Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 218877
Cho (O;R) và dây cung MN = \(R\sqrt 2 \) . Kẻ OI vuông góc với MN tại I. Tính độ dài OI theo R:
- A. \(\frac{{R\sqrt 3 }}{3}\)
- B. \(\frac{{R}}{3}\)
- C. \(\frac{R}{{\sqrt 2 }}\)
- D. \(\frac{{R}}{2}\)
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 218881
Cho đường tròn (O;R), lấy điểm M nằm ngoài (O) sao cho OM = 2R. Từ M kẻ tiếp tuyến MA ) và MB với (O) (A,B là các tiếp điểm). Số đo góc \(\widehat {AOM}\) là:
- A. 30o
- B. 120o
- C. 50o
- D. 60o
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 218884
Cho tam giác ABC đều nội tiếp đường tròn (O). Tính số đo cung AC lớn.
- A. 240∘
- B. 120o
- C. 360o
- D. 210o
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 218888
Cho hai tiếp tuyến tại A và B của đường tròn (O) cắt nhau tại M, biết \(\widehat {AMB}\) = 500. TÍnh \(\widehat {AMO}; \widehat {BOM}\)
- A. \(\widehat {AMO} = 35^0; \widehat {BOM}=55^0\)
- B. \(\widehat {AMO} = 65^0; \widehat {BOM}=25^0\)
- C. \(\widehat {AMO} = 25^0; \widehat {BOM}=65^0\)
- D. \(\widehat {AMO} = 55^0; \widehat {BOM}=35^0\)
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 218894
Cho đường tròn (O;R) và hai dây MN; EF sao cho \(\widehat {MON} = {120^0}; \widehat {EOF} = {90^0}\). Chọn đáp án đúng.
- A. MN = 2R
- B. MN < 2R
- C. √2R < MN
- D. Cả B, C đều đúng.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 218899
Cho đường tròn ( (O;R) và hai dây AB;CD sao cho góc \(\widehat {AOB} = {120^0};\widehat {COD} = {60^0}\). So sánh các dây CD; AB.
- A. CD = 2AB
- B. AB > 2CD
- C. CD > AB
- D. CD < AB < 2CD
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 218904
Cho tam giác ABC cân tại A và góc A = 66o nội tiếp đường tròn (O). Trong các cung nhỏ AB; BC; AC, cung nào là cung lớn nhất?
- A. AB
- B. AC
- C. BC
- D. AB, AC
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 218907
Chọn khẳng định sai.
- A. Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây ( không đi qua tâm) thì đi qua điểm chính giữa của cung bị căng bởi dây ấy.
- B. Trong một đường tròn, hai cung bị chắn giữa hai dây song song thì bằng nhau.
- C. Trong một đường tròn, cung lớn hơn căng dây lớn hơn.
- D. Trong một đường tròn, hai đường kính luôn bằng nhau và vuông góc với nhau.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 218916
Cho tam giác ABC có đường cao AH và nội tiếp trong đường tròn tâm (O), đường kính AD. Khi đó tích AB.AC bằng
- A. AH.HD
- B. AH.AD
- C. AH.HB
- D. AH2
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 218919
Cho (O), đường kính AB, điểm D thuộc đường tròn sao cho góc DAB = 500. Gọi E là điểm đối xứng với A qua D. Góc AEB bằng bao nhiêu độ?
- A. 500
- B. 600
- C. 450
- D. 700
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 218926
Cho (O), đường kính AB, điểm D thuộc đường tròn. Gọi E là điểm đối xứng với A qua D. Tam gíac ABE là hình gì?
- A. ΔBAE cân tại E
- B. ΔBAE cân tại A
- C. ΔBAE cân tại B
- D. ΔBAE đều
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 218931
Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp (O). Hai đường cao BD và CE cắt nhau tại H . vẽ đường kính AF. Chọn câu đúng?
- A. BH=BE
- B. BH=CF
- C. BH=HC
- D. HF=BC
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 218942
Cho tam giác nhọn ABC (AB < AC) nội tiếp (O;R). Gọi BD;CE là hai đường cao của tam giác. Gọi d là tiếp tuyến tại A của (O;R) và M,N lần lượt là hình chiếu của B,C trên d. Tam giác AMB đồng dạng với tam giác
- A. BCD
- B. CBD
- C. CDB
- D. BDC
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 218949
Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp (O) có AC = 3cm . Kẻ tiếp tuyến xAy với (O) . Từ C kẻ CM//xy (M thuộc AB) . Chọn câu đúng.
- A. \(AM.AB=12cm^2\)
- B. \(AM.AB=6cm^2\)
- C. \(AM.AB=9cm^2\)
- D. \(AM.AB=BC^2\)
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 218956
Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp (O) . Kẻ tiếp tuyến xAy với (O) . Từ B kẻ BM//xy (M thuộc AC) . Khi đó tích AM.AC bằng
- A. AB2
- B. BC2
- C. AC2
- D. AM2
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 218961
Cho đường tròn (O;R) với A là điểm cố định trên đường tròn. Kẻ tiếp tuyến Ax với (O) và lấy M là điểm bất kì thuộc tia Ax. Vẽ tiếp tuyến thứ hai MB với đường tròn (O). Gọi I là trung điểm MA, K là giao điểm của BI với (O). Tam giác IKA đồng dạng với tam giác:
- A. IBA
- B. IAB
- C. ABI
- D. KAB
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 218970
Cho hai đường tròn ( O ) và ( (O') ) tiếp xúc ngoài tại A. Kẻ tiếp tuyến chung ngoài BC,B thuộc ( O ) và C thuộc (O'). Tiếp tuyến chung trong tại A cắt tiếp tuyến chung ngoài BC tại I. Tính độ dài BC biết OA = 9cm,O'A = 4cm
- A. 12
- B. 13
- C. 16
- D. 6
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 218977
Cho đường tròn (O) và một dây AB. Vẽ đường kính CD vuông góc với AB (D thuộc cung nhỏ AB). Trên cung nhỏ BC lấy một điểm N. Các đường thẳng CN và DN lần lượt cắt các đường thẳng AB tại E và F. Tiếp tuyến của đường tròn (O) tại N cắt các đường thẳng AB tại I. Chọn đáp án đúng.
- A. \(\widehat {IEN} = 2\widehat {NDC}\)
- B. Các tam giác FNI,INE cân
- C. \( \widehat {DNI} = 3\widehat {DCN}\)
- D. Tất cả các câu đều sai
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 218983
Cho tam giác ABC cân tại A, nội tiếp trong (O). Trên cung nhỏ AC, lấy điểm D. Gọi S là giao điểm của AD và BC, I là giao điểm của AC và BD. Khẳng định nào sau đây là đúng?
- A. \( \widehat {{\rm{AS}}C} = \widehat {DCA}\)
- B. \( \widehat {{\rm{AS}}C} =2\widehat {DCA}\)
- C. \( 2\widehat {{\rm{AS}}C} = \widehat {DCA}\)
- D. Các đáp án trên sai
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 218987
Cho ΔABC nhọn nội tiếp đường tròn (O). Vẽ phân giác trong AD của góc A (D ≠ (O)). Lấy điểm E thuộc cung nhỏ AC. Nối BE cắt AD và AC lần lượt tại I và tại K, nối DE cắt AC tại J. Kết luận nào đúng?
- A. \( 2\widehat {BID} = \widehat {{\rm{AJ}}E}\)
- B. \( \widehat {BID} =2 \widehat {{\rm{AJ}}E}\)
- C. \( \widehat {BID} = \widehat {{\rm{AJ}}E}\)
- D. Các đáp án trên đều sai
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 218995
Cho tam giácABC, gọi I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác, P là một điểm trong tam giác thỏa mãn \(\widehat {PBC} + \widehat {PCA} = \widehat {PBC} + \widehat {PCB}\). Xét các khẳng định sau: I. P nhìn đoạn BC dưới một góc \( {90^0} + \frac{1}{2}\widehat {BAC}\) II. I nhìn đoạn BC dưới một góc \( {90^0} + \frac{1}{2}\widehat {BAC}\). Kết luận nào sau đây đúng?
- A. Cả hai khẳng định đều sai
- B. Cả hai khẳng định đều đúng.
- C. Chỉ có I đúng và II sai.
- D. Chỉ có I sai và II đúng.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 218997
Cho đường tròn đường kính AB cố định, M là một điểm chạy trên đường tròn. Trên tia đối của tia MA lấy điểm I sao cho MI = 2MB. Quỹ tích các điểm I là:
- A. Quỹ tích điểm I là 2 cung chứa góc 300 dựng trên AB
- B. Quỹ tích điểm I là 2 cung chứa góc a0 dựng trên AB với tan a=2
- C. Quỹ tích điểm I là 2 cung chứa góc a0 dựng trên AB với tan a=1/2
- D. Quỹ tích điểm I là 2 cung chứa góc 600 dựng trên AB
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 219003
Cho hình bình hành ABCD , hai đường chéo cắt nhau tại I . Từ A kẻ các đường vuông góc với BC , CD , DB thứ tự tại H,E,K . Xét các khẳng định sau: (I). Bốn điểm A,H,C,E nằm trên một đường tròn. (II). Bốn điểm A,K,D,E nằm trên một đường tròn. (III). Bốn điểm A,H,K,B nằm trên một đường tròn. (IV). Bốn điểm K,I,E,H nằm trên một đường tròn. Chọn khẳng định đúng.
- A. Cả bốn khẳng định đều sai.
- B. Cả bốn khẳng định đều đúng.
- C. Có ít nhất một khẳng định sai.
- D. Có nhiều nhất một khẳng định sai.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 219006
Cho tam giác ABC vuông cân tại A . Tìm quỹ tích các điểm M nằm trong tam giác đó sao cho \( 2M{A^2} = M{B^2} - M{C^2}\)
- A. Quỹ tích điểm M là cung chứa góc 1350 dựng trên AC , trừ hai điểm A vàC .
- B. Quỹ tích điểm M là đường tròn đường kính AC .
- C. Quỹ tích điểm M là đường tròn đường kính AC trừ hai điểm A và C
- D. Quỹ tích điểm M là cung chứa góc 1350 dựng trên AC .
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 219019
Cho tam giác ABC vuông tại A. Điểm E di động trên cạnh AB. Qua B vẽ một đường thẳng vuông góc cới CE tại D và cắt tia CA tại H. Biết \(\widehat {BCA} = {30^0}\) . Số đo góc \(\widehat {ADH}\) là:
- A. 300
- B. 1500
- C. 600
- D. 900
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 219026
Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn tâm (O) bán kính bằng a. Biết rằng AC ⊥ BD. Khi đó để AB + CD đạt giá trị lớn nhất thì:
- A. AC = AB
- B. AC = BD
- C. DB = AB
- D. Không có đáp án nào đúng
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 219031
Cho tam giác ABC không cân, nội tiếp đường tròn (O, BD ) là đường phân giác của góc góc ABC. Đường thẳng BD cắt đường tròn (O ) tại điểm thứ hai là E. Đường tròn (O1 ) đường kính DE cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai là F. Khi đó đường thẳng đối xứng với đường thẳng BF qua đường thẳng BD cắt AC tại N thì:
- A. AN=NC.
- B. AD=DN.
- C. AN=2NC.
- D. 2AN=NC.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 219039
Tứ giác ABCD nội tiếp (O) . Hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại I. Vẽ đường tròn ngoại tiếp tam giác ABI. Tiếp tuyến của đường tròn này tại I cắt AD và BC lần lượt M và N. Chọn câu sai:
- A. MN // DC.
- B. Tứ giác ABNM nội tiếp.
- C. Tứ giác MICD nội tiếp.
- D. Tứ giác INCD là hình thang
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 219049
Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O;R) có AB = 5cm,AC = 12cm và đường cao AH = 3cm (H nằm ngoài BC), khi đó R bằng
- A. 6
- B. 6,5
- C. 7
- D. 7,5
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 219052
Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB. Vẽ các tiếp tuyến Ax và By (Ax và By và nửa đường tròn cùng thuộc về một nửa mặt phẳng bờ là AB ). Gọi M là một điểm bất kì thuộc nửa đường tròn. Tiếp tuyến tại M cắt Ax và By theo thứ tự tại C và D. Tìm vị trí của M để tứ giác ABDC có chu vi nhỏ nhất
- A. M là trung điểm của CD
- B. OM//AB
- C. OM⊥AB.
- D. OM//Ax
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 219058
Bát giác đều ABCD.EFGH nội tiếp đường tròn bán kính bằng 1. Tính độ dài cạnh AB của bát giác.
- A. \( 2 - \sqrt 2 \)
- B. \( 2 + \sqrt 2 \)
- C. \(\sqrt {2 - \sqrt 2 } \)
- D. Đáp án khác
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 219063
Gọi R và r lần lượt là bán kính đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp của một hình vuông. Tỉ số R/r là:
- A. \( \frac{1}{{\sqrt 2 }}\)
- B. 2
- C. Đáp án khác
- D. \( \frac{\sqrt3}{{ 2 }}\)
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 219068
Trên đường tròn (O; R) lần lượt lấy ba điểm A, B, C theo thứ tự sao cho \(AB = R\sqrt 2 \) . Tính số đo của cung AB không chứa điểm C.
- A. 45o
- B. 60o
- C. 90o
- D. 180o
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 219070
Cho cung AB trên đường tròn (O; R). Tính \(\widehat {AOB}\) khi biết có độ dài \(l = \dfrac{{\pi R}}{4}\).
- A. 30o
- B. 45o
- C. 60o
- D. 90o
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 219076
Cho cung AB trên đường tròn (O ; R) có số đo \({30^o}\) và có độ dài 1 cm. Tính bán kính R của đường tròn.
- A. 1,8 cm
- B. 1,9 cm
- C. 2 cm
- D. 1,7 cm
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 219079
Biết độ dài cung 60° bằng 6π (cm). Tính bán kính đường tròn
- A. R =10 cm
- B. R = 8cm
- C. R =12cm
- D. R = 18cm
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 219082
Cho đường tròn tâm O có chu vi là 4π. Tính diện tích hình tròn?
- A. 2π
- B. 4π
- C. 6π
- D. 8π
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 219087
Cho đường tròn tâm O. Biết diện tích hình quạt tròn cung 30° là 3π. Tính bán kính đường tròn?
- A. 6cm
- B. 5cm
- C. 3cm
- D. 9cm
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 219091
Cho A,B,C,D là 4 đỉnh của hình vuông có cạnh là a. Tính diện tích của hình hoa 4 cánh giới hạn bởi các đường tròn có bán kính bằng a, tâm là các đỉnh của hình vuông.
- A. \( S = \left( {\pi + 2} \right){a^2}\)
- B. \( S = 2\left( {\pi + 2} \right){a^2}\)
- C. \( S = \left( {\pi - 2} \right){a^2}\)
- D. \( S = 2\left( {\pi - 2} \right){a^2}\)
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 219098
Cho tam giác đều ABC nội tiếp đường tròn (O). Độ dài của các cung AB,BC,CA đều bằng \(4\pi\) Diện tích của tam giác đều ABC là:
- A. \( 27\sqrt 3 cm^2\)
- B. \( 7\sqrt 3 cm^2\)
- C. \( 29\sqrt 3 cm^2\)
- D. \(9\sqrt 3 cm^2\)