Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 286700
Mục đích của công tác khảo nghiệm giống cây trồng là gì?
- A. Cung cấp những thông tin về giống.
- B. Tạo số lượng lớn hạt giống cung cấp cho đại trà.
- C. Duy trì độ thuần chủng của giống.
- D. Đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 286703
Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng là gì?
- A. Sản xuất hạt giống SNC.
- B. Đưa giống mới phổ biến nhanh vào sản xuất.
- C. Đưa giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất.
- D. Tạo ra số lượng lớn cần thiết để cung cấp cho sản xuất đại trà.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 286705
Sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo cần loại bỏ cây xấu khi nào?
- A. Cây chưa ra hoa
- B. Hoa đực chưa tung phấn.
- C. Hoa đực đã tung phấn
- D. Cây đã kết quả
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 286708
Nuôi cấy mô, tế bào là phương pháp như thế nào?
- A. Tách rời tế bào, mô giâm trong môi trường có chất kích thích để mô phát triển thành cây trưởng thành.
- B. Tách rời tế bào TV nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp giống như trong cơ thể sống, giúp tế bào phân chia, biệt hóa thành mô, cơ quan, phát triển thành cây hoàn chỉnh.
- C. Tách mô, nuôi dưỡng trong môi trường có chất kích thích tạo chồi, rễ, phát triển thành cây mới.
- D. Tách tế bào TV nuôi cấy trong môi trường cách li để tế bào TV sống, phát triển thành cây hoàn chỉnh.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 286710
Mỗi một hạt keo đất có cấu tạo như thế nào?
- A. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bất động → lớp ion khuếch tán.
- B. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bù → lớp ion bất động.
- C. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion khuếch tán → lớp ion bất động.
- D. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bù → lớp ion khuếch.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 286712
Ở Việt Nam, có khoảng bao nhiêu % diện tích đất tự nhiên ở vùng đồi núi?
- A. 50%.
- B. 60%.
- C. < 60%.
- D. 70%.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 286713
Đất mặn sau khi bón vôi một thời gian cần thực hiện thao tác gì?
- A. Trồng cây chịu mặn.
- B. Bón nhiều phân đạm, kali.
- C. Bón bổ sung chất hữu cơ.
- D. Tháo nước để rửa mặn.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 286714
Nguyên nhân nào dẫn đến hình thành đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá?
- A. Chặt phá rừng bừa bãi
- B. Địa hình dốc
- C. Tác động của dòng sông và sóng biển trong suốt quá trình lấn biển của vùng cửa sông.
- D. Tất cả ý trên đều sai
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 286716
Phân hóa học là loại phân như thế nào?
- A. Được sản xuất theo quy trình công nghiệp.
- B. Có chứa các loài VSV.
- C. Loại phân sử dụng tất cả các chất thải.
- D. Loại phân hữu cơ vùi vào đất.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 286718
Loại phân nào có tác dụng chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ:
- A. Phân lân hữu cơ vi sinh.
- B. Nitragin.
- C. Photphobacterin.
- D. Azogin.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 286721
Trong thực hành trồng cây trong dung dịch, dùng dung dịch nào dưới đây được sử dụng?
- A. Knôp
- B. H2SO4
- C. NaOH
- D. Cả A, B, và C
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 286722
Điều kiện để sâu, bệnh phát triển thành dịch là gì?
- A. Có ổ dịch, đủ thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm.
- B. Đủ thức ăn, độ ẩm thích hợp.
- C. Đủ thức ăn, nhiệt độ thích hợp.
- D. Nhiệt độ, độ ẩm thích hợp.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 286724
Bệnh bạc lá lúa do loại nào sau đây gây nên?
- A. Vi khuẩn
- B. Vi rút
- C. Tuyến trùng
- D. Đáp án khác
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 286727
Biện pháp điều hòa dịch hại cây trồng là biện pháp gì?
- A. Giữ cho dịch hại phát triển ở một mức độ nhất định
- B. Dùng ánh sáng, bẫy, mùi, vị để phòng trừ dịch hại
- C. Sử dụng các loài thiên địch để phòng trừ dịch hại
- D. Chọn và trồng các loại cây khỏe mạnh
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 286730
Trình tự pha chế dung dịch booc đô là gì?
- A. Đổ dung dịch vôi vào đồng sunphát
- B. Đổ từ từ dung dịch vôi vào dung dịch đồng sunphát
- C. Đổ từ từ dung dịch đồng sunphát vào dung dịch vôi
- D. Đổ từ từ dung dịch đồng sunphát vào vôi
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 286732
Trường hợp nào dưới đây không phải là biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học?
- A. Sử dụng thuốc có tính chọn lọc cao và phân giải nhanh
- B. Dùng đúng loại thuốc, đúng nồng độ và liều, đúng thời điểm
- C. Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường
- D. Cứ xuất hiện sâu, bệnh là dùng thuốc hoá học
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 286734
Chế phẩm virut được sản xuất trên cơ thể loài sinh vật nào?
- A. Sâu trưởng thành
- B. Sâu non
- C. Nấm phấn trắng
- D. Côn trùng
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 286735
Trong quá trình phát triển của vật nuôi, sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi diễn ra ….. nhưng không đồng đều.
- A. Theo trình tự phát dục trước, sinh trưởng sau
- B. Theo trình tự sinh trưởng trước, phát dục sau
- C. Không đồng thời
- D. Đồng thời
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 286737
Điền vào chỗ trống: Khả năng sinh sản và phát dục của vật nuôi là tốc độ tăng khối lượng cơ thể và .................. đồng thời có sự ................................ biểu hiện rõ sự phù hợp và độ tuổi từng giống.
- A. Mức độ tiêu tốn thức ăn / sự thành thục tính dục
- B. Thức ăn của vật nuôi / lớn lên
- C. Thức ăn của vật nuôi / sự thành thục tính dục
- D. Mức độ tiêu tốn thức ăn / lớn lên
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 286739
Người ta dùng phương pháp nào để nhân giống?
- A. Thuần chủng
- B. Nhóm
- C. Lai giống
- D. Cả A và C đúng
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 286741
Bước thứ 3 trong quy trình sản xuất cá giống là gì?
- A. Chọn lọc và nuôi dưỡng cá bố mẹ
- B. Chọn cá đẻ (tự nhiên và nhân tạo)
- C. Chọn lọc và chuyển sang nuôi giai đoạn sau
- D. Ấp trứng và ương nuôi cá bột, cá hương, cá giống
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 286743
Công nghệ cấy truyền phôi có tạo ra giống vật nuôi mới hay không?
- A. Không tạo ra giống mới.
- B. Tạo ra giống mới.
- C. Mang đặc điểm của giống cho phôi và nhận phôi.
- D. Không mang đặc điểm của giống nào cả.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 286745
Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi được biểu thị bằng yếu tố nào?
- A. Chất xơ, axit amin
- B. Thức ăn tinh, thô
- C. Loại thức ăn
- D. Chỉ số dinh dưỡng
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 286746
Bước đầu tiên trong quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp là gì?
- A. Làm sạch nguyên liệu
- B. Lựa chọn nguyên liệu chất lượng tốt
- C. Cân đo theo tỉ lệ.
- D. Sấy khô
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 286747
Tài liệu cần chuẩn bị cho bài thực hành phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi không bao gồm yếu tố nào?
- A. Bảng tiêu chuẩn ăn của từng loại vật nuôi
- B. Bảng thành phần và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn
- C. Máy tính cá nhân
- D. Giá của từng loại thức ăn
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 286748
Sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản gồm bao nhiêu bước?
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 286749
Premix vitamin chiếm bao nhiêu % trong công thức thức ăn hỗn hợp nuôi tăng sản cá rô phi?
- A. 10%
- B. 1%
- C. 5%
- D. 3%
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 286750
Quy trình sản xuất thức ăn từ vi sinh vật gồm mấy bước?
- A. 3
- B. 4
- C. 5
- D. 6
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 286751
Quy trình chuẩn bị ao cá gồm mấy bước?
- A. 3
- B. 4
- C. 5
- D. 6
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 286752
Mầm bệnh dễ dàng phát triển khi chế độ dinh dưỡng không được đảm bảo về yếu tố nào?
- A. Nguồn thức ăn đã bị hỏng
- B. Thành phần dinh dưỡng không đầy đủ
- C. Nguồn thức ăn có chứa chất độc
- D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 286753
Muốn trị bệnh tốt, hiệu quả cần thực hiện các biện pháp nào?
- A. Dùng kháng sinh không đủ liều và liên tục
- B. Dùng kháng sinh trong thời gian dài
- C. Phải dùng kháng sinh đúng liều chỉ định
- D. Tất cả đều đúng
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 286754
Bước thứ 2 trong quy trình sản xuất văc xin lở mồm long móng thế hệ mới là gì?
- A. Tách chiết tạo vac xin
- B. Cấy ghép ADN tái tổ hợp vào TB nhận ( VK)
- C. Dùng enzim cắt lấy đoạn gen.
- D. Tất cả đều sai
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 286755
Các ngành nông lâm thủy sản gồm bao nhiêu đặc điểm cơ bản?
- A. 3
- B. 4
- C. 5
- D. 6
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 286756
Quy trình bảo quản hạt giống mà bà con nông dân thực hiện phổ biến theo quy mô gia đình được làm theo thứ tự nào?
- A. Thu hoạch - Tách hạt - Làm khô - Phân loại - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng.
- B. Thu hoạch - Tách hạt - Phân loại, làm sạch - Làm khô - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng.
- C. Thu hoạch - Làm khô - Tách hạt - Phân loại - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng.
- D. Thu hoạch - Phân loại - Làm khô - Tách hạt - Xử lí bảo quản - Đóng gói - Bảo quản - Sử dụng.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 286757
Quy trình: “ Thu hoạch→ Tuốt, tẻ hạt → Làm sạch, phân loại → Làm khô → Làm nguội → Phân loại theo chất lượng → Bảo quản → Sử dụng ” là quy trình bảo quản:
- A. Thóc, ngô.
- B. Khoai lang tươi.
- C. Hạt giống.
- D. Sắn lát khô.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 286758
Phương pháp bảo quản thịt nào thường được sử dụng?
- A. Phương pháp làm lạnh
- B. Phương pháp hun khói.
- C. Phương pháp đóng hộp.
- D. Tất cả các phương pháp trên
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 286759
Gạo sau khi tách trấu gọi là gì?
- A. Tấm
- B. Gạo cao cấp
- C. Gạo lật (gạo lức)
- D. Gạo thường dùng
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 286761
Cần để quả trong lọ kín thời gian bao lâu để tạo thành siro?
- A. 10 – 20 ngày
- B. 20 – 30 ngày
- C. 2 – 3 ngày
- D. 5 – 7 ngày
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 286762
Công nghệ chế biến thịt không bao gồm công nghệ nào sau đây?
- A. Đóng hộp
- B. Hun khói
- C. Luộc
- D. Sấy khô
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 286764
Quy trình chế biến sữa đậu nành bao gồm mấy bước?
- A. 3
- B. 4
- C. 6
- D. 7