YOMEDIA
NONE

Sinh học 11 Cánh diều Bài 21: Sinh sản ở thực vật


Thực vật có những hình thức sinh sản nào? Trong thực tiễn các hình thức sinh sản ở thực vật được áp dụng như thế nào? Cùng HOC247 tham khảo nội dung của Bài 21: Sinh sản ở thực vật trong chương trình Sinh học 11 Cánh diều để có thể trả lời các vấn đề này.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sinh sản vô tính ở thực vật và ứng dụng

1.1.1. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật

- Thực vật có hình thức sinh sản vô tính là sinh sản sinh dưỡng.

- Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản vô tính trong đó cả thể con được hình thành từ bộ phận hoặc cơ quan sinh dưỡng của cả thể mẹ, phổ biến như thân bò (cây dâu tây....), thân rễ (cây tre,...), thân củ (cây khoai tây,...), thân hành (cây hành, cây tỏi,...), chối bên (cây cúc,...), lá (cây lá bỏng...), rễ (cây khoai lang,...).

Một số hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật

Hình 1. Một số hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật

- Ở thực vật bào tử như rêu và dương xỉ, trong giai đoạn đơn bội (n), bào từ khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ nguyên phân, phát triển thành thể giao tử trưởng thành (n), chính là cơ thể mới (cây rêu) hoặc là cơ sở hình thành thể bào tử (cây dương xỉ). Thể giao tử sinh ra giao tử đực và cái, từ đó thể bào tử (2n) hình thành qua thụ tinh trong sinh sản hữu tính.

Sinh sản ở rêu

Hình 2. Sinh sản ở rêu

1.1.2. Các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật và ứng dụng

- Nhân giống vô tính ở thực vật là tạo ra cơ thể mới từ một bộ phận sinh dưỡng của cơ thể mẹ, ví dụ: giâm, chiết, ghép, tách củ và nuôi cấy mô.

Một số hình thức nhân giống vô tính ở thực vật

Hình 3. Một số hình thức nhân giống vô tính ở thực vật

- Sinh sản vô tính ở thực vật được ứng dụng để vừa nhân nhanh giống cây trồng, vừa giữ được các đặc tính quý (năng suất, phẩm chất) của cây mẹ, rút ngắn thời gian bắt đầu ra hoa của cây trồng.

- Nuôi cấy mô tế bào cho phép nhân giống sạch virus, cứu phôi, tạo cây đơn bội, sản xuất nhanh sinh khối thực vật, ...

1.2. Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa

- Cấu tạo chung của hoa:

+ Hoa là cơ quan sinh sản hữu tính của thực vật có hoa.

+ Hoa lưỡng tính gồm các bộ phận là đế hoa, đài hoa (lá đài), tràng (cánh) hoa, bộ nhị hoa và bộ nhuỵ hoa.

+ Hoa đơn tính chỉ có hoặc bộ nhị (hoa đực) hoặc bộ nhuỵ (hoa cái).

- Sự hình thành hạt phấn, túi phôi:

+ Trong bao phấn, tế bào mẹ hạt phấn (2n) giảm phân tạo thành 4 tiểu bào tử (n). Mỗi tiểu bào tử nguyên phân một lần tạo thành tế bào sinh dưỡng (tế bào lớn) và tế bào sinh sản (tế bào nhỏ). Tế bào sinh dưỡng sẽ phát triển thành ống phấn, tế bào sinh sản sẽ nguyên phân tạo thành hai tinh tử (giao tử đực). Cấu trúc hai tế bào có vách dày chung này gọi là hạt phấn.

+ Trong bầu nhuỵ có một hay nhiều noãn chứa tế bao trung tâm lớn. Tế bao trung tâm (2n) giảm phân tạo ra bốn tế bào đơn bội không cân đối, ba tế bào tiêu biến, tế bào lớn (đại bào tử) nguyên phân liên tiếp 3 lần tạo thành 8 nhân. Cấu trúc này gọi là túi phôi chứa tế bào trứng (n) và hai tế bào kèm, nhân lưỡng cực và ba tế bào đối cực.

+ Hạt phấn là thể giao tử đực và túi phôi là thể giao tử cái. Giao tử đực là các tinh tử, giao tử cái là trứng.

Sự hình thành hạt phấn và túi phôi

Hình 4. Sự hình thành hạt phấn và túi phôi

- Thụ phấn và thụ tinh:

+ Thụ phấn là quá trình phát tán hạt phấn từ nhị tiếp xúc với đầu nhụy. Có hai hình thức thụ phấn là tự thụ phấn (hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ của hoa cùng cây) và thụ phấn chéo (hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy của hoa khác cây). 

+ Khi hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ, gặp điều kiện thuận lợi và có sự tương hợp di truyền sẽ nảy mầm. Tế bào ống phấn dài ra thành ống phấn, ống phấn xuyên qua vòi nhụy chui vào bầu nhuỵ. Hai tinh tử di chuyển theo ống phấn và được giải phóng vào túi phôi.

+ Thụ tinh là sự kết hợp giao tử đực và giao từ cái tạo thành hợp tử. Ở thực vật có hoa có quá trình thụ tinh kép do cả hai tinh tử đều tham gia vào quá trình thụ tinh. 

Thụ phấn (a) và thụ tinh (b) ở thực vật

Hình 5. Thụ phấn (a) và thụ tinh (b) ở thực vật

- Hình thành hạt và quả:

+ Hình thành hạt: Noãn đã thụ tinh phát triển thành hạt. Hợp tử (2n) phân chia và phát triển thành phôi mang các bộ phận là chồi mầm, thân mầm, lá mầm và rễ mầm. Tế bào tam bội (3n) phát triển thành nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển. Vô noãn tạo thành vỏ hạt. Hạt ở cây Một lá mầm có nội nhũ, hạt ở cây Hai lá mầm không có nội nhũ.

+ Hình thành quả: Bầu nhuỵ dày lên, phát triển thành quả, chứa hạt, giúp bảo vệ và phát tán hạt. 

- Quả trình chín của quả: Khi chín, trong quả diễn ra các quá trình chuyển hoá hoá sinh, sinh lí làm thay đổi màu sắc, độ cứng, vị và xuất hiện hương thơm.

- Ứng dụng sinh sản hữu tính ở thực vật: 

+ Sinh sản hữu tính ở thực vật được ứng dụng trong chọn, tạo giống cây trồng nhằm chọn lọc được các tính trạng quý.

+ Lai hữu tính là phương pháp tạo giống cây trồng chủ yếu và đã đạt được nhiều thành tựu.

1.3. Thực hành nhân giống cây bằng sinh sản dinh dưỡng, thụ phấn cho cây

1.3.1. Thực hành nhân giống cây bằng sinh sản sinh dưỡng (giãm, chiết, ghép và tách củ)

a. Cơ sở lí thuyết

- Tế bào thực vật có tính toàn năng, trong điều kiện thích hợp, từ một tế bào, cơ quan hay bộ phận có thể phát triển thành cơ thể mới hoàn chỉnh.

- Thực vật có thể tái sinh tạo thành cây mới từ một số cơ quan sinh dưỡng như cành, lá, rễ.

b. Các bước tiến hành

- Báo cáo

1.3.2. Thực hành thụ phấn cho cây trồng

a. Cơ sở lí thuyết 

- Hạt phấn tiếp xúc với dầu nhuỵ của hoa cùng loài, gặp điều kiện thuận lợi có thể phát triển.

- Sự thụ phấn có thể thực hiện nhờ các tác nhân khác nhau như gió, côn trùng hoặc do con người thực hiện. 

b. Các bước tiến hành

- Chọn bắp (ngô) đang phun tơ, dùng kéo cắt ngắn các tơ, bọc bằng túi giấy hoặc chọn hoa có cánh hoa chuẩn bị bung nở. Chọn bông cờ (ngô) đang bung phân.

- Dùng tay lắc mạnh bông cờ để hạt phấn rơi vào túi giấy hoặc dùng tăm bông chạm nhẹ lên bao phấn để lấy hạt phấn. Bỏ túi giấy bọc bắp có tơ ngô, đổ hạt phấn từ túi giấy lên tơ ngô hoặc chạm tăm bông đã chứa hạt phấn lên đầu nhuỵ.

- Chụp túi giấy chứa hạt phấn lên bắp vừa thụ phấn, dập ghim giữ túi giấy hoặc dùng kéo cắt bao phấn của hoa nhận hạt phấn (để ngăn cản sự tự thụ phấn với loài có hoa lưỡng tính). Theo dõi sự phồng lên của bầu nhuỵ.

- Báo cáo.

- Thực vật có thể sinh sản bằng hình thức vô tính hoặc hữu tính.

- Thực vật sinh sản vô tính bằng bào tử hoặc bằng cơ quan sinh dưỡng (thân, cành, rễ, lá,...). Các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật chủ yếu là giâm, chiết, ghép cành, tách củ và nuôi cấy mô tế bào. Sinh sản vô tính được ứng dụng trong nhân giống cây trồng nhằm duy trì các đặc tính tốt có ở cây mẹ, rút ngắn thời gian phát triển của cây con hoặc làm sạch bệnh, phục tráng giống, cứu phôi.

- Thực vật sinh sản hữu tính khi có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. Hạt phấn và túi phôi là các thể giao tử ở thực vật có hoa.

- Thụ phấn là quá trình phát tán hạt phấn từ bao phấn đến đầu nhuỵ. Ở thực vật có hoa, thụ tinh kép là quá trình thụ tinh có sự tham gia của hai tinh tử, một tinh tử kết hợp với trứng tạo thành hợp tử (2n), tinh tử còn lại kết hợp với nhân lưỡng bội (2n) tạo thành tế bào tam bội (3n). Sinh sản hữu tính được ứng dụng trong chọn tạo và nhân giống nhiều loài cây trồng phổ biến.

- Hạt được hình thành từ noãn đã thụ tinh. Hạt có thể có nội nhũ hoặc không. Quả do bầu nhuỵ phát triển thành. Quả chín là do nhiều biến đổi sinh lí, hoá sinh làm thay đổi màu sắc, độ cứng, mùi và vị.

Bài tập minh họa

Bài 1: Sinh sản sinh dưỡng là gì?

 

Hướng dẫn giải

Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản vô tính trong đó cả thể con được hình thành từ bộ phận hoặc cơ quan sinh dưỡng của cả thể mẹ, phổ biến như thân bò (cây dâu tây....), thân rễ (cây tre,...), thân củ (cây khoai tây,...), thân hành (cây hành, cây tỏi,...), chối bên (cây cúc,...), lá (cây lá bỏng...), rễ (cây khoai lang,...).

 

Bài 2: Nhân giống vô tính thực vật dựa trên cơ sở sinh học nào?

 

Hướng dẫn giải

Nhân giống vô tính thực vật dựa trên cơ sở sinh học là quá trình nguyên phân. Nhờ vậy vừa có thể nhân nhanh giống cây trồng, vừa giữ được các đặc tính quý (phẩm chất) của cây mẹ, rút ngắn thời gian nuôi trồng.

Luyện tập Bài 21 Sinh học 11 Cánh diều

Học xong bài này các em cần biết:

- Trình bày được hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật.

- Trình bày được các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật và ứng dụng trong thực tiễn.

- Trình bày được quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa: Nêu được cấu tạo chung của hoa. 

3.1. Trắc nghiệm Bài 21 Sinh học 11 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 11 Cánh diều Chủ đề 4 Bài 21 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 21 Sinh học 11 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 11 Cánh diều Chủ đề 4 Bài 21 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 136 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 1 trang 136 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 2 trang 136 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 137 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 3 trang 137 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Luyện tập 2 trang 137 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 4 trang 138 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Luyện tập 3 trang 138 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 5 trang 138 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 6 trang 139 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Luyện tập 4 trang 139 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Luyện tập 5 trang 140 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Vận dụng 1 trang 142 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Vận dụng 2 trang 142 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 21 Sinh học 11 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 11 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON