Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 153919
Chu kỳ tế bào bao gồm các pha theo trình tự
- A. G1, G2, S, nguyên phân.
- B. G1, S, G2, nguyên phân.
- C. S, G1, G2, nguyên phân.
- D. G2, G1, S, nguyên phân.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 153920
Sự kiện nào dưới đây không xảy ra trong các kì nguyên phân?
- A. tái bản ADN.
- B. phân ly các nhiễm sắc tử chị em.
- C. tạo thoi phân bào.
- D. tách đôi trung thể.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 153921
Trong chu kỳ tế bào, ADN và NST nhân đôi ở pha
- A. G1.
- B. G2.
- C. S.
- D. nguyên phân
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 153922
Ở người, loại tế bào chỉ tồn tại ở pha G1 mà không bao giờ phân chia là
- A. tế bào cơ tim.
- B. hồng cầu.
- C. bạch cầu.
- D. tế bào thần kinh.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 153923
Trong quá trình nguyên phân, thoi vô sắc dần xuất hiện ở kỳ
- A. đầu.
- B. giữa.
- C. sau.
- D. cuối .
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 153924
Trong quá trình nguyên phân, thoi vô sắc bắt đầu xuất hiện ở
- A. kì trung gian.
- B. kì đầu.
- C. kì giữa.
- D. kì sau.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 153925
Trong quá trình nguyên phân, các NST co xoắn cực đại ở kỳ
- A. ầu.
- B. giữa .
- C. sau.
- D. cuối.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 153926
Số NST trong tế bào ở kỳ giữa của quá trình nguyên phân là
- A. n NST đơn.
- B. n NST kép.
- C. 2n NST đơn.
- D. 2n NST kép.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 153927
Số NST trong tế bào ở kỳ sau của quá trình nguyên phân là
- A. 2n NST đơn.
- B. 2n NST kép.
- C. 4n NST đơn.
- D. 4n NST kép.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 153928
Số NST trong một tế bào ở kỳ cuối quá trình nguyên phân là
- A. n NST đơn.
- B. 2n NST đơn.
- C. n NST kép.
- D. 2n NST kép.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 153929
Trong nguyên phân, tế bào động vật phân chia chất tế bào bằng cách
- A. tạo vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo.
- B. kéo dài màng tế bào.
- C. thắt màng tế bào lại ở giữa tế bào.
- D. cả A, B, C.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 153930
Trong nguyên phân, tế bào thực vật phân chia chất tế bào bằng cách
- A. tạo vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo.
- B. kéo dài màng tế bào.
- C. thắt màng tế bào lại ở giữa tế bào.
- D. cả A, B, C.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 153931
Từ 1 tế bào ban đầu, qua k lần phân chia nguyên phân liên tiếp tạo ra được
- A. 2k tế bào con .
- B. k/2 tế bào con.
- C. 2k tế bào con.
- D. k – 2 tế bào con.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 153932
Sự phân chia vật chất di truyền trong quá trình nguyên phân thực sự xảy ra ở kỳ
- A. đầu.
- B. giữa.
- C. sau .
- D. cuối.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 153933
Trong quá trình nguyên phân, sự phân chia nhân được thực hiện nhờ
- A. màng nhân.
- B. nhân con.
- C. trung thể.
- D. thoi vô sắc.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 153934
Ở người ( 2n = 46), số NST trong 1 tế bào tại kì giữa của nguyên phân là
- A. 23
- B. 46
- C. 69
- D. 92
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 153935
Ở người ( 2n = 46 ), số NST trong 1 tế bào ở kì sau của nguyên phân là
- A. 23
- B. 46
- C. 69
- D. 92
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 153936
Ở người ( 2n = 46 ), số NST trong 1 tế bào ở kì cuối của nguyên phân là
- A. 23
- B. 46
- C. 69
- D. 92
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 153937
Có 3 tế bào sinh dưỡng của một loài cùng nguyên phân liên tiếp 3 đợt, số tế bào con tạo thành là
- A. 8
- B. 12
- C. 24
- D. 48
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 153938
Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội là 2n = 24. Một tế bào đang tiến hành quá trình phân bào nguyên phân, ở kì sau có số NST trong tế bào là
- A. 24 NST đơn.
- B. 24 NST kép.
- C. 48 NST đơn.
- D. 48 NST kép.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 153939
Trong giảm phân I, NST kép tồn tại ở
- A. kì trung gian.
- B. kì đầu.
- C. kì sau.
- D. tất cả các kì.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 153940
Trong giảm phân II, NST kép tồn tại ở
- A. kì giữa.
- B. kì sau.
- C. kì cuối.
- D. tất cả các kì trên.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 153941
Kết quả quá trình giảm phân I là tạo ra 2 tế bào con, mỗi tế bào chứa
- A. n NST đơn.
- B. n NST kép.
- C. 2n NST đơn.
- D. 2n NST kép.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 153942
Sự trao đổi chéo giữa các NST trong cặp tương đồng xảy ra vào kỳ
- A. đầu I.
- B. giữa I.
- C. sau I.
- D. đầu II.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 153943
Kết quả của quá trình giảm phân là từ 1 tế bào tạo ra
- A. 2 tế bào con, mỗi tế bào có 2n NST.
- B. 2 tế bào con, mỗi tế bào có n NST.
- C. 4 tế bào con, mỗi tế bào có 2n NST.
- D. 4 tế bào con, mỗi tế bào có n NST.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 153944
Hình thức phân chia tế bào sinh vật nhân sơ là
- A. nguyên phân.
- B. giảm phân.
- C. nhân đôi.
- D. phân đôi.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 153945
Quá trình giảm phân xảy ra ở
- A. tế bào sinh dục.
- B. tế bào sinh dưỡng.
- C. hợp tử.
- D. giao tử.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 153946
Từ một tế bào qua giảm phân sẽ tạo ra số tế bào con là:
- A. 2
- B. 4
- C. 6
- D. 8
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 153947
Kết thúc giảm phân II, mỗi tế bào con có số NST so với tế bào mẹ ban đầu là
- A. tăng gấp đôi.
- B. bằng .
- C. giảm một nửa.
- D. ít hơn một vài cặp.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 153948
Một tế bào có bộ NST 2n=14 đang thực hiện quá trình giảm phân, ở kì cuối I số NST trong mỗi tế bào con là
- A. 7 NST kép.
- B. 7 NST đơn.
- C. 14 NST kép.
- D. 14 NST đơn.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 153949
Một số tế bào sinh tinh tham gia quá trình giảm phân đã tạo ra 512 tinh trùng. Số tế bào sinh tinh là:
- A. 16
- B. 32
- C. 64
- D. 128
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 153951
Quá trình truyền đạt thông tin di truyền trên ADN được thực hiện thông qua
- A. các hình thức phân chia tế bào.
- B. sự trao đổi chất và năng lượng của tế bào.
- C. quá trình hô hấp nội bào.
- D. quá trình đồng hoá.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 153953
Hoạt động quan trọng nhất của NST trong nguyên phân là:
- A. sự tự nhân đôi và sự đóng xoắn
- B. sự phân li đồng đều về 2 cực của tế bào
- C. sự tự nhân đôi và sự phân li.
- D. sự đóng xoắn và tháo xoắn.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 153960
Nguyên liệu cần cho quá trình tổng hợp prôtêin ở vi sinh vật là:
- A. Các axit amin.
- B. ADP và glucôzơ.
- C. Các axit béo.
- D. Các phân tử glucôzơ.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 153961
Trong 1 quần thể vi sinh vật, ban đầu có 104 tế bào. Thời gian 1 thế hệ là 20phút, số tế bào trong quần thể sau 2h là
- A. 104.23.
- B. 104.24.
- C. 104.25
- D. 104.26
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 153962
Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật đạt cực đại ở pha
- A. tiềm phát.
- B. cấp số.
- C. cân bằng động.
- D. suy vong.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 153963
Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, số lượng vi sinh vật đạt cực đại và không đổi theo thời gian ở pha
- A. lag.
- B. log.
- C. cân bằng động.
- D. suy vong.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 153964
Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, để thu sinh khối vi sinh vật tối đa nên dừng ở đầu pha
- A. lag.
- B. log.
- C. cân bằng.
- D. suy vong.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 153965
Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, enzim cảm ứng được hình thành ở pha
- A. lag.
- B. log.
- C. cân bằng động.
- D. suy vong
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 153967
Việc muối chua rau quả là lợi dụng hoạt động của
- A. nấm men rượu.
- B. vi khuẩn mì chính.
- C. nấm cúc đen.
- D. vi khuẩn lactic.