạo nền văn hoá mới của giai cấp tư sản
- B. Khôi phục lại toàn bộ nền văn hoá cổ đại
- C. Khôi phục lại những gì đã mất của văn hoá
- D. Phục hưng lại nền văn hoá phong kiến thời trung đại
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 326405
Công trình kiến trúc nổi tiếng của Lào là gì?
- A. Bay-on
- B. Thạt Luổng
- C. Ăng co Thom
- D. Ăng co Vát
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 326407
Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là ai?
- A. Giai cấp nô lệ
- B. Giai cấp nông nô
- C. Lãnh chúa phong kiến
- D. Giai cấp nông dân tự do
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 326409
Sự hình thành chế độ phong kiến ở Tây Âu gắn liền với sự kiện nào?
- A. Bị bộ tộc Hung-nô xâm chiếm
- B. Sự suy yếu của đế quốc Rô ma
- C. Các cuộc đấu tranh của nô lệ chống lại chủ nô Rô-ma
- D. Quá trình xâm nhập của các bộ tộc người Giéc-man vào lãnh thổ đế quốc Rô-ma
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 326411
Một trong những nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến cuộc phát triển địa lí ở thế kỉ XV-XVI?
- A. Do xã hội Tây Âu nảy sinh nhiều mâu thuẫn về kinh tế và xã hội
- B. Do khoa học- kí thuật lúc này đã có những bước tiến quan trọng
- C. Do nhu cầu muốn tiến hành chiến tranh xâm lược các nước
- D. Do sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày càng tăng.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 326413
Cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV-XVI đã đạt được kết quả ngoài mong muốn con người, đó là gì?
- A. Phát hiện ra châu Mĩ
- B. Phát hiện ra con đường buôn bán giữa phương Đông và phương Tây
- C. Phát hiện ra châu Đại Dương
- D. Phát hiện ra vùng đất mới, dân tộc mới
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 326415
Cuộc phát kiến địa lí của các thương nhân châu Âu chủ yếu hướng về đâu?
- A. Ấn Độ và các nước phương Đông
- B. Nhật Bản và các nước phương Đông
- C. Ấn Độ và các nước phương Tây
- D. Trung Quốc và các nước phương Đông
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 326417
Trong xã hội phong kiến Tây Âu gồm có những giai cấp cơ bản nào?
- A. Giai cấp nông nô
- B. Lãnh chúa và nông nô
- C. Lãnh chúa và nông dân tự do
- D. Địa chủ và nông dân
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 326418
Văn hoá phục hưng đã đề cao vấn đề gì?
- A. Khoa học- xã hội nhân văn
- B. Khoa học kĩ thuật
- C. Giá trị con người và tự do cá nhân
- D. Tôn giáo
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 326419
Nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong các lãnh địa phong kiến Tây Âu được biểu hiện như thế nào?
- A. Mỗi lãnh địa có một khu vực đất đai rộng lớn, trong đó có ruộng đất, ao, hồ, rừng rú, sông đầm, bãi hoang…. để cho nông nô sản xuất.
- B. Tất cả những vật phẩm cần dùng cho đời sống của lãnh chúa và nông nô đều được làm ra trong lãnh địa.
- C. Nông nô bị buộc chặt vào ruộng đất phong kiến và lãnh địa, nếu ai bỏ trốn sẽ bị trừng phạt hết sức dã man.
- D. Đất khầu phần được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu tô thuế.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 326422
Dưới ách áp bức, bóc lột của lãnh chúa phong kiến, nông nô đã làm gì?
- A. Đốt cháy kho tàng của lãnh chúa
- B. Bỏ trốn vào rừng
- C. Nhẫn nhục chịu đựng
- D. Thường xuyên đấu tranh chống lãnh chúa bằng nhiều hình thức khác nhau