YOMEDIA
NONE

Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 3: TH: Thí nghiệm TĐN ở TV và trồng cây bằng thủy canh, khí canh


Chúng ta đã tìm hiểu về lí thuyết các nội dung về trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật nhưng trong thực tế nước đã hấp thụ vào cây, vận chuyển trong cây và thoát ra khỏi cây như thế nào? Ngoài trồng cây trong đất, người ta có thể trồng cây trong nước, trồng cây trong không khí được không? hãy cùng HOC247 tìm hiểu câu trả lời qua nội dung của Bài 3: Thực hành: Thí nghiệm trao đổi nước ở thực vật và trồng cây bằng thủy canh, khí canh trong chương trình Sinh học 11 Chân trời sáng tạo.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chuẩn bị

- Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh hoặc cốc nhựa, thùng xốp, kẹp gỗ, ống nhỏ giọt, kim mũi mác, kính hiển vi, giấy thấm, lam kinh, lamen, túi nylon trong và lớn.

- Hoá chất: mực tím, phân NPK, dung dịch trồng thuỷ canh.

- Mẫu vật: Cây đậu xanh (hoặc cà chua, đậu tương, ...) có đủ rễ, thân, lá; cành hoa trắng (cúc, huệ); hạt giống (đậu, lúa, ngô); xơ dừa; đoạn phim hoặc hình ảnh về mô hình trồng cây khí canh.

1.2. Cách tiến hành

1.2.1. Đặt câu hỏi nghiên cứu

Hãy xác định vấn đề được nêu ra trong mỗi hiện tượng thực tiễn sau đây và đặt ra các câu hỏi nghiên cứu về hiện tượng mà em quan sát được.

- Sau khi cho nước vào chậu cây một thời gian thì đất trong chậu bị khô.

- Hoa khi còn ở trên cây bao giờ cũng tươi cho đến lúc tàn.

- Quan sát bằng kính hiển vi sẽ thấy được thành phần cấu tạo của khí khổng.

- Nơi nào có cây xanh ở đó độ ẩm không khí cao.

- Trồng cây chỉ cần tưới một lượng nước vừa đủ.

- Một số cây có thể sinh trưởng, phát triển không cần đất.

Thí nghiệm trao đổi nước ở thực vật và trồng cây bằng thủy canh, khí canh

1.2.2. Đề xuất giả thuyết và phương án chứng minh giả thuyết

Hãy đề xuất các giả thuyết để giải thích cho các vấn đề đã nêu và đề xuất phương án kiểm chứng cho mỗi giả thuyết đó.

1.2.3. Thiết kế nghiên cứu kiểm chứng giả thuyết

a. Thí nghiệm chứng minh sự hút nước ở rễ

- Bước 1: Chuẩn bị trước hai cốc thuỷ tinh có thể tích bằng nhau:

+ Cốc A không cầm cây, đổ đầy nước.

+ Cốc B cắm một cây nhỏ có đủ rễ, thân, lá; đổ đầy nước. Đậy nắp hai cốc để tránh bay hơi nước (nắp cốc B có đục lỗ để cây xuyên qua).

Thí nghiệm chứng minh sự hút nước ở rễ

Hình 1. Thí nghiệm chứng minh sự hút nước ở rễ

- Bước 2: Sau 3 ngày, quan sát mực nước ở hai cốc và rút ra nhận xét.

 

b. Thí nghiệm chứng minh sự vận chuyển nước trong thân

- Bước 1: Chuẩn bị hai cốc thuỷ tinh A và B bằng nhau. Đổ nước đầy hai cốc. Cốc B nhỏ thêm mực (tím/đỏ/xanh) để dễ quan sát. Mỗi cốc cắm một cành hoa trắng.

Thí nghiệm chứng minh sự vận chuyển nước trong thân

Hình 2. Thí nghiệm chứng minh sự vận chuyển nước trong thân

- Bước 2: Sau một thời gian, quan sát mực nước và màu sắc của hoa ở hai cốc và rút ra nhận xét (càng để lâu thi quan sát càng rõ).

- Bước 3: Dùng dao cắt dọc một đoạn thân ở mỗi cành hoa. Dùng kính lúp quan sát màu sắc bên trong thân của hai cành hoa ở hai cốc và rút ra nhận xét.

 

c. Thí nghiệm chứng minh sự thoát hơi nước ở lá

- Bước 1: Chuẩn bị trước hai chậu cây củng loại có độ tuổi và kích cỡ bằng nhau.

- Bước 2:

+ Chậu (1): Cắt bỏ hết lá, chỉ còn lại rễ, thân, cảnh.

+ Chậu (2): Để nguyên, cây còn tất cả rễ, thân, cành, lá.

- Bước 3: Dùng hai túi nylon trắng có kích thước phù hợp trùm lên hai cây ở hai chậu.

- Bước 4: Sau khoảng 1 giờ, quan sát thành túi nylon ở hai chậu và rút ra nhận xét.

Thí nghiệm chứng mình sự thoát hơi nước ở lá

Hình 3. Thí nghiệm chứng minh sự thoát hơi nước ở lá

 

d. Thực hành tưới nước chăm sóc cây

- Bước 1: Chuẩn bị ba cây (cả chua/đậu xanh/đậu tương, ...) có cùng độ tuổi, trồng trong ba chậu không thủng lỗ ở đáy có cùng kích thước (đường kính 20 cm, cao 25 cm), lượng đất trồng, chế độ bón phân giống nhau (2 g phân NPK/chậu).

- Bước 2: Hằng ngày tưới nước cho ba chậu theo chế độ khác nhau:

+ Chậu (1): không tưới.

+ Chậu (2): tưới 100 mL nước, 1 lần/ngày vào buổi sáng sớm.

+ Chậu (3): tưới 2 lần/ngày vào buổi sáng sớm và buổi chiều tối, mỗi lần tưới nước ngập đất trong chậu.

- Bước 3: Sau 1 tuần, quan sát và so sánh hình thái của các cây ở ba chậu và rút ra nhận xét.

 

e. Thực hành quan sát khí khổng ở lá mồng tơi dưới kính hiển vi

- Bước 1: Chuẩn bị tiêu bản hiển vi:

+ Dùng kim mũi mác tách biểu bì dưới của lá một hình vuông, mỗi chiều khoảng 0,5 cm (chú ý không để dính phần thịt lá).

+ Đặt mẫu lên lam kính và nhỏ một giọt nước (có thể pha màu xanh methylene để quan sát rõ hơn). Đậy lamen lên trên lớp biểu bì, dùng giấy thấm nếu có nước tràn ra ngoài.

- Bước 2: Quan sát kính hiển vi ở vật kính 10x để thấy được tổng thể sự phân bố của các khí khổng, sau đó chuyển sang vật kính 40x để thấy rõ cấu tạo của một khí khổng.

- Bước 3: Điền vào chú thích các thành phần cấu tạo của khí khổng.

Khí khổng dưới kính hiển vi

Hình 4. Khí khổng dưới kính hiển vi

 

f. Thực hành trồng cây thuỷ canh

- Bước 1: Chuẩn bị một thùng xốp có nắp đậy. Trên nắp khoét bốn lỗ tròn để có thể đặt khít bốn cốc nhựa vào lỗ. Trên thành và đáy của cốc nhựa có khoét các lỗ để nước trong thùng có thể xâm nhập vào cốc và rễ cây trong cốc vươn ra ngoài. Cho giá thể (xơ dừa) vào trong các cốc.

- Bước 2:

+ Cho vào thùng dung dịch dinh dưỡng trồng thuỷ canh (có mực nước ngang 1/2 chiều cao của cốc).

+ Chọn một loại hạt giống (đậu/lúa/ngô) gieo vào các cốc (mỗi cốc năm hạt). Đặt cốc vào nắp đậy sao cho mực nước ngang 1/2 chiều cao cốc và làm ướt giá thể thường xuyên. Theo dõi sự nảy mầm.

- Bước 3: Đặt thùng cây vào nơi có đủ ánh sáng. Sau 1 tuần khi cây mọc tốt và vươn lên cao, quan sát sự sinh trưởng của các cây trồng.

 

g. Quan sát mô hình trồng cây khí canh

- Bước 1: Quan sát các ảnh chụp và xem phim về mô hình trồng cây khí canh.

- Bước 2: Thảo luận trả lời các câu hỏi:

+ Kĩ thuật trồng cây khí canh được tiến hành như thế nào?

+ Trồng cây khí canh có những ưu điểm gì?

Mô hình trồng cây khí canh

Hình 5. Mô hình trồng cây khí canh

1.2.4. Thảo luận

Các nhóm mô tả kết quả quan sát được và đưa ra kết luận giả thuyết đúng/sai. Từ đó, kết luận vấn đề nghiên cứu.

1.2.5. Báo cáo kết quả thực hành

Viết và báo cáo kết quả theo mẫu:

BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH

THÍ NGHIỆM TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT VÀ TRỒNG CÂY BẰNG THUỶ CANH, KHÍ CANH

Thứ .. ngày …. tháng ... năm ...   

 Nhóm: ...                   Lớp: ..                  Họ và tên thành viên: ...

1. Mục đích thực hiện thí nghiệm.

2. Kết quả và giải thích.

a. Nước trong cốc B ở thí nghiệm chứng minh sự hút nước của rễ bị cạn là do nguyên nhân nào?

b. Vì sao cánh hoa và bên trong thân chuyển sang màu mực?

c. Vì sao túi nylon ở chậu (2) trong thí nghiệm chứng minh sự thoát hơi nước ở lá bị mờ đi vì hơi nước?

d. Vì sao trong thí nghiệm tưới nước chăm sóc cây, cây ở chậu (1) bị héo, cây ở chậu (2) sinh trưởng bình thường, cây ở chậu (3) bị úng nước?

e. Thành phần cấu tạo của khí khổng: (1): .., (2): ..., (3):..., (4): ..

f. Cây trong thùng xốp sinh trưởng được nhờ yếu tố nào?

g. Trả lời các câu hỏi đã đặt ra khi quan sát trồng cây khí canh.

3. Kết luận.

Luyện tập Bài 3 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

Học xong bài này các em cần biết:

- Thực hiện được các thí nghiệm chứng minh sự hút nước ở rễ; vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá.

- Thực hành quan sát được cấu tạo khí khổng ở lá.

- Thực hiện được các bước trồng cây thuỷ canh, khí canh.

2.1. Trắc nghiệm Bài 3 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Chương 1 Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK Bài 3 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Chương 1 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải Câu hỏi 2a trang 28 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 2b trang 28 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 2c trang 28 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 2d trang 28 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 2e trang 28 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi 2g trang 28 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Hỏi đáp Bài 3 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 11 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON