Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 165465
Có hai điện tích điểm q1, q2 đặt trong không khí chúng hút nhau bằng một lực F, khi đưa chúng vào trong dầu có hằng số điện môi ε = 2, vẫn giữ nguyên khoảng cách thì lực hút giữa chúng là:
- A. F′ = F
- B. F′ = 2F
- C. F′ = F/2
- D. F′ = F/4
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 165467
Chọn phát biểu đúng.
Nhiễm điện do hưởng ứng
- A. xảy ra khi đưa một vật mang điện lại gần vật dẫn điện đang trung hòa điện (đặt trên một giá cách điện).
- B. có êlectron dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.
- C. xảy ra khi đưa một vật mang điện dương tiếp xúc với vật đang trung hòa về điện.
- D. xảy ra khi đưa một vật mang điện dương tiếp xúc với vật mang điện âm (đặt trên giá cách điện).
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 165471
Một tụ điện không khí có điện dung 50 pF và khoảng cách giữa hai bản là 1 cm. Tính điện tích tối đa có thể tích cho tụ, biết rằng khi cường độ điện trường trong không khí lên đến 3.106 V/m thì không khí sẽ trở thành dẫn điện.
- A. Q = 15.104 C.
- B. Q = 15.10-7 C.
- C. Q = 10.10-7 C.
- D. Q = 3.10-7 C.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 165475
Khi một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm A đến một điểm B thì lực điện sinh công 4,5 J. Nếu thế năng của q tại A là 4,5 J thì thế năng của nó tại B là:
- A. -4,5 J.
- B. -9 J.
- C. 9 J.
- D. 0 J.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 165478
Chọn câu sai.
Điện trường đều
- A. có cường độ như nhau tại mọi điểm.
- B. có đường sức là những đường song song cách đều nhau.
- C. xuất hiện giữa hai bản kim loại phẳng, song song và tích điện trái dấu.
- D. là điện trường tồn tại xung quanh điện tích điểm.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 165482
Chọn câu đúng.
Hai điện tích điểm đặt cách nhau một khoảng r. Dịch chuyển để khoảng cách giữa hai điện tích đó tăng lên 3 lần, nhưng vẫn giữ nguyên độ lớn điện tích của chúng. Khi đó lực tương tác giữa hai điện tích
- A. tăng lên 3 lần.
- B. giảm đi 3 lần.
- C. tăng lên 9 lần.
- D. giảm đi 9 lần.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 165484
Phát biểu nào sau đây là không đúng ?
- A. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron.
- B. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron.
- C. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương.
- D. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm các êlectron.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 165495
Cho hai điện tích q1 = 8.10−8C, q2 = 2.10−8C lần lượt đặt tại hai điểm A và B cách nhau 10 cm trong chân không. Điểm M mà tại đó có cường độ điện trường E = 0 sẽ
- A. Nằm trong khoảng AB cách B 10 cm.
- B. Nằm trong khoảng AB cách B 3,3 cm.
- C. Nằm ngoài khoảng AB cách A 20 cm, cách B 10 cm.
- D. Nằm ngoài khoảng AB cách A 10 cm, cách B 20 cm.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 165496
Chọn phát biểu đúng.
- A. Độ lớn của lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm tăng gấp 4 lần nếu khoảng cách giữa chúng tăng gấp đôi.
- B. Môi trường đặt hai điện tích điểm có hằng số điện môi càng lớn thì độ lớn của lực tương tác tĩnh điện giữa chúng càng lớn.
- C. Nếu độ lớn của một trong hai điện tích điểm tăng gấp đôi thì độ lớn lực tương tác tĩnh điện giữa chúng giảm đi một nửa.
- D. Độ lớn của lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm giảm đi 16 lần nếu khoảng cách giữa chúng tăng lên 4 lần.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 165502
Trong không khí người ta bố trí hai điện tích điểm có cùng độ lớn 1μC nhưng trái dấu cách nhau 2 m. Tại trung điểm của hai điện tích, cường độ điện trường là:
- A. 18000 V/m, hướng về điện tích dương.
- B. 18000 V/m, hướng về điện tích âm.
- C. bằng 0.
- D. 18000 V/m, hướng vuông góc với đường nối hai điện tích.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 165504
Trong các đại lượng vật lí sau đây, đại lượng nào là vectơ?
- A. Đường sức điện
- B. Điện tích
- C. Cường độ điện trường
- D. Điện trường
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 165509
Hai điện tích điểm q1 = 4q và q2 = -q đặt tại hai điểm A và B cách nhau 9 cm trong chân không. Điểm M có cường độ điện trường tổng hợp bằng 0 cách B một khoảng
- A. 27cm
- B. 9cm
- C. 18cm
- D. 4,5cm
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 165510
Khi một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm A đến một điểm B thì lực điện sinh công 2,5J. Nếu thế năng của q tại A là 2,5J thì thế năng của nó tại B là:
- A. 0J.
- B. -2.5 J.
- C. 5 J
- D. -5J
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 165512
Một vật mang điện âm là do
- A. hạt nhân nguyên tử của nó có số nơtrôn nhiều hơn số prôtôn.
- B. hạt nhân nguyên tử của nó có số prôtôn nhiều hơn số nơtrôn
- C. nó có dư electrôn.
- D. nó thiếu electrôn.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 165514
Một tụ điện có điện dung 5.10-6 F. Điện tích của tụ điện bằng 86 μC. Hỏi hiệu điện thế trên hai bản tụ điện bằng bao nhiêu?
- A. U = 27,2V
- B. U = 37,2V
- C. U = 47,2V
- D. U = 17,2V
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 165517
Có bốn vật A,B,C,D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C. Vật C hút vật D. Khẳng định nào sau đây là sai?
- A. Điện tích của vật A và D trái dấu
- B. Điện tích của vật A và D cùng dấu
- C. Điện tích của vật B và D cùng dấu
- D. Điện tích của vật A và C cùng dấu
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 165520
Một hạt bụi khối lượng 3,6.10-15 kg nằm lơ lửng giữa hai tấm kim loại song song nằm ngang và nhiễm điện trái dấu. Điện tích của nó bằng 4,8.10-18 C. Hỏi điện trường giữa hai tấm đó, lấy g = 10m/s2.
- A. E = 750 V/m
- B. E = 7500 V/m
- C. E = 75 V/m
- D. E = 1000 V/m
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 165523
Có hai điện tích q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?
- A. q1 >0 và q2 <0
- B. q1 <0 và q2 >0
- C. q1.q2 >0
- D. q1.q2 <0
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 165529
Một tụ điện phẳng được mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 500V. Ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi kéo cho khoảng cách của hai bản tụ điện tăng gấp hai lần. Hiệu điện thế của tụ điện khi đó
- A. tăng hai lần
- B. tăng bốn lần
- C. giảm bốn lần
- D. giảm hai lần
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 165532
Hai điện tích điểm q1 = 10-9 C và q2 = -2.10-9C hút nhau bằng lực có độ lớn 10-5N khi đặt trong không khí. Khoảng cách giữa chúng là
- A. 3√2 cm
- B. 4√2 cm
- C. 3 cm
- D. 4 cm
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 165535
Đặt một điện tích thử - 1μC tại một điểm, nó chịu một lực điện 1mN có hướng từ trái sang phải. Cường độ điện trường có độ lớn và hướng là
- A. 1000 V/m, từ trái sang phải
- B. 1 V/m, từ phải sang trái
- C. 1 V/m, từ trái sang phải
- D. 1000 V/m, từ phải sang trái
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 165539
Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí thì hút nhau 1 lực là 21 N. Nếu đổ đầy dầu hỏa có hằng số điện môi 2,1 vào bình thì hai điện tích đó sẽ
- A. đẩy nhau một lực bằng 10N
- B. hút nhau một lực bằng 10N
- C. đẩy nhau một lực bằng 44,1N
- D. hút nhau một lực bằng 44,1N
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 165550
Ba điểm A, B, C tạo thành tam giác đều cạnh a = 100cm nằm trong một điện trường đều E = 1000V/m. Chiều từ B đến C trùng với chiều của vectơ cường độ điện trường. Hiệu điện thế UCA có giá trị bằng
- A. -500V
- B. -250V
- C. 250V
- D. 500V
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 165562
Một điện tích q chuyển động trong điện trường không đều theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là A thì
- A. A > 0 nếu q > 0
- B. A > 0 nếu q < 0
- C. A = 0 trong mọi trường hợp
- D. A ≠ 0 còn dấu của A chưa xác định vì chưa biết chiều chuyển động của q
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 165563
Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 4 V thì tụ tích được một điện lượng 2 μC. Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 12 V thì tụ tích được một điện lượng
- A. 4 μC
- B. 5 μC
- C. 8 μC
- D. 6 μC
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 165564
Tại một điểm có 2 cường độ điện trường thành phần vuông góc với nhau và có độ lớn là 3000 V/m và 4000V/m. Độ lớn cường độ điện trường tổng hợp là
- A. 5000 V/m
- B. 1000 V/m
- C. 6000 V/m
- D. 7000 V/m
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 165565
Hai điện tích q1 = 5.10-9 (C), q2 = - 5.10-9 (C) đặt tại hai điểm cách nhau 10 (cm) trong chân không. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích và cách đều hai điện tích là:
- A. E = 18000 V/m
- B. E = 36000 V/m
- C. E = 0 V/m
- D. E = 1,800 V/m
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 165568
Khi điện tích dịch chuyển trong điện trường đều theo chiều đường sức thì nó nhận được một công 10J. Khi dịch chuyển theo chiều tạo với chiều đường sức 450 trên cùng độ dài quãng đường thì nó nhận được một công là
- A. 5√3 J
- B. 5 J
- C. 7,5 J
- D. 5√2 J
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 165571
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
- A. Theo thuyết electron, một vật nhiễm điện âm là vật thừa electron.
- B. Theo thuyết electron, một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm electron.
- C. Theo thuyết electron, một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương.
- D. Theo thuyết electron, một vật nhiễm điện dương là vật thiếu electron.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 165574
Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 1μC dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1m là
- A. -1 μJ
- B. 1J
- C. -1 mJ
- D. 1 mJ
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 165578
Chọn câu sai.
Công của lực điện trường làm di chuyển điện tích q từ điểm A đến điểm B trong điện trường đều E:
- A. Tỉ lệ với độ lớn điện tích q di chuyển.
- B. Chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm A và điểm B.
- C. Bằng độ giảm của thế năng tĩnh điện của q giữa A và B.
- D. Phụ thuộc vào hình dạng đường đi từ A đến B.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 165582
Hai quả cầu nhỏ có điện tích lần lượt là q1=2.10−8C, q2= 4,5.10−8C tác dụng với nhau một lực bằng 0,1 N trong chân không. Khoảng cách giữa chúng bằng:
- A. 0,9 m.
- B. 9 cm.
- C. 9 mm.
- D. 3 mm.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 165586
Độ lớn điện trường tại một điểm gây ra bởi một điện tích điểm không phụ thuộc vào
- A. khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó.
- B. độ lớn điện tích thử.
- C. hằng số điện môi của môi trường.
- D. độ lớn điện tích đó.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 165595
Phát biểu nào sau đây về tụ điện là không đúng?
- A. Điện dung đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ.
- B. Điện dung của tụ càng lớn thì tích được điện lượng càng lớn.
- C. Điện dung của tụ có đơn vị là fara (F).
- D. Hiệu điện thế càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 165615
Hai điện tích điểm đặt trong chân không cách nhau 4 cm đẩy nhau một lực F = 10 N. Để lực đẩy giữa chúng là 2,5 N thì khoảng cách giữa chúng là:
- A. 1 cm.
- B. 4 cm.
- C. 8 cm.
- D. 10 cm.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 165627
Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là UMN = 100 V. Chọn phát biểu đúng.
- A. Điện thế ở M là 100 V.
- B. Điện thế ở N bằng 0.
- C. Điện thế ở M có giá trị dương, ở N có giá trị âm.
- D. Điện thế ở M cao hơn điện thế ở N 100 V.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 165634
Độ lớn điện trường tại một điểm gây ra bởi một điện tích điểm
- A. tỉ lệ với khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó.
- B. phụ thuộc vào độ lớn điện tích thử.
- C. không phụ thuộc vào hằng số điện môi của môi trường.
- D. phụ thuộc vào độ lớn điện tích đó.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 165651
Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Hiệu điện thế giữa hai điểm đặc trưng cho khả năng thực hiện công của điện trường giữa hai điểm đó.
- B. Hiệu điện thế giữa hai điểm đo bằng thương số giữa công mà lực điện thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích q từ điểm nọ đến điểm kia và điện tích đó.
- C. Giá trị của hiệu điện thế giữa hai điểm phụ thuộc vào mốc tính điện thế.
- D. Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường là đại lượng vô hướng có thể dương hoặc âm.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 165666
Điện tích Q sinh ra xung quanh nó một điện trường. Đại lượng nào dưới đây không liên quan đến cường độ điện trường tại một điểm M của điện tích Q?
- A. Điện tích Q.
- B. Khoảng cách từ M đến Q.
- C. Điện tích thử q.
- D. Môi trường xung quanh.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 165672
Một tụ điện phẳng không khí được mắc vào hai cực của nguồn điện một chiều có suất điện động E không đổi. Sau khi tích điện, tụ được cắt khỏi nguồn điện rồi kéo cho khoảng cách giữa các bản tụ tăng lên gấp đôi. So với trước khi kéo xa hai bản cực, cường độ điện trường trong tụ điện
- A. tăng 2 lần.
- B. giảm 2 lần.
- C. tăng 4 lần.
- D. không thay đổi.