Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 141200
Tổ chức sống nào sau đây có cấp thấp nhất so với các tổ chức còn lại?
- A. Quần thể
- B. Quần xã
- C. Cơ thể
- D. Hệ sinh thái
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 141201
Cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ sống là:
- A. Sinh quyển
- B. Hệ sinh thái
- C. Loài
- D. Hệ cơ quan
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 141202
Tập hợp nhiều tế bào cùng loại và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành:
- A. Hệ cơ quan
- B. Mô
- C. Cơ thể
- D. Cơ quan
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 141203
Tổ chức nào sau đây là đơn vị phân loại của sinh vật trong tự nhiên?
- A. Quần thể
- B. Quần xã
- C. Loài
- D. Sinh quyển
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 141205
Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống vì:
1. Tất cả các loài sinh vật đều có cấu tạo từ tế bào.
2. Mọi hoạt động sống của cơ thể đều diễn ra trong tế bào.
3. Cơ sở sinh sản là sự phân bào.
Phương án đúng là:
- A. 1
- B. 1, 2
- C. 1, 2, 3
- D. 1, 3
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 141206
Nhờ quá trình điều hòa của cơ quan nào mà cơ thể động vật là một thể thống nhất?
- A. Hệ tuần hoàn và hệ hô hấp.
- B. Hệ tiêu hóa và hệ nội tiết.
- C. Hệ thần kinh và thể dịch.
- D. Nhờ tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 141208
Các cá thể cùng loài, sống chung với nhau trong một vùng địa lí nhất định, tạo nên cấp độ sống nào sau đây?
- A. Hệ sinh thái
- B. Quần thể sinh vật
- C. Quần xã sinh vật
- D. Sinh quyển
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 141210
Một cấp độ tổ chức sống không có đặc điểm nào sau đây?
1. Là hệ thống mở.
2. Tương tác với môi trường sống.
3. Cấu trúc phù hợp với chức năng sống.
4. Tự điều chỉnh.
5. Không thay đổi.
6. Hoạt động độc lập với chung quanh.
Phương án đúng là:
- A. 4, 5, 6
- B. 1, 2, 5
- C. 5, 6
- D. 1, 2, 3, 4
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 141211
Hệ thống mở là:
- A. Trao đổi chất và năng lượng với môi trường.
- B. Cần được môi trường cung cấp năng lượng.
- C. Phải bài tiết từ cơ thể ra môi trường những chất không cần thiết.
- D. Lấy vật chất từ môi trường đồng hóa các hợp chất đặc trưng cho cơ thể.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 141213
Hệ cơ quan của cơ thể đa bào là:
- A. Nhiều cơ quan giống nhau cùng đảm nhận một chức năng.
- B. Nhiều cơ quan khác nhau có chức năng khác nhau.
- C. Nhiều cơ quan giống nhau, đảm nhận các chức năng khác nhau.
- D. Nhiều cơ quan khác nhau, hoạt động phối hợp cùng thực hiện một chức năng.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 141214
Vào thế kỉ XVIII, Cac Linne đã chia sinh vật thành 2 giới nào?
- A. Sinh vật bậc thấp và sinh vật bậc cao.
- B. Sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.
- C. Thực vật và động vật.
- D. Tiến hóa thấp và tiến hóa cao.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 141216
Vào thế kỉ XIX, động vật nguyên sinh được xếp vào giới:
- A. Vi sinh vật
- B. Khởi sinh
- C. Thực vật
- D. Động vật
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 141217
Vi khuẩn được xếp vào giới nào?
- A. Khởi sinh
- B. Động vật
- C. Nguyên sinh
- D. Nấm
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 141219
Giới khởi sinh không có đặc điểm nào?
- A. Cơ thể đơn bào
- B. Sống theo phương thức tự dưỡng.
- C. Cơ thể chứa tế bào nhân thực.
- D. Sống theo phương thức dị dưỡng.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 141220
Giới nguyên sinh có những đặc điểm nào?
1. Cơ thể đơn bào hoặc đa bào.
2. Tế bào nhân sơ hoặc tế bào nhân thực.
3. Sống theo phương thức dị dưỡng.
4. Sống theo phương thức tự dưỡng.
Phương án đúng là:
- A. 1, 3, 4
- B. 1, 4
- C. 1, 2, 3, 4
- D. 1, 3
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 141222
Giới nấm không có đặc điểm nào?
1. Cơ thể đa bào phức tạp.
2. Tế bào nhân sơ.
3. Tế bào nhân thực.
4. Sống theo phương thức tự dưỡng.
5. Sống theo phương thức dị dưỡng.
Phương án đúng là:
- A. 2
- B. 3, 4
- C. 2, 4
- D. 1, 2, 5
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 141223
Giới thực vật có những đặc điểm nào sau đây?
1. Sống theo phương thức dị dưỡng.
2. Cơ thể đa bào phức tạp.
3. Tế bào nhân thực hoặc tế bào nhân sơ.
4. Sống cố định theo phương thức tự dưỡng.
5. Cơ thể đơn bào hoặc đa bào.
Phương án đúng là:
- A. 1, 2, 3, 4, 5
- B. 2, 3, 4, 5
- C. 2, 3, 4
- D. 2, 4
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 141224
Đặc điểm nào sau đây không thuộc giới động vật?
1. Tế bào nhân sơ.
2. Cơ thể đơn bào hoặc đa bào.
3. Sống chuyển động và theo phương thức dị dưỡng.
4. Cơ thể đa bào phức tạp.
Phương án đúng là:
- A. 1
- B. 1, 2, 3
- C. 1, 2, 3, 4
- D. 1, 2
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 141225
Tế bào nhân sơ có các đặc điểm:
1. Cấu trúc dưới mức tế bào.
2. Đã có màng nhân nhưng vật chất di truyền ở mức độ sơ khai.
3. Vật chất di truyền chưa được màng nhân bao bọc.
4. Xuất hiện trước sinh vật nhân thực.
5. Tiến hóa hơn so với tế bào nhân thực.
Phương án đúng:
- A. 1, 3, 4, 5
- B. 1, 3, 4
- C. 1, 3
- D. 1, 2, 3, 4
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 141226
Làm giấm, sữa chua, bia, rượu, tương bần,… là ứng dụng của con người dựa vào hoạt động chuyển hóa của các sinh vật thuộc giới nào thực hiện?
- A. giới động vật
- B. giới Khởi sinh
- C. giới Nguyên sinh
- D. giới Nấm
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 141228
Đặc điểm nào sau đây không thuộc nhóm động vật nguyên sinh?
- A. Không có thành xenlulozo.
- B. Không có lục lạp.
- C. Cơ thể đa bào.
- D. Sống dị dưỡng, cơ thể vận động bằng lông hoặc roi.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 141230
Nhóm thực vật nguyên sinh có các đặc điểm nào sau đây?
1. Cơ thể đơn bào hoặc đa bào.
2. Có lục lạp nên tự dưỡng quang hợp.
3. Có thể sống theo phương thức tự dưỡng hoặc dị dưỡng tùy vào sự có mặt của lục lạp hay không?
4. Có thành xenlulozo.
Phương án đúng là:
- A. 1, 2, 4
- B. 1, 2, 3
- C. 1, 2, 3, 4
- D. 2, 4
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 141231
Nấm nhầy có những đặc điểm cơ bản nào?
- A. đơn bào, cộng bào; tự dưỡng hoặc dị dưỡng.
- B. đa bào, dị dưỡng hoại sinh.
- C. đơn bào, cộng bào; tự dưỡng quang hợp.
- D. đơn bào, cộng bào; dị dưỡng hoại sinh.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 141233
Các nhóm sinh vật nào sau đây thuộc giới Nguyên sinh?
1. Nấm nhầy 2. Thực vật nguyên sinh
3. Vi khuẩn lam 4. Vi sinh vật cổ 5. Động vật nguyên sinh
Lựa chọn nào sau đây đúng?
- A. 1, 2, 3, 5
- B. 1, 2, 3, 4, 5
- C. 1, 3, 5
- D. 1, 2, 5
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 141235
Trong số các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
1. Nấm là sinh vật thuộc tế bào nhân sơ.
2. Mọi loài nấm đều thuộc cơ thể đa bào dạng sợi.
3. Tùy theo loài, nấm có thể sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng.
4. Nấm sinh sản chủ yếu bằng cách nẩy chồi.
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 141236
Dạng sinh vật nào sau đây không được xếp cùng giới với các dạng sinh vật còn lại?
- A. Nấm men
- B. Nấm mốc
- C. Nấm nhầy
- D. Địa y
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 141238
Đặc điểm về cấu tạo nào sau đây không thuộc giới thực vật?
1. Cơ thể phân hóa thành nhiều mô, nhiều cơ quan.
2. Là những sinh vật nhân thực, đa bào.
3. Lớp ngoài cùng của tế bào là màng nguyên sinh.
4. Tế bào chứa lục lạp và chất diệp lục.
5. Có không bào phát triển.
Đáp án nào sau đây đúng?
- A. 3, 5
- B. 1, 4
- C. 3
- D. 2, 3
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 141239
Giới thực vật có đặc điểm dinh dưỡng nào?
1. Tự dưỡng nhờ chứa lục lạp.
2. Thân cành vững chắc nhờ tế bào có mang xenlulozo.
3. Có thể vừa tự dưỡng vừa dị dưỡng.
4. Sử dụng chất vô cơ, tổng hợp chất hữu cơ.
5. Có đời sống cố định.
Đáp án nào sau đây đúng?
- A. 1, 2, 4
- B. 1, 2, 5
- C. 1, 2, 4, 5
- D. 1, 2, 3, 4, 5
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 141241
Giới động vật có đặc điểm dinh dưỡng nào?
1. Gồm những sinh vật nhân thực hoặc nhân sơ, đơn bào hoặc đa bào.
2. Cơ thể phân hóa thành các mô, cơ quan và các hệ cơ quan.
3. Có hệ cơ quan vận động và hệ thần kinh.
4. Đa phần có khả năng dị dưỡng, một số ít có khả năng tự dưỡng.
Đáp án nào sau đây đúng?
- A. 2, 3, 4
- B. 1, 2, 3
- C. 1, 2, 3, 4
- D. 2, 3
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 141243
Điều dưới đây đúng khi nói về một hệ thống sống:
- A. Một hệ thống mở.
- B. Có khả năng tự điều chỉnh.
- C. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 141244
Một hệ thống hoàn chỉnh, tương đối ổn định bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã được gọi là:
- A. Quần thể
- B. Loài sinh vật
- C. Hệ sinh thái
- D. Nhóm quần xã
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 141245
Những giới sinh vật có đặc điểm cấu tạo cơ thể đa bào và có nhân chuẩn là:
- A. Thực vật, nấm, động vật
- B. Nguyên sinh, khởi sinh, động vật
- C. Thực vật, nguyên sinh, khởi sinh
- D. Nấm, khởi sinh, thực vật
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 141247
Câu có nội đúng trong các câu sau đây là:
- A. Chỉ có thực vật mới sống tự dưỡng quang hợp.
- B. Chỉ có động vật theo lối dị dưỡng.
- C. Giới động vật gồm các cơ thể đa bào và cùng có cơ thể đơn bào.
- D. Vi khuẩn không có lối sống cộng sinh.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 141248
Sử dụng đoạn câu dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 34 đến 38:
Động vật nguyên sinh thuộc giới ……….(I) là những sinh vật ……………..(II), sống …………..(III). Tảo thuộc giới …………….(IV), sống ………….(V).
Số (I) là:
- A. Nguyên sinh
- B. Động vật
- C. Khởi sinh
- D. Thực vật
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 141249
Sử dụng đoạn câu dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 34 đến 38:
Động vật nguyên sinh thuộc giới ……….(I) là những sinh vật ……………..(II), sống …………..(III). Tảo thuộc giới …………….(IV), sống ………….(V).
Số (II) là:
- A. Đa bào bậc cấp
- B. Đa bào bậc cao
- C. Đơn bào
- D. Đơn bào và đa bào
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 141250
Sử dụng đoạn câu dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 34 đến 38:
Động vật nguyên sinh thuộc giới ……….(I) là những sinh vật ……………..(II), sống …………..(III). Tảo thuộc giới …………….(IV), sống ………….(V).
Số (III) là:
- A. Tự dưỡng
- B. Dị dưỡng
- C. Kí sinh bắt buộc
- D. Cộng sinh
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 141251
Sử dụng đoạn câu dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 34 đến 38:
Động vật nguyên sinh thuộc giới ……….(I) là những sinh vật ……………..(II), sống …………..(III). Tảo thuộc giới …………….(IV), sống ………….(V).
Số (IV) là:
- A. Thực vật
- B. Nguyên sinh
- C. Nấm
- D. Khởi sinh
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 141252
Sử dụng đoạn câu dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 34 đến 38:
Động vật nguyên sinh thuộc giới ……….(I) là những sinh vật ……………..(II), sống …………..(III). Tảo thuộc giới …………….(IV), sống ………….(V).
Số (V) là:
- A. Tự dưỡng theo lối hóa tổng hợp
- B. Tự dưỡng theo lối quang tổng hợp
- C. Dị dưỡng theo lối hoại sinh
- D. Kí sinh bắt buộc
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 141253
Cấu trúc nào sau đây được xem là đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt giữa động vật có xương sống với động vật thuộc các ngành không có xương sống?
- A. Vỏ kitin của cơ thể
- B. Vỏ đá vôi
- C. Hệ thần kinh
- D. Cột sống
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 141254
Giới động vật phát sinh từ dạng sinh vật nào sau đây?
- A. Trùng roi nguyên thủy
- B. Vi khuẩn
- C. Tảo đa bào
- D. Nấm