Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 432689
Trong phản ứng oxi hoá – khử, chất nhường electron được gọi là
- A. chất khử.
- B. chất oxi hoá.
- C. acid.
- D. base.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 432691
Trong hợp chất H2S, số oxi hóa của sulfur (lưu huỳnh) là
- A. +2.
- B. +3.
- C. +5.
- D. -2.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 432693
Nhận xét nào sau đây về số oxi hoá là không đúng?
- A. Số oxi hoá của một nguyên tử nguyên tố trong hợp chất là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó với giả định đây là hợp chất ion.
- B. Số oxi hoá của nguyên tử nguyên tố trong đơn chất bằng 0.
- C. Số oxi hoá của oxygen luôn là -2.
- D. Số oxi hoá của các kim loại kiềm trong hợp chất luôn là +1.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 432695
Số oxi hóa của nitrogen trong NO3- là
- A. +6.
- B. +5.
- C. +4.
- D. +3.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 432698
Cho phản ứng: SO2 + Br2 + H2O → HBr + H2SO4. Trong phản ứng trên, vai trò của Br2
- A. là chất oxi hóa
- B. là chất khử.
- C. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất tạo môi trường.
- D. vừa là chất khử, vừa là chất tạo môi trường.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 432701
Số oxi hoá của Al trong NaAlH4 là
- A. +2.
- B. +3.
- C. -3.
- D. +5.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 432704
Chlorine vừa đóng vai trò chất oxi hóa, vừa đóng vai trò chất khử trong phản ứng nào sau đây?
- A. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
- B. H2 + Cl2 → 2HCl
- C. 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3
- D. KOH + Cl2 → KCl + KClO + H2O
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 432706
Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng oxi hoá – khử là
- A. Ca(OH)2 + CuCl2 → Cu(OH)2↓ + CaCl2
- B. Ca + Cl2 → CaCl2.
- C. 3CaCl2 + 2K3PO4 → Ca3(PO4)2 + 6KCl.
- D. CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 432708
Nhóm nào sau đây gồm các chất vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử?
- A. Cl2, Al.
- B. K, FeO.
- C. H2SO4, F2.
- D. SO2, FeO.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 432711
Trong phản ứng tạo thành magnesium chloride từ đơn chất: Mg + Cl2 → MgCl2. Kết luận nào sau đây đúng?
- A. Mỗi nguyên tử magnesium nhận 2e.
- B. Mỗi nguyên tử chlorine nhận 2e.
- C. Mỗi phân tử chlorine nhường 2e.
- D. Mỗi nguyên tử magnesium nhường 2e.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 432713
Cho phản ứng: FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O. Trong phản ứng này có bao nhiêu phân tử HNO3 đóng vai trò là chất oxi hóa?
- A. 1.
- B. 4.
- C. 8.
- D. 10.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 432715
Copper(II) oxide (CuO) bị khử bởi ammonia (NH3) theo phản ứng sau:
NH3 + CuO → Cu + N2 + H2O
Tổng hệ số cân bằng (là số nguyên, tối giản) của chất tham gia phản ứng là
- A. 5.
- B. 12.
- C. 13.
- D. 14.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 432717
Cho phương trình hóa học:
aZn + bH2SO4 (đặc) → cZnSO4 + dH2S + fH2O.
Giá trị của b trong phương trình hóa học trên là
- A. 5.
- B. 4.
- C. 3.
- D. 2.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 432718
Cho 8,4 gam Fe phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch HNO3, thể tích khí NO (đkc) thu được là (coi NO là sản phẩm khử duy nhất)
- A. 2,2400 lít.
- B. 3,3600 lít.
- C. 3,7185 lít .
- D. 5,6360 lít.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 432720
Cho các phản ứng sau:
(1) Phản ứng trung hoà acid – base: HCl(aq) + NaOH(aq) → NaCl(aq) + H2O(l).
(2) Phản ứng nung vôi: CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g).
Nhận xét nào sau đây là đúng?
- A. Cả hai phản ứng đều toả nhiệt.
- B. Cả hai phản ứng đều thu nhiệt.
- C. Phản ứng (1) thu nhiệt, phản ứng (2) toả nhiệt.
- D. Phản ứng (1) toả nhiệt, phản ứng (2) thu nhiệt.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 432721
Những ngày nóng nực, pha viên sủi vitamin C vào nước để giải khát, khi viên sủi tan, thấy nước trong cốc mát hơn đó là do
- A. xảy ra phản ứng tỏa nhiệt.
- B. xảy ra phản ứng thu nhiệt.
- C. xảy ra phản ứng trao đổi chất với môi trường.
- D. có sự giải phóng nhiệt lượng ra ngoài môi trường.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 432723
Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Các phản ứng cháy thường là phản ứng tỏa nhiệt.
- B. Phản ứng càng tỏa ra nhiều nhiệt càng dễ tự xảy ra.
- C. Các phản ứng phân hủy thường là phản ứng thu nhiệt.
- D. Các phản ứng khi đun nóng đều dễ xảy ra hơn.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 432725
Ở điều kiện chuẩn. Khi phản ứng thu nhiệt thì
- A. \({\Delta _r}H_{298}^0 > 0\)
- B. \({\Delta _r}H_{298}^0 = 0\)
- C. \({\Delta _r}H_{298}^0 < 0\)
- D. \({\Delta _r}H_{298}^0 \ge 0\)
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 432726
Enthalpy tạo thành chuẩn của một đơn chất bền là
- A. biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa đơn chất đó với hydrogen.
- B. là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa đơn chất đó với oxygen.
- C. bằng 0.
- D. được xác định từ nhiệt độ nóng chảy của nguyên tố đó.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 432728
Biết phản ứng đốt cháy khí carbon monoxide (CO) như sau:
CO (g) + O2 (g) ⟶ CO2 (g) \({\Delta _r}H_{298}^0 = - 283,0kJ\)
Ở điều kiện chuẩn, nếu đốt cháy hoàn toàn 2,479 L khí CO thì nhiệt lượng toả ra là bao nhiêu?
- A. 283 kJ.
- B. 28,3 kJ.
- C. -283 kJ.
- D. -28,3 kJ.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 432729
Phản ứng chuyển hoá giữa hai dạng đơn chất của phosphorus (P):
P (s, đỏ) ⟶ P (s, trắng) \({\Delta _r}H_{298}^o = 17,6kJ\)
Điều này chứng tỏ phản ứng:
- A. thu nhiệt, P đỏ bền hơn P trắng.
- B. thu nhiệt, P trắng bền hơn P đỏ.
- C. toả nhiệt, P đỏ bền hơn P trắng
- D. toả nhiệt, P trắng bền hơn P đỏ.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 432731
Xét phản ứng đốt cháy methane:
CH4(g) + 2O2(g) ⟶ CO2(g) + 2H2O(l) \({\Delta _r}H_{298}^o\) = – 890,3 kJ
Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CO2(g) và H2O(l) tương ứng là – 393,5 và – 285,8 kJ/mol. Nhiệt tạo thành chuẩn của khí methane là
- A. – 74,8 kJ.
- B. 74,8 kJ.
- C. – 211,6 kJ.
- D. 211,6 kJ.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 432732
Cho phản ứng hóa học xảy ra ở điều kiện chuẩn sau:
2NO2(g) (đỏ nâu) → N2O4(g) (không màu)
Biết NO2 và N2O4 có \({\Delta _r}H_{298}^o\) tương ứng là 33,18 kJ/mol và 9,16 kJ/mol. Điều này chứng tỏ phản ứng
- A. tỏa nhiệt, N2O4 bền vững hơn NO2.
- B. thu nhiệt, N2O4 bền vững hơn NO2.
- C. tỏa nhiệt, NO2 bền vững hơn N2O4.
- D. thu nhiệt, NO2 bền vững hơn N2O4.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 432733
Cho phản ứng hydrogen hóa ethylene sau:
H2C=CH2(g) + H2(g) → H3C-CH3(g)
Biết năng lượng trung bình các liên kết trong các chất cho trong bảng sau:
Liên kết
Eb (kJ/mol)
Liên kết
Eb (kJ/mol)
C=C
612
C-C
346
C-H
418
H-H
436
Biến thiên enthalpy (kJ) của phản ứng có giá trị là
- A. 134.
- B. -134.
- C. 478.
- D. 284.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 432735
Công thức tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo năng lượng liên kết là
-
A.
\({{\Delta }_{r}}H_{298}^{0}=\Sigma {{E}_{b}}\left( cd \right)+\Sigma {{E}_{b}}\left( sp \right).\)
- B. \({{\Delta }_{r}}H_{298}^{0}=\Sigma {{E}_{b}}\left( cd \right)-\Sigma {{E}_{b}}\left( sp \right).\)
-
C.
\({{\Delta }_{r}}H_{298}^{0}=\Sigma {{E}_{b}}\left( sp \right)-\Sigma {{E}_{b}}\left( cd \right).\)
- D. \({{\Delta }_{f}}H_{298}^{0}=\Sigma {{E}_{b}}\left( sp \right)-\Sigma {{E}_{b}}\left( cd \right).\)
-
A.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 432736
Cho phản ứng sau:
\(CO\left( g \right) + C{l_2}\left( g \right)\mathop \to \limits^{than\,hoat\,tinh} COC{l_2}\left( g \right)\,{\Delta _r}H_{298}^o\, = \, - 105\,kJ\)
Biết ở điều kiện chuẩn: Eb(Cl-Cl) = 243 kJ/mol; Eb(C-Cl) = 339 kJ/mol; Eb(C=O) = 745 kJ/mol. Giá trị Eb(C ≡ O) là
- A. 1075 kJ/ mol.
- B. 105 kJ/ mol.
- C. 150 kJ/ mol.
- D. 107,5 kJ/ mol.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 432739
Phát biểu nào sau đây về nhiệt tạo thành là không đúng?
- A. Enthalpy tạo thành chuẩn của một chất là lượng nhiệt kèm theo của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất ở dạng bền nhất trong điều kiện chuẩn.
- B. Nhiệt tạo thành chuẩn là nhiệt tạo thành ở điều kiện chuẩn.
- C. Enthalpy tạo thành chuẩn của các đơn chất ở dạng bền vững nhất bằng 0.
- D. Kí hiệu nhiệt tạo thành chuẩn là \({{\Delta }_{r}}H_{298}^{0}\)
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 432740
Điều kiện nào sau đây không phải là điều kiện chuẩn?
- A. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25oC hay 298K.
- B. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 298K.
- C. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25K.
- D. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25oC.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 432742
Quy tắc xác định số oxi hoá nào sau đây là không đúng?
-
A.
Trong đa số các hợp chất, số oxi hoá của hydrogen là +1.
- B. Kim loại kiềm (nhóm IA) luôn có số oxi hoá +1 trong hợp chất.
-
C.
Oxygen luôn có số oxi hoá là –2.
- D. Trong hợp chất, fluorine có số oxi hoá là –1.
-
A.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 432743
Cho các hợp chất sau: FeO; FeCl2; Fe(OH)3; Fe2O3; FeSO4. Số hợp chất trong đó sắt có số oxi hoá +2 là
- A. 1.
- B. 2.
- C. 3.
- D. 4.