Câu hỏi (27 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 97938
Tư bản Pháp đã làm gì để chuẩn bị xâm lược Việt Nam?
- A. Truyền bá đạo Thiên chúa.
- B. Mở rộng giao thương với Việt Nam.
- C. Đưa lực lượng hải quân vào vùng biển Việt Nam.
- D. Xúi giục giáo dân chống lại triều đình nhà Nguyễn.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 97939
Giữa thế kỷ XIX chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng
- A. khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng.
- B. có nền công - thương nghiệp phát triển.
- C. ổn định và phát triển.
- D. phát triển nhanh chóng.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 97941
Nguyên nhân quan trọng nhất làm thất bại chiến thuật "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp ở Đà Nẵng là
- A. việc tiếp tế lương thực thuốc men khó khăn.
- B. khí thế kháng chiến sôi sục trong nhân dân cả nước.
- C. không quen thuộc địa hình, địa thế ở Việt Nam.
- D. quân Pháp không quen với thời tiết, bị đau ốm nhiều.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 97942
Bộ máy nhà nước thời Nguyễn mang tính chất
- A. nhà nước quân chủ lập hiến.
- B. nhà nước phong kiến phân quyền.
- C. nhà nước quân chủ chuyên chế.
- D. nhà nước dân chủ.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 97944
Nguyên cớ để thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam là
- A. vua Tự Đức mất.
- B. lực lượng giáo dân ủng hộ.
- C. nhà Nguyễn cấm đạo Thiên chúa.
- D. vương triều Tây Sơn sụp
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 97945
Ý nào sau đây không thuộc nội dung của Hiệp ước Nhâm Tuất 5/6/1862?
- A. nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ.
- B. bồi thường chiến phí 280 vạn lạng bạc.
- C. triều đình Huế chính thức thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kỳ.
- D. Việt Nam mở các cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp tự do buôn bán.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 97946
Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên khi xâm lược Việt Nam?
- A. Vì Đà Nẵng là cổ họng kinh thành Huế.
- B. Vì quân triều đình ở Đà Nẵng rất ít.
- C. Vì Đà Nẵng có tiềm lực kinh tế.
- D. Vì Đà Nẵng có cảng nước sâu, gần kinh thành Huế.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 97947
Vào những năm 1918 - 1922 phong trào chống Anh dâng cao tại Ấn Độ là
- A. Gandhi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng.
- B. mở rộng xâm lược Ấn Độ.
- C. thực dân Anh tiếp tục tăng cường, đàn áp.
- D. Đảng Cộng sản Ấn Độ được thành lập.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 97948
Sự kiện phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh ngày 15/8/1945 tác động như thế nào đến Việt Nam?
- A. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước.
- B. Bùng nổ cao trào kháng Pháp - Nhật giành độc lập.
- C. Thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng trung ương.
- D. Cao trào kháng Nhật cứu nước.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 97949
Tính chất quân chủ chuyên chế của bộ máy chính trị triều Nguyễn được thể hiện ở chỗ
- A. quyền lực tập trung trong tay hội đồng cơ mật.
- B. quyền lực tập trung trong tay các đại thần.
- C. hầu hết quan lại trong triều rất bảo thủ và cuồng bạo.
- D. quyền lực tập trung trong tay nhà vua.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 97950
Tại mặt trận Đà Nẵng, Nguyễn Tri Phương đã sử dụng chiến thuật gì?
- A. Tích cực thực hiện "vườn không nhà trống".
- B. Tạm thời rút toàn bộ lực lượng về bảo vệ kinh thành Huế.
- C. Cử người sang thương thuyết, nghị hòa với thực dân Pháp.
- D. Tập trung lực lượng chủ động tấn công Pháp.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 97951
Nguyên nhân sâu xa để thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam là
- A. khai hóa văn minh cho triều Nguyễn.
- B. truyền đạo Ki tô giáo.
- C. giúp Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn.
- D. để mở rộng thị trường.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 97952
Khả năng phòng thủ đất nước bị giảm sút, quốc phòng yếu kém trong bối cảnh các nước phương Tây đang tìm cách xâm lược là trách nhiệm của
- A. giáo dân Việt Nam.
- B. nông dân Việt Nam.
- C. của văn thân, sĩ phu.
- D. triều đình nhà Nguyễn.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 97953
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào ngày 3 tháng 9/1939, với sự kiện là
- A. Đức tấn công Liên Xô.
- B. Đức tấn công Balan.
- C. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức.
- D. Đức tấn công Anh, Pháp.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 97954
Giữa thế kỷ XIX Việt Nam là
- A. một nước thuộc địa của Pháp.
- B. một nước phụ thuộc vào Pháp.
- C. thuộc địa của Tây Ban Nha.
- D. quốc gia phong kiến độc lập có chủ quyền.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 97955
Hệ quả quan trọng nhất của Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
- A. Hình thành trật tự thế giới hai cực.
- B. Làm sụp đổ hệ thống Versailles - Washington.
- C. Làm thay đổi căn bản trong tình hình thế giới.
- D. Tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 97956
Chủ trương phòng ngự bị động của quan, quân triều đình nhà Nguyễn đã dẫn đến hậu quả gì?
- A. Nhà Nguyễn có sự phân hóa tư tưởng chủ hòa làm lòng dân li tán.
- B. Pháp có cơ hội tập trung lực lượng đưa ra chiến trường Đà Nẵng.
- C. Phong trào kháng chiến của nhân dân Gia Định gặp khó khăn.
- D. Pháp có điều kiện củng cố lực lượng mở rộng đánh chiếm Nam Kỳ.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 97957
Sự kiện nước Đức ký văn bản đầu hàng không điều kiện ngày 9/5/1945 có ý nghĩa gì?
- A. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn ở Châu Âu.
- B. Liên xô đã giành thắng lợi hoàn toàn.
- C. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn trên thế giới.
- D. Chủ nghĩa phát xít hoàn toàn bị tiêu diệt.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 97958
Trận đánh có ý nghĩa bước ngoặt của Hồng quân Liên Xô chuyển từ phòng thủ sang tấn công là
- A. trận Moskva.
- B. trận Kursk.
- C. trận công phá Berlin.
- D. trận Stalingrat.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 97959
Tư tưởng nào được truyền vào Trung Quốc sau phong trào Ngũ tứ?
- A. Tư tưởng phong kiến bảo thủ.
- B. Tư tưởng cải cách ở Nhật Bản.
- C. Chủ nghĩa Mark- Lenin.
- D. Tư tưởng tiến bộ trên thế giới.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 97961
Phong trào Ngũ tứ đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ
- A. đánh đổ phong kiến sang đánh đổ đế quốc.
- B. cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
- C. cách mạng dân chủ sang cách mạng dân tộc.
- D. cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng vô sản.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 97962
Lực lượng nào là trụ cột trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít?
- A. Nhân dân lao động ở các nước phát xít.
- B. Nhân dân và Hồng quân Liên Xô.
- C. Nhân dân các nước thuộc địa.
- D. Ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 97963
Chế độ chính trị của triều đình nhà Nguyễn bảo thủ lạc hậu là do
- A. thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng không giao thương buôn bán với bên ngoài.
- B. triều Nguyễn quá đề cao Nho giáo, xem trật tự phong kiến là bất di bất dịch.
- C. không có sĩ phu tiến bộ nào mạnh dạn đề nghị cải cách bộ máy nhà nước.
- D. nhà Nguyễn chưa bao giờ tiếp xúc với người phương Tây.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 97964
Tại hội nghị Munich (Đức), Anh và Pháp đã có động thái như thế nào?
- A. Tiếp tục nhân nhượng Đức, trao cho Đức vùng Sudeten của Tiệp Khắc.
- B. Cắt một phần lãnh thổ của hai nước cho Đức để Đức tấn công Liên Xô.
- C. Kêu gọi đoàn kết chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ vùng Sudeten của Tiệp Khắc.
- D. Quyết định liên kết với Liên Xô chống lại Đức và Italia.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 97965
Trình bày diễn biến Pháp xâm lược Việt Nam từ 1859 – 1867. Hãy nêu nhận xét về tinh thần chống Pháp của vua quan triều đình nhà Nguyễn.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 97966
Nhận xét về tinh thần chống Pháp của vua quan triều đình nhà Nguyễn:
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 97968
Để buộc Nhật phải đầu hàng, theo em, Mỹ có cần phải thả 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản hay không? Tại sao?