Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 126352
Cho các phát biểu sau :
(1). Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8p.
(2). Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8n.
(3). Nguyên tử oxi có số e bằng số p.
(4). Lớp e ngoài cùng nguyên tử oxi có 6 e.
(5). Số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân nguyên tử.
(6). Số proton trong nguyên tử bằng số nơtron.
(7). Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử.
8). Số khối của hạt nhân nguyên tử bằng tổng số hạt proton và số hạt nơtron.
Số phát biểu sai là :
- A. 2
- B. 1
- C. 4
- D. 3
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 126353
Phát biểu nào sau đây là đúng :
- A. Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của chất không mang điện.
- B. Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của chất mang điện tích dương.
- C. Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của chất mang điện tích âm.
- D. Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của chất có thể mang điện hoặc không mang điện
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 126354
Các electron thuộc các lớp K, L, M, N trong nguyên tử khác nhau về :
- A. Đường chuyển động của các electron.
- B. Độ bền liên kết với hạt nhân.
- C. Năng lượng trung bình của các electron.
- D. Độ bền liên kết với hạt nhân và năng lượng trung bình của các electron.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 126355
Cho các ion sau : Al3+, Mg2+, Na+, F-, O2-. Phát biểu đúng nhất là :
- A. Chúng có cùng số proton.
- B. Chúng có cùng số eletron.
- C. Chúng có cùng số notron.
- D. Chúng có cùng số electron và cấu hình electron.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 126356
Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn do Men- đê - lê - ép công bố được sắp xếp theo chiều tăng dần
- A. khối lượg nguyên.
- B. bán kính nguyên tử.
- C. số hiệu nguyên tử.
- D. độ âm điện của nguyên tử.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 126357
Chọn phát biểu không đúng:
- A. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng chu kì đều có số lớp e bằng nhau.
- B. Tính chất hóa học của các nguyên tố trong chu kì không hoàn toàn giống nhau.
- C. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng phân nhóm có số e lớp ngoài cùng bằng nhau.
- D. Tính chất hóa học của các nguyên tố trong cùng nhóm bao giờ cũng giống nhau.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 126358
Trong cùng một phân nhóm chính (nhóm A), khi số hiệu nguyên tử tăng dần thì:
- A. năng lượng ion hoá giảm dần.
- B. nguyên tử khối giảm dần.
- C. tính kim loại giảm dần.
- D. bán kính nguyên tử giảm dần.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 126359
Chu kì chứa nhiều nguyên tố nhất trong bảng HTTH hiện nay với số lượng nguyên tố là:
- A. 18.
- B. 28.
- C. 32.
- D. 24.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 126360
Trong chu kì, nguyên tố thuộc nhóm nào có năng lượng ion hoá nhỏ nhất ?
- A. Phân nhóm chính nhóm I (IA).
- B. Phân nhóm chính nhóm II (IIA).
- C. Phân nhóm chính nhóm III (IIIA).
- D. Phân nhóm chính nhóm VII (VIIA).
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 126361
Tính chất nào sau đây của các nguyên tố giảm dần từ trái sang phải trong một chu kì
- A. độ âm điện.
- B. tính kim loại.
- C. tính phi kim.
- D. số oxi hoá trong oxit.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 126362
Tính chất hoặc đại lượng vật lí nào sau đây, biến thiên nhiên tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử? (1) bán kính nguyên tử; (2) tổng số e; (3) tính kim loại; (4) tính phi kim; (5) độ âm điện; (6) Nguyên tử khối
- A. (1), (2), (3).
- B. (3), (4), (6).
- C. (2), (3,) (4).
- D. (1), (3), (4), (5).
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 126363
Nguyên tử của nguyên tố X có 10p, 10n và 10e. Trong bảng HTTH, X ở
- A. chu kì 2 và nhóm VA.
- B. chu kì 2 và nhóm VIIIA.
- C. chu kì 3 và nhóm VIIA.
- D. chu kì 3 và nhóm VA.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 126364
Ion X2- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6. Nguyên tố X có vị trí
- A. ô thứ 10 chu kì 2 nhóm VIIIA.
- B. ô thứ 8 , chu kì 2 nhóm VIA.
- C. ô thứ 12 chu kì 3 nhóm IIA.
- D. ô thứ 9 chu kì 2 nhóm VIIA.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 126365
Nguyên tố ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn có cấu hình electron hóa trị là 3d104s1 ?
- A. Chu kì 4, nhóm IB.
- B. Chu kì 4, nhóm IA.
- C. Chu kì 4, nhóm VIA.
- D. Chu kì 4, nhóm VIB.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 126366
Độ âm điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng của nguyên tử:
- A. hút e khi tạo liên kết hoá học
- B. đẩy e khi tạo thành liên kết hoá học
- C. tham gia các phản ứng hóa học
- D. nhường hoặc nhận e khi tạo liên kết.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 126367
Các nguyên tố họ d và f (phân nhóm B) đều là:
- A. kim loại điển hình.
- B. kim loại.
- C. phi kim.
- D. phi kim điển hình.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 126368
Trong bảng HTTH, các nguyên tố có tính phi kim điển hình ở vị trí:
- A. phía dưới bên trái.
- B. phía trên bên trái.
- C. phía trên bên phải.
- D. phía dưới bên phải.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 126369
Halogen có độ âm điện lớn nhất là:
- A. flo.
- B. clo.
- C. brom.
- D. iot.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 126370
Dãy nguyên tố nào sau đây được xếp đúng theo thứ tự giảm dần độ âm điện?
- A. F, O, P, N.
- B. O, F, N, P.
- C. F, O, N, P.
- D. F, N, O, P.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 126371
Chọn thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử của các kim loại kiềm:
- A. Li< Na< K< Rb< Cs.
- B. Cs< Rb <K < Na< Li.
- C. Li< K< Na< Rb< Cs.
- D. Li< Na< K< Cs< R.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 126372
Xếp Al, Si, Na, K, Mg theo chiều bán kính nguyên tử tăng dần:
- A. K, Na, Mg, Al, Si.
- B. Si, Al, Mg, Na, K.
- C. Na, K, Mg, Si, Al.
- D. Si, Al, Na, Mg, K.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 126373
Các ion hoặc các nguyên tử sau Cl, Ar, Ca2+ đều có 18e. Xếp chúng theo chiều bán kính giảm dần.
- A. Ar, Ca2+, Cl-.
- B. Cl-, Ca2+, Ar .
- C. Cl-, Ar, Ca2+.
- D. Ca2+, Ar, Cl-.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 126374
Dãy nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự giảm dần của bán kính nguyên tử và ion? Chọn đáp án đúng
- A. K+ > Ca2+ > Ar.
- B. Ar > Ca2+ > K+.
- C. Ar> K+> Ca2+.
- D. Ca2+> K+> Ar.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 126375
Cho nguyên tử R, ion X2+, và ion Y2- có số electron ở lớp vỏ bằng nhau. Sự sắp xếp bán kính nguyên tử nào sau đây là đúng.
- A. R < X2+ < Y2-.
- B. X2+ < R < Y2-.
- C. X2+ < Y2-< R.
- D. Y2- < R < X2+.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 126376
Cho các hạt vi mô: O2-, Al3+, Al, Na, Mg2+, Mg. Dãy nào sau đây được xếp đúng thứ tự bán kính hạt ?
- A. Al3+< Mg2+ < O2- < Al < Mg < N
- B. Al3+< Mg2+< Al < Mg < Na < O2-.
- C. Na < Mg < Al < Al3+<Mg2+ < O2-.
- D. Na < Mg < Mg2+< Al3+< Al < O2-.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 126377
Nguyên tố nào sau đây có kim loại mạnh nhất?
- A. Na
- B. Mg.
- C. Al.
- D. K.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 126378
Cấu hình electron nguyên tử của ba nguyên tố X, Y, Z lần lượt là: 1s22s22p63s1; 1s22s22p63s23p64s1; 1s22s1. Nếu xếp theo chiều tăng dần tính kim loại thì cách sắp xếp nào sau đây đúng ?
- A. Z < X < Y.
- B. Y < Z < X.
- C. Z < Y < X.
- D. X = Y = Z.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 126379
Nguyên tố nào sau đây có tính phi kim mạnh nhất?
- A. I
- B. Cl
- C. F
- D. Br
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 126380
Chọn oxit có tính bazơ mạnh nhất:
- A. BeO.
- B. CO2.
- C. BaO.
- D. Al2O3.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 126381
Cho oxit các nguyên tố thuộc chu kì 3: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7. Theo trật tự trên, các oxit có:
- A. tính axit tăng dần.
- B. tính bazơ tăng dần.
- C. % khối lượng oxi giảm dần.
- D. tính cộng hoá trị giảm dần.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 126382
Trong các hiđroxit sau, chất nào có tính chất bazơ mạnh nhất?
- A. Be(OH)2.
- B. Ba(OH)2.
- C. Mg(OH)2.
- D. Ca(OH)2.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 126383
Tính chất bazơ của dãy các hiđroxit : NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 biến đổi theo chiều nào sau đây ?
- A. Tăng.
- B. Giảm.
- C. Không thay đổi.
- D. Vừa giảm vừa tăng.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 126384
Tính axit của các oxit axit thuộc phân nhóm chính V(VA) theo trật tự giảm dần là:
- A. H3SbO4, H3AsO4, H3PO4, HNO3.
- B. HNO3, H3PO4, H3SbO4, H3AsO4.
- C. HNO3, H3PO4, H3AsO4, H3SbO4.
- D. H3AsO4, H3PO4,H3SbO4, HNO3.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 126385
Tính khử và tính axit của các HX (X: F, Cl, Br, I) tăng dần theo dãy nào sau đây?
- A. HF < HCl < HBr < HI.
- B. HCl < HF < HBr < HI.
- C. HF < HI < HBr < HF.
- D. HI < HBr < HCl < HF.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 126386
Dãy chất nào sau đây được sắp xếp đúng theo thứ tự tính axit giảm dần?
- A. H2SiO3, HAlO2, H3PO4, H2SO4, HClO4.
- B. HClO4, H3PO4, H2SO4, HAlO2, H2SiO3.
- C. HClO4, H2SO4, H3PO4, H2SiO3, HAlO2.
- D. H2SO4, HClO4, H3PO4, H2SiO3, HAlO2.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 126387
Bản chất của liên kết ion là lực hút tĩnh điện giữa
- A. 2 ion.
- B. 2 ion dương và âm.
- C. các hạt mang điện trái dấu.
- D. nhân và các e hóa trị.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 126388
Liên kết ion tạo thành giữa hai nguyên tử
- A. kim loại điển hình.
- B. phi kim điển hình.
- C. kim loại và phi kim.
- D. kim loại điển hình và phi kim điển hình.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 126389
Nhóm hợp chất nào sau đây đều là hợp chất ion ?
- A. H2S, Na2O.
- B. CH4, CO2.
- C. CaO, NaCl.
- D. SO2, KCl.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 126390
Cho độ âm điện: Be (1,5), Al (1,5), Mg (1,2), Cl (3,0), N (3,0), H (2,1), S (2,5), O (3,5). Chất nào sau đây có liên kết ion ?
- A. H2S, NH3.
- B. BeCl2, BeS.
- C. MgO, Al2O3.
- D. MgCl2, AlCl3.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 126391
Hầu hết các hợp chất ion
- A. có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.
- B. dễ hòa tan trong các dung môi hữu cơ.
- C. ở trạng thái nóng chảy không dẫn điện.
- D. tan trong nước thành dung dịch không điện li.