Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 454885
Môn Địa lí ở trường phổ thông bắt nguồn từ khoa học nào?
- A. Khoa học xã hội
- B. Khoa học địa lí
- C. Khoa học vũ trụ
- D. Khoa học trái đất
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 454886
Kiến thức địa lí kinh tế - xã hội định hướng nhóm ngành nghề gì?
- A. Kĩ sư trắc địa, bản đồ
- B. Thương mại, tài chính
- C. Dịch vụ, khí hậu học
- D. Du lịch, địa chất học
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 454887
So với các môn học khác, môn Địa lí có điểm khác biệt gì?
- A. Chỉ được học ở trung học cơ sở
- B. Mang tính độc lập và khác biệt
- C. Được học ở tất cả các cấp học
- D. Địa lí mang tính chất tổng hợp
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 454888
Kiến thức về địa lí tự nhiên định hướng ngành nghề gì?
- A. Kĩ sư trắc địa
- B. Quản lí xã hội
- C. Quản lí đô thị
- D. Quản lí đất đai
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 454889
Kiến thức về địa lí tự nhiên không định hướng ngành nghề gì?
- A. Kĩ sư nông nghiệp
- B. Bảo vệ môi trường
- C. Quản lí xã hội
- D. Quản lí đất đai
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 454892
Phương pháp nào thường được sử dụng để biểu hiện diện tích và sản lượng lúa của các tỉnh nước ta trong cùng một thời gian?
- A. Kí hiệu
- B. Kí hiệu theo đường
- C. Chấm điểm
- D. Bản đồ - biểu đồ
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 454894
Phương pháp gì thường dùng để biểu hiện loại đối tượng địa lí không phân bố ở mọi nơi trên lãnh thổ, mà chỉ tập trung ở một khu vực nhất định?
- A. Chấm điểm
- B. Đường đẳng trị
- C. Vùng phân bố
- D. Bản đồ - biểu đồ
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 454895
Muốn thể hiện vùng trồng thuốc lá của nước ta, có thể sử dụng phương pháp gì?
- A. Kí hiệu
- B. Bản đồ - biểu đồ
- C. Khoanh vùng
- D. Đường đẳng trị
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 454898
Sự phân bố các cơ sở chăn nuôi thường được biểu hiện bằng phương pháp gì?
- A. Đường chuyển động
- B. Bản đồ - biểu đồ
- C. Chấm điểm
- D. Kí hiệu
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 454901
Muốn thể hiện hướng di chuyển của bão trên Biển Đông vào nước ta, thường dùng phương pháp gì?
- A. Đường chuyển động
- B. Chấm điểm
- C. Kí hiệu theo đường
- D. Khoanh vùng
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 454905
Muốn giải thích sự phân bố của một số trung tâm công nghiệp thực phẩm, cần sử dụng bản đồ công nghiệp và các bản đồ nào?
- A. Ngư nghiệp, lâm nghiệp
- B. Lâm nghiệp, dịch vụ
- C. Nông nghiệp, lâm nghiệp
- D. Nông nghiệp, ngư nghiệp
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 454907
Bản đồ có tỉ lệ 1:300.000, thì 7cm trên bản đồ tương ứng trên thực địa là bao nhiêu?
- A. 210 m
- B. 21,0 km
- C. 210 km
- D. 210 cm
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 454909
Bản đồ địa lí không thể cho biết nội dung nào?
- A. Lịch sử phát triển tự nhiên
- B. Hình dạng của một lãnh thổ
- C. Vị trí của đối tượng địa lí
- D. Sự phân bố các điểm dân cư
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 454912
Đối với học sinh, bản đồ là phương tiện để làm gì?
- A. Học thay sách giáo khoa
- B. Thư dãn sau khi học bài
- C. Học tập và ghi nhớ các địa danh
- D. Học tập và rèn các kĩ năng địa lí
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 454917
Thiết bị nào thực hiện bay quanh Trái Đất và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất?
- A. Vệ tinh tự nhiên
- B. Vệ tinh nhân tạo
- C. Trạm hàng không
- D. Các loại ngôi sao
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 454921
Muốn tìm hiểu được nội dung của bản đồ, trước hết cần phải nghiên cứu kĩ yếu tố nào sau đây?
- A. Vĩ tuyến và kinh tuyến
- B. Kí hiệu và vĩ tuyến
- C. Kinh tuyến và chú giải
- D. Chú giải và kí hiệu
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 454923
Ứng dụng nào không thuộc bản đồ số?
- A. Apple Maps
- B. Google Maps
- C. Here Maps
- D. Book Maps
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 454932
GPS do quốc gia nào xây dựng, vận hành và thực hiện quản lí?
- A. Hoa Kì
- B. Trung Quốc
- C. Liên bang Nga
- D. Nhật Bản
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 454936
Mục đích ban đầu ra đời của GPS phục vụ lĩnh vực nào?
- A. Kinh tế
- B. Quân sự
- C. Giáo dục
- D. Dân sự
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 454941
GPS và bản đồ số dùng không có chức năng nào sau đây?
- A. Xác định điểm cần đến, quãng đường di chuyển
- B. Chống trộm cho các phương tiện, tính cước phí
- C. Các cung đường có thể sử dụng, lưu trữ lộ trình
- D. Tìm thiết bị đã mất, biết danh tính người trộm đồ
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 454945
Muốn biết được cấu trúc của Trái Đất, người ta dựa chủ yếu vào yếu tố nào?
- A. Sự thay đổi của các sóng địa chấn
- B. Kết quả nghiên cứu ở đáy biển sâu
- C. Nguồn gốc hình thành của Trái Đất
- D. Những mũi khoan sâu trong lòng đất
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 454946
Cấu trúc của Trái Đất theo thứ tự từ trong ra ngoài như thế nào?
- A. Nhân, lớp Manti, vỏ lục địa, vỏ đại Dương
- B. Nhân, lớp Manti, vỏ đại Dương, vỏ lục địa
- C. Nhân, vỏ lục địa, lớp Manti, vỏ đại Dương
- D. Nhân, vỏ đại Dương, vỏ lục địa, lớp manti
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 454949
Nền của các lục địa được cấu tạo chủ yếu bởi tầng đá gì?
- A. Badan
- B. Trầm tích
- C. Biến chất
- D. Granit
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 454952
Vỏ Trái Đất ở đại dương có độ dày khoảng bao nhiêu?
- A. 90km
- B. 50km
- C. 70km
- D. 30km
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 454954
Đâu là tên gọi khác của nhân Trái Đất?
- A. Sima
- B. SiAl
- C. Magiê
- D. Nife
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 454957
Nơi nào trong năm không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?
- A. Xích đạo và vòng cực
- B. Vòng cực và chí tuyến
- C. Xích đạo và hai cực
- D. Vòng cực và hai cực
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 454959
Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng như thế nào?
- A. Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa
- B. Mặt Trời lên cao nhất ở đường chân trời
- C. Tia mặt trời đến Trái Đất lúc 12 giờ trưa
- D. Tia sáng mặt trời vuông góc với Trái Đất
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 454961
Nơi nào trong năm có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?
- A. Vòng cực và chí tuyến
- B. Chí tuyến và Xích đạo
- C. Chí tuyến và hai cực
- D. Xích đạo và vòng cực
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 454962
Nơi nào trong một năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh?
- A. Xích đạo
- B. Chí tuyến Nam
- C. Ngoại chí tuyến
- D. Chí tuyến Bắc
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 454964
Ở cùng một thời điểm, nếu ở phía tây đường chuyển ngày quốc tế là ngày 28/02/2022 thì ở phía đông sẽ là ngày bao nhiêu?
- A. 27/02/2022
- B. 28/02/2022
- C. 29/02/2022
- D. 01/03/2022
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 454969
Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất không dẫn đến hiện tượng gì?
- A. Biển tiến, biển thoái
- B. Uốn nếp hoặc đứt gãy
- C. Nâng lên, hạ xuống
- D. Bão, lụt và hạn hán
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 454972
Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng những mảng nào?
- A. Âu - Á, Nam Mĩ với các mảng xung quanh
- B. Thái Bình Dương với các mảng xung quanh
- C. Ấn Độ - Ôxtrâylia với các mảng xung quanh
- D. Phi, các mảng nhỏ với các mảng xung quanh
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 454973
Phát biểu nào không đúng với đặc điểm tầng đá trầm tích?
- A. Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất
- B. Phân bố thành một lớp liên tục theo bắc-nam
- C. Do vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành
- D. Có nơi rất mỏng, nơi dày tới khoảng 15km
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 454975
Thung lũng sông Hồng được hình thành do hiện tượng gì?
- A. Nâng lên
- B. Uốn nếp
- C. Đứt gãy
- D. Tách dãn
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 454980
Theo thứ tự từ dưới lên, các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất lần lượt ra sao?
- A. Tầng badan, tầng đá trầm tích, tầng granit
- B. Tầng đá trầm tích, tầng granit, tầng badan
- C. Tầng granit, tầng đá trầm tích, tầng badan
- D. Tầng badan, tầng granit, tầng đá trầm tích
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 454983
Châu thổ sông là kết quả trực tiếp của quá trình nào?
- A. Phong hoá
- B. Bồi tụ
- C. Vận chuyển
- D. Bóc mòn
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 454984
Phong hoá hoá học chủ yếu do nguyên nhân nào?
- A. Tác động của hoạt động sản xuất và của sinh vật
- B. Sự thay đổi của nhiệt độ, sự đóng băng của nước
- C. Các hợp chất hoà tan trong nước, khí, axit hữu cơ
- D. Tác động của sinh vật như vi khuẩn, nấm, rễ cây
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 454986
Nguyên nhân nào làm cho phong hoá lí học xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng?
- A. Lượng mưa trung bình năm nhỏ
- B. Biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn
- C. Thảm thực vật rất nghèo nàn
- D. Nhiệt độ trung bình năm cao
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 454989
Thung lũng sông là kết quả trực tiếp của quá trình gì?
- A. Bóc mòn
- B. Vận chuyển
- C. Phong hoá
- D. Bồi tụ
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 454990
Địa hình băng tích là kết quả trực tiếp của quá trình gì?
- A. Vận chuyển
- B. Phong hoá
- C. Bóc mòn
- D. Bồi tụ