Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 288135
Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là
- A. lực.
- B. trọng lượng.
- C. vận tốc.
- D. khối lượng.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 288136
Khối lượng Trái Đất, bán kính Trái Đất và hằng số hấp dẫn lần lượt là \(M,R,G\). Biểu thức của gia tốc rơi tự do ở gần mặt đất là
- A. \(g = \dfrac{F}{{{R^2}}}\)
- B. \(g = \dfrac{{GM}}{{{R^2}}}\)
- C. \(g = \dfrac{{GM}}{R}\)
- D. \(g = \dfrac{M}{{{R^2}}}\)
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 288137
Một quả cam khối lượng m đặt tại nơi có gia tốc trọng trường g. Khối lượng Trái Đất là M. Kết luận nào sau đây là đúng?
- A. Trái Đất hút quả cam một lực bằng (M+m)g.
- B. Quả cam hút Trái Đất một lực có độ lớn bằng mg.
- C. Trái Đất hút quả cam một lực bằng Mg.
- D. Quả cam hút Trái Đất một lực có độ lớn bằng Mg.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 288138
Véc tơ gia tốc của vật chuyển động tròn đều thì:
- A. Hướng vào tâm quỹ đạo.
- B. Cùng hướng với véc tơ vận tốc.
- C. Ngược hướng với véc tơ vận tốc.
- D. Hướng ra xa tâm quỹ đạo.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 288139
Phép đo quãng đường đi S của vật rơi tự do có sai số tuyệt đối \(\Delta S = 0,1cm\) và giá trị trung bình là \(\overline S = 10,0cm\). Sai số tỉ đối \(\delta S\) là tỉ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng đo, tính bằng phần trăm. Giá trị của \(\delta S\) bằng
- A. \(1\% \)
- B. \(5\% \)
- C. \(11\% \)
- D. \(10\% \)
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 288140
Đơn vị của hệ số đàn hồi của lò xo là
- A. \(N/s\)
- B. \(N/{m^2}\)
- C. \(N/m\)
- D. \(m/N\)
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 288141
Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều có gia tốc \(2m/{s^2}\), thời gian tăng vận tốc từ \(10m/s\) đến \(40m/s\) bằng
- A. \(20s\)
- B. \(25s\)
- C. \(10s\)
- D. \(15s\)
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 288142
Chọn câu đúng. Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niuton
- A. không bằng nhau về độ lớn.
- B. tác dụng vào hai vật khác nhau.
- C. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.
- D. tác dụng vào cùng một vật.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 288143
Chuyển động của một vật rơi tự do là
- A. chuyển động tròn đều.
- B. chuyển động thẳng chậm dần đều.
- C. chuyển động thẳng đều.
- D. chuyển động thẳng nhanh dần đều.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 288144
Có hai lực đồng qui có độ lớn bằng \(9N\) và \(12N\). Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực?
- A. \(1N\)
- B. \(25N\)
- C. \(2N\)
- D. \(15N\)
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 288145
Một vật chuyển động thẳng có phương trình \(x = {x_0} + {v_0}t + \dfrac{1}{2}a{t^2}\), trong đó đại lượng \(a\) là
- A. vận tốc lúc đầu.
- B. gia tốc.
- C. quãng đường đi được.
- D. tọa độ lúc đầu.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 288146
Một vật chuyển động thẳng đều có tốc độ \(v\), quãng đường vật đi được trong thời gian t là
- A. \(s = vt\)
- B. \(s = v + t\)
- C. \(s = v{t^2}\)
- D. \(s = {v^2}t\)
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 288147
Một vật được thả rơi không vận tốc đầu từ độ cao 125m so với mặt đất. Bỏ qua lực cản không khí. Lấy \(g = 10m/{s^2}\). Sau bao lâu vật rơi chạm đất?
- A. 2s
- B. 3s
- C. 4s
- D. 5s
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 288148
Một chất điểm chuyển động trên đường tròn bán kính R = 50 cm với vận tốc 5m/s. Gia tốc hướng tâm của chuyển động là:
- A. \(100m/{s^2}\)
- B. \(200m/{s^2}\)
- C. \(50m/{s^2}\)
- D. \(10m/{s^2}\)
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 288149
Một lò xo có độ cứng k = 160 N/m. Khi lò xo giãn một đoạn 5 cm so với độ dài tự nhiên, lực đàn hồi tác dụng lên lò xo là:
- A. 8N
- B. 16N
- C. 80N
- D. 160N
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 288150
Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều:
- A. Có phương, chiều và độ lớn không đổi
- B. Tăng đều theo thời gian
- C. Bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động chậm dần đều
- D. Chỉ có độ lớn không đổi
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 288151
Công thức của định luật Húc là:
- A. \(F = ma\)
- B. \(F = G\frac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}}\)
- C. \(F = k\left| {\Delta l} \right|\)
- D. \(F = \mu N\)
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 288152
Chỉ ra kết luận sai về lực trong các kết luận sau:
- A. Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động hoặc bị biến dạng
- B. Lực là đại lượng vectơ
- C. Lực tác dụng lên vật gây ra gia tốc cho vật
- D. Có thể tổng hợp các lực đồng quy theo quy tắc hình bình hành
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 288153
Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì có:
- A. lực tác dụng ban đầu
- B. phản lực
- C. lực ma sát
- D. quán tính
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 288154
Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng chậm dần đều là
- A. \(s = {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\) (a và v0 cùng dấu)
- B. \(s = {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\) (a và v0 trái dấu)
- C. \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\) (a và v0 cùng dấu)
- D. \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\) (a và v0 trái dấu)
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 288155
Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song: “Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy, hợp của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba”. Biểu thức cân bằng lực của chúng là:
- A. \(\overrightarrow {{F_1}} - \overrightarrow {{F_3}} = \overrightarrow {{F_2}} \)
- B. \(\overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} = - \overrightarrow {{F_3}} \)
- C. \(\overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} = \overrightarrow {{F_3}} \)
- D. \(\overrightarrow {{F_1}} - \overrightarrow {{F_2}} = \overrightarrow {{F_3}} \)
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 288156
Vật có khối lượng m1 = 3 kg đang chuyển động đều với vận tốc v1 = 5 m/s đến va chạm với vật m2 = 2 kg đang đứng yên. Sau va chạm hai vật dính vào nhau và chuyển động cùng vận tốc. Độ lớn vận tốc hai vật sau va chạm là:
- A. 3 m/s
- B. 2 m/s
- C. 2,5 m/s
- D. 1,7 m/s
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 288157
Dưới tác dụng của lực kéo \(\overrightarrow F \) có độ lớn 5 N vật đi được quãng đường s = 2 m theo hướng của lực \(\overrightarrow F \). Công của lực \(\overrightarrow F \) có độ lớn là:
- A. 2 J
- B. 5 J
- C. 2,5 J
- D. 10 J
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 288158
Đơn vị của động năng là:
- A. J
- B. N
- C. kgm/s
- D. m/s
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 288159
Thế năng đàn hồi của vật được xác định theo công thức:
- A. \({W_t} = \frac{1}{2}k\left( {\Delta l} \right)\)
- B. \({W_t} = \frac{1}{2}k{\left( {\Delta l} \right)^2}\)
- C. \({W_t} = k{\left( {\Delta l} \right)^2}\)
- D. \({W_t} = k\left( {\Delta l} \right)\)
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 288160
Chất rắn có tính chất nào sau đây?
- A. Có thể nén được dễ dàng
- B. Không có thể tích riêng
- C. Có hình dạng riêng xác định
- D. Không có hình dạng riêng xác định
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 288161
Một xilanh chứa 100 cm3 khí ở 2 atm. Pit-tông nén khí trong xilanh xuống còn 80 cm3. Coi nhiệt độ của quá trình nén khí không thay đổi, áp suất của khí trong xilanh khi đó là:
- A. 1,8 atm
- B. 1,6 atm
- C. 2,4 atm
- D. 2,5 atm
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 288162
Một lượng khí ở nhiệt độ 27 0C có áp suất 2 atm. Người ta đun nóng đẳng tích lượng khí đó đến nhiệt độ 54 0C, áp suất khí khi đó là:
- A. 4,00 atm
- B. 2,18 atm
- C. 3,75 atm
- D. 2,85 atm
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 288163
Nhiệt lượng mà vật tỏa ra hay thu vào khi thay đổi nhiệt độ được tính theo công thức:
- A. \(Q = mc\)
- B. \(Q = m\Delta t\)
- C. \(Q = mc\Delta t\)
- D. \(Q = c\Delta t\)
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 288164
Một chất lỏng có hệ số căng bề mặt là \(\sigma \). Lực căng bề mặt chất lỏng tác dụng lên đoạn đường có chiều dài l trên bề mặt chất lỏng được xác định theo công thức:
- A. \(f = \sigma l\)
- B. \(f = \frac{\sigma }{l}\)
- C. \(f = \frac{l}{\sigma }\)
- D. \(f = \sigma + l\)
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 288165
Theo nguyên lí I nhiệt động lực học \(\Delta U = Q + A\). Quy ước dấu:
Q > 0: Hệ nhận nhiệt lượng
Q < 0: Hệ truyền nhiệt lượng
A > 0: Hệ nhận công
A < 0: Hệ thực hiện công
Quá trình nào sau đây diễn tả quá trình biến thiên nội năng khi hệ nhận công và truyền nhiệt lượng:
- A. \(\Delta U = Q + A\) khi Q > 0 và A > 0
- B. \(\Delta U = Q + A\) khi Q > 0 và A < 0
- C. \(\Delta U = Q + A\) khi Q < 0 và A > 0
- D. \(\Delta U = Q + A\) khi Q < 0 và A < 0
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 288166
Chất rắn kết tinh có đặc điểm, tính chất nào sau đây?
- A. Có nhiệt độ nóng chảy không xác định
- B. Có cấu trúc tinh thể
- C. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định
- D. Không có dạng hình học xác định
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 288167
Độ nở dài của vật rắn hình trụ được xác định theo công thức:
- A. \(\Delta l = \frac{{{l_0}}}{\alpha }\Delta t\)
- B. \(\Delta l = \alpha \Delta t\)
- C. \(\Delta l = \alpha {l_0}\Delta t\)
- D. \(\Delta l = \frac{\alpha }{{{l_0}}}\Delta t\)
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 288168
Kí hiệu A là công, Q là nhiệt lượng trong biểu thức của nguyên lí I nhiệt động lực học. Quy ước dấu nào sau đây là đúng?
- A. Vật thực hiện công A < 0; vật truyền nhiệt lượng Q > 0.
- B. Vật nhận công A > 0; vật nhận nhiệt lượng Q > 0.
- C. Vật thực hiện công A > 0; vật truyền nhiệt lượng Q < 0.
- D. Vật nhận công A < 0; vật nhận nhiệt lượng Q < 0.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 288169
Trong các đại lượng dưới đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí?
- A. Khối lượng
- B. Thể tích
- C. Áp suất
- D. Nhiệt độ tuyệt đối.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 288170
Một lò xo có độ cứng k = 40 N/m, chọn mốc thế năng ở vị trí lò xo không biến dạng thì khi lò xo dãn 3 cm thế năng đàn hồi của lò xo bằng
- A. 0,018 J
- B. 0,036 J
- C. 1,2 J
- D. 180 J
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 288171
Một vật nhỏ trọng lượng 2 N rơi tự do. Độ biến thiên động lượng của vật trong 1 giây đầu tiên bằng
- A. 4 kg.m/s
- B. 1 kg.m/s
- C. 0,5 kg.m/s
- D. 2 kg.m/s
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 288172
Một vật khối lượng m ở nơi có gia tốc trọng trường g. Khi vật ở độ cao z so với mốc thế năng thì thế năng trọng trường của vật có biểu thức là:
- A. \({{\rm{W}}_t} = g{\rm{z}}\)
- B. \({{\rm{W}}_t} = mg{\rm{z}}\)
- C. \({{\rm{W}}_t} = m{\rm{z}}\)
- D. \({{\rm{W}}_t} = mg{{\rm{z}}^2}\)
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 288173
Chất nào sau đây là chất rắn kết tinh?
- A. Nhựa đường
- B. Chất béo
- C. Thủy tinh
- D. Muối ăn
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 288174
Theo nguyên lí I của nhiệt động lực học, độ biến thiên nội năng của vật bằng
- A. tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được
- B. thương của công và nhiệt lượng mà vật nhận được
- C. tích của công và nhiệt lượng mà vật nhận được
- D. hiệu công và nhiệt lượng mà vật nhận được