Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 451577
Đâu là đối tượng của sinh học?
- A. Cấu tạo và hoạt động của con người
- B. Các sinh vật nhân tạo
- C. Các vật sống và vật không sống
- D. Các sinh vật cùng các cấp độ tổ chức của thế giới sống
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 451581
Theo phân chia cấp THPT, ở lớp 10, các em sẽ được tìm hiểu lĩnh vực nào của sinh học?
- A. Sinh học tế bào và thế giới vi sinh vật
- B. Sinh học cơ thể
- C. Di truyền học
- D. Tiến hóa và sinh thái học
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 451585
Lĩnh vực nghiên cứu cơ bản tập trung vào tìm hiểu những đặc điểm nào của thế giới sống?
- A. Cấu trúc, phân loại
- B. Cách thức vận hành
- C. Tiến hóa của thế giới sống
- D. Cả 3 lĩnh vực trên
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 451590
Hoạt động nào không ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững?
- A. Sử dụng nguồn năng lượng không tái tạo như than đá, dầu mỏ
- B. Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như gió, năng lượng mặt trời
- C. Xả chất thải chưa qua xử lí vào môi trường
- D. Sử dụng các loài động, thực vật quý hiếm làm thực phẩm và dược phẩm
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 451593
Đâu không phải là phương pháp thường được áp dụng trong nghiên cứu sinh học?
- A. Phương pháp cách thức hóa
- B. Phương pháp quan sát
- C. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm
- D. Phương pháp thực nghiệm khoa học
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 451596
Để quan sát hình dạng và kích thước tế bào thực vật, chúng ta cần dùng dụng cụ nào?
- A. Kính lúp
- B. Kính hiển vi
- C. Kính thiên văn
- D. Kính cận
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 451599
Nội dung nào không phải là phương pháp bảo đảm an toàn trong phòng thí nghiệm?
- A. Khi làm việc với hóa chất độc hại cần phải thực hiện ở nơi thoáng khí hoặc có tủ hút khí độc
- B. Tuân thủ quy tắc pha hóa chất
- C. Sử dụng thiết bị phòng thí nghiệm mà chưa nắm chính xác quy tắc vận hành
- D. Mặc áo, đeo găng tay và đồ bảo hộ khi thực hiện thí nghiệm
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 451602
Đâu là cấp độ nhỏ nhất có đầy đủ các đặc điểm của sự sống?
- A. Nguyên tử
- B. Phân tử
- C. Tế bào
- D. Mô
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 451605
Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của thế giới sống?
- A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
- B. Hệ thống khép kín và tự điều chỉnh
- C. Hệ mở và tự điều chỉnh
- D. Liên tục tiến hóa
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 451609
Dạ dày thuộc cấp độ tổ chức sống nào?
- A. Tế bào
- B. Mô
- C. Cơ quan
- D. Hệ cơ quan
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 451613
Các nguyên tố đa lượng nào chiếm khoảng 96% khối lượng vật chất sống ở hầu hết các cơ thể sinh vật?
- A. C, H, O, K
- B. C, H, O, N
- C. C, H, Ca, Mg
- D. H, O, S, Ca
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 451617
Mỗi phân tử nước có một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng liên kết nào?
- A. Hai liên kết cộng hóa trị
- B. Hai liên kết hydrogen
- C. Hai liên kết ion
- D. Hai liên kết phosphodiester
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 451620
Phát biểu nào đúng khi nói về các nguyên tố hóa học trong tế bào?
- A. Nguyên tố vi lượng chỉ chiếm một lượng nhỏ, nên thiếu chúng không ảnh hưởng tới hoạt động sống của tế bào
- B. Nguyên tố đa lượng là nguyên tố mà sinh vật chỉ cần một lượng nhỏ
- C. Các phân tử có cùng số lượng nguyên tử carbon nhưng có thể có đặc tính lí hóa khác nhau
- D. Có khoảng 70 – 80% các nguyên tố hóa học cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 451622
Phát biểu nào sai khi nói về nước và vai trò của nước đối với sự sống?
- A. Không có nước sẽ không có sự sống
- B. Nước tinh khiết chỉ bao gồm các phân tử H2O
- C. Nước là nguyên liệu của nhiều phản ứng sinh hóa trong tế bào
- D. Nước không phải là thành phần chính cấu tạo nên tế bào
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 451624
Những phân tử hữu cơ được tổng hợp và tồn tại trong các tế bào sống được gọi là gì?
- A. Phân tử sinh học
- B. Phân tử lí học
- C. Tinh thể
- D. Nguyên tử
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 451628
Đâu là các phân tử sinh học chính?
- A. Carbohydrate, glucose, acid béo
- B. Carbohydrate, lipid, glycogen, acid béo
- C. Carbohydrate, lipid, protein và các nucleic acid
- D. Carbohydrate, lipid, chitin
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 451630
Nguồn thực phẩm nào sau đây cung cấp nhiều tinh bột?
- A. Mật ong, sữa
- B. Củ cải đường, khoai tây, gạo
- C. Sữa, nước ngọt, cá
- D. Rau cải, cá, gạo
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 451633
Loại đường nào sau đây cấu tạo nên vỏ tôm, cua?
- A. Glucose
- B. Sucrose
- C. Cellulose
- D. Chitin
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 451643
Cà rốt là một loại củ có chứa nhóm sắc tố màu vàng cam nào?
- A. Diệp lục
- B. Steroid
- C. Carotenoid
- D. Chitin
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 451645
Trong thí nghiệm nhận biết lipid bằng phép thử nhũ tương, tại sao lại cho dầu ăn vào trong ống nghiệm có cồn?
- A. Vì dầu ăn không có thành phần là lipid
- B. Vì dầu ăn là một loại lipid không tan trong nước nhưng tan trong dung môi hữu cơ
- C. Vì dầu ăn là một loại lipid tan trong nước
- D. Vì dầu ăn không phải là lipid nên có thể tan trong cồn
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 451647
Tế bào nhân sơ không có đặc điểm nào?
- A. Có kích thước nhỏ
- B. Chưa có màng nhân
- C. Không có các bào quan có màng bọc
- D. Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành nhiều khoang nhỏ
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 451649
Đâu là thành phần cấu tạo chính của tế bào nhân sơ?
- A. Thành tế bào, màng tế bào, tế bào chất, vùng nhân
- B. Màng tế bào, tế bào chất, nhân
- C. Thành tế bào, tế bào chất, nhân
- D. Lông, màng ngoài, tế bào chất, nhân
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 451651
Thành phần nào dưới đây có thể có ở tế bào vi khuẩn?
- A. Nhân
- B. Ti thể
- C. Plasmid
- D. Lưới nội chất
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 451653
Thuốc kháng sinh penicillin diệt vi khuẩn bằng cách nào?
- A. Phá vỡ lông và roi của vi khuẩn
- B. Ngăn không cho vi khuẩn tạo được thành tế bào
- C. Ngăn không cho vi khuẩn di chuyển
- D. Phá vỡ cấu trúc nhân tế bào
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 451656
Đặc điểm nào sau đây không có ở tế bào nhân thực?
- A. Có màng nhân ngăn cách nhân và tế bào chất
- B. Các bào quan có màng bao bọc
- C. Có hệ thống các bào quan
- D. Có thành tế bào bằng peptidoglycan
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 451657
Lục lạp thực có chức năng nào sau đây?
- A. Bao gói các sản phẩm được tổng hợp trong tế bào
- B. Chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học
- C. Sản xuất enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp lipid
- D. Chuyển hóa đường và phân hủy các chất độc hại đối với cơ thể
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 451658
Phát biểu nào sau đây sai khi nói về cấu tạo tế bào nhân thực?
- A. Nhân là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào
- B. Ribosome là nơi diễn ra quá trình tổng hợp protein
- C. Một số động vật nguyên sinh như trùng giày có chứa không bào co bóp
- D. Lục lạp chỉ có ở tế bào thực vật
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 451661
Màng sinh chất có cấu trúc động là nhờ đâu?
- A. Các phân tử phospholipid và protein thường xuyên dịch chuyển
- B. Màng thường xuyên chuyển động xung quanh tế bào
- C. Tế bào thường xuyên chuyển động nên màng có cấu trúc động
- D. Các phân tử protein và cholesterol thường xuyên chuyển động
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 451665
Bào quan nào sau đây có ở tế bào người?
- A. Không bào co bóp
- B. Lysosome
- C. Lục lạp
- D. Không bào trung tâm
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 451670
Đặc điểm nào là đặc điểm khác biệt chủ yếu giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
- A. Tế bào nhân sơ không có DNA, còn tế bào nhân thực thì có
- B. Tế bào nhân sơ không có nhân, còn tế bào nhân thực thì có
- C. Tế bào nhân sơ không có màng sinh chất, còn tế bào nhân thực thì có
- D. Tế bào nhân sơ không thể lấy năng lượng từ môi trường, còn tế bào nhân thực thì có thể
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 451673
Hệ thống gồm các ống và các túi dẹp chứa dịch nối thông với nhau thành một mạng lưới là đặc điểm của bào quan nào sau đây?
- A. Bộ máy Golgi
- B. Ribosome
- C. Lưới nội chất
- D. Lysosome
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 451678
Bào quan nào sau đây chỉ có ở tế bào động vật mà không có ở tế bào thực vật?
- A. Trung thể
- B. Ti thể
- C. Nhân
- D. Bộ máy Golgi
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 451680
Khẳng định nào sau đây sai khi nói về tế bào nhân sơ?
- A. Tỉ lệ S/V lớn dẫn đến tốc độ trao đổi chất với môi trường nhanh
- B. Tế bào nhân sơ thích nghi với nhiều loại môi trường
- C. Ribosome là bào quan duy nhất ở tế bào nhân sơ
- D. Bên trong màng sinh chất là thành tế bào được cấu tạo từ peptidoglycan
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 451684
Dựa vào thành phần nào để phân biệt vi khuẩn Gram âm và Gram dương?
- A. Thành tế bào
- B. Độ dày màng sinh chất
- C. Tế bào chất
- D. Vùng nhân
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 451688
Tế bào nhân sơ có kích thước khoảng bao nhiêu?
- A. 1 – 5 mm
- B. 3 – 5 µm
- C. 1 – 5 µm
- D. 3 – 5 cm
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 451691
Thành phần nào sau đây không thuộc tế bào nhân sơ?
- A. DNA
- B. Lưới nội chất
- C. Màng sinh chất
- D. Ribosome
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 451695
Trong thí nghiệm nhận biết protein bằng phép thử Biuret, có thể sử dụng lòng trắng trứng thay cho dung dịch albumin vì sao?
- A. Lòng trắng trứng trong suốt
- B. Lòng trắng trứng có chứa protein albumin
- C. CuSO4 chỉ tác dụng với lòng trắng trứng
- D. Lòng trắng trứng dễ tìm kiếm
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 451698
Con người sau khi ăn thực phẩm có chứa chất nào sau đây sẽ được chuyển hóa thành vitamin A?
- A. Mỡ động vật
- B. Glycogen
- C. Carotenoid
- D. Fructose
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 451701
Phát biểu nào sau đây sai khi nói về nucleic acid?
- A. Nucleic acid có hai loại là DNA và RNA
- B. DNA có chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền
- C. Nucleic acid đều được cấu tạo từ một chuỗi polynucleotide
- D. Đơn phân cấu tạo nên nucleic acid là nucleotide
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 451703
Đa số enzyme xúc tác cho các phản ứng hóa học trong tế bào được cấu tạo từ phân tử sinh học nào sau đây?
- A. Glucose
- B. Protein
- C. Steroid
- D. Tinh bột