Mời các em cùng HOC247 tham khảo nội dung bài Ôn tập chủ đề 4: Sinh sản ở sinh vật trong chương trình Sinh học 11 Cánh diều để củng cố các kiến thức về sinh sản ở sinh vật như quá trình sinh sản vô tính, hữu tính ở động vật và thực vật diễn ra như thế nào? Nội dung chi tiết các em tham khảo bài giảng dưới đây!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Khái quát chung
- Sinh sản là quá trình sinh vật tạo ra các cá thể mới mang đặc điểm đặc trưng của loài, đảm bảo sự tồn tại và phát triển liên tục của loài.
- Dựa trên căn cứ có hoặc không có sự kết hợp của giao tử đực và giao từ cái trong quá trình hình thành cơ thể mới, sinh sản được chia thành sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
- Vai trò của sinh sản ở sinh vật:
+ Sinh sản là quá trình thiết yếu duy trì sự tồn tại của loài trên cơ sở đảm bảo sự truyền đạt vật chất di truyền qua các thế hệ Sinh sản của sinh vật có vai trò quan trọng đối với nhiều hoạt động sống của con người.
+ Con người vận dụng những hiểu biết về sinh sản ở sinh vật vào các hoạt động kinh tế, xã hội cũng như chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ bản thân.
- Dấu hiệu đặc trưng của sinh sản là vật chất di truyền được truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau, sự hình thành cá thể mới, sự điều hoà sinh sản ở các cấp độ phân tử, tế bào và cơ thể.
Hình 1. Sinh sản tạo ra các cá thể mới ở cây dâu tây (Fragaria × ananassa) (a) và vịt trời (Anas platyrhynchos) (b)
1.2. Sinh sản ở thực vật
a. Sinh sản vô tính
- Thực vật có hình thức sinh sản vô tính là sinh sản sinh dưỡng.
- Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản vô tính trong đó cả thể con được hình thành từ bộ phận hoặc cơ quan sinh dưỡng của cả thể mẹ, phổ biến như thân bò (cây dâu tây....), thân rễ (cây tre,...), thân củ (cây khoai tây,...), thân hành (cây hành, cây tỏi,...), chối bên (cây cúc,...), lá (cây lá bỏng...), rễ (cây khoai lang,...).
Hình 2. Một số hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật
b. Sinh sản hữu tính
- Cấu tạo chung của hoa:
+ Hoa là cơ quan sinh sản hữu tính của thực vật có hoa.
+ Hoa lưỡng tính gồm các bộ phận là đế hoa, đài hoa (lá đài), tràng (cánh) hoa, bộ nhị hoa và bộ nhuỵ hoa.
+ Hoa đơn tính chỉ có hoặc bộ nhị (hoa đực) hoặc bộ nhuỵ (hoa cái).
- Qúa trình sinh sản hữu tính ở thực vật bao gồm các giai đoạn:
+ Sự hình thành hạt phấn, túi phôi
+ Thụ phấn và thụ tinh: Thụ phấn là quá trình phát tán hạt phấn từ nhị tiếp xúc với đầu nhụy. Có hai hình thức thụ phấn là tự thụ phấn (hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ của hoa cùng cây) và thụ phấn chéo (hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy của hoa khác cây). Thụ tinh là sự kết hợp giao tử đực và giao từ cái tạo thành hợp tử. Ở thực vật có hoa có quá trình thụ tinh kép do cả hai tinh tử đều tham gia vào quá trình thụ tinh.
+ Hình thành hạt và quả
+ Quả trình chín của quả.
1.3. Sinh sản ở động vật
a. Sinh sản vô tính
- Sinh sản vô tính ở động vật giúp tăng nhanh số lượng cá thể, cá thể mới duy trì được đặc điểm của cá thể ban đầu. Tuy nhiên, loài có độ đa dạng di truyền thấp.
- Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật bao gồm: phân đôi (ví dụ: hải quỳ, giun dẹp....), nảy chồi (ví dụ: bọt biển, ruột khoang,...), phân mảnh (ví dụ: sao biển, giun dẹp,...), trinh sản (vi dụ: ong, rệp, kiến, cá mập đầu búa,...).
Hình 3. Nảy chồi ở thủy tức
b. Sinh sản hữu tính
- Các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật được phân loại dựa vào hình thức thụ tinh hoặc hình thức sinh (đẻ).
- Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật bao gồm bốn giai đoạn:
(1) hình thành trứng, tinh trùng;
(2) thụ tinh tạo thành hợp tử;
(3) phát triển phôi thai;
(4) đẻ.
- Cơ chế điều hoà sinh sản chịu tác động của hệ thần kinh, hormone và các yếu tố môi trường.
- Trong chăn nuôi, dựa trên cơ chế điều hoà sinh sản ở động vật, con người có thể điều khiển số con, số trứng và giới tính của vật nuôi. Một số biện pháp được sử dụng như:
+ Thụ tinh nhân tạo giúp làm tăng hiệu quả thụ tinh.
+ Sử dụng hormone hoặc chất kích thích tổng hợp để làm tăng sản sinh tinh trùng, kích thích trứng chín, rụng nhiều trứng cùng một lúc hoặc tăng hiệu quả thụ thai.
+ Thay đổi thời gian chiếu sáng, nhiệt độ theo chu kì sinh sản của con vật.
+ Xử lí nhiệt độ hoặc chọn lọc tinh trùng để điều khiển giới tính con vật.
+ Thụ tinh trong ống nghiệm và nuôi cấy phôi: Trứng và tinh trùng được cho kết hợp với nhau trong ống nghiệm, phôi được nuôi đến một giai đoạn phát triển nhất định rồi cấy vào tử cung của con cái.
- Điều hoà sinh sản ở người:
+ Sinh đẻ có kế hoạch.
+ Sử dụng biện pháp tránh thai giúp sinh để chủ động, thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
- Kĩ thuật hỗ trợ sinh sản là liệu pháp điều trị vô sinh hoặc hiếm muộn.
Bài tập minh họa
Bài 1: Vì sao trong thực tiễn người nông dân thường ưu tiên phương pháp ghép mắt để nhân giống cây hồng ăn quả?
Hướng dẫn giải
Người ta ưu tiên ghép mắt với cây hồng ăn quả để rút ngắn thời gian sinh trưởng và phát triển, giúp thu hoạch quả sớm và tăng năng suất cây trồng.
Bài 2: Nêu các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng và số lượng tinh trùng?
Hướng dẫn giải
Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng và số lượng tinh trùng là:
- Nhiệt độ cao.
- Hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia.
- Tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh.
- Lao động quá sức.
- Quan hệ tình dục bừa bãi.
- Môi trường sống độc hại.
Luyện tập Ôn tập chủ đề 4 Sinh học 11 Cánh diều
Học xong bài này các em cần biết:
- Trình bày được vai trò, hình thức của quá trình sinh sản ở sinh vật.
- Nêu được quá trình sinh sản ở thực vật và động vật.
3.1. Trắc nghiệm Ôn tập chủ đề 4 Sinh học 11 Cánh diều
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 11 Cánh diều Ôn tập chủ đề 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Ảnh hưởng trực tiếp đến cấu tạo của các cơ quan sinh dục
- B. Làm thay đổi thân nhiệt, từ đó ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh
- C. Sự thay đổi độ ẩm, nhiệt độ của môi trường tác động trực tiếp đến hoạt động của tuyến tiền liệt và tử cung, từ đó ảnh hưởng đến khả năng sản sinh tinh trùng và sản sinh trứng
- D. Ảnh hưởng đến hoạt động của các hormone sinh dục
-
- A. Dùng hormone progesterone
- B. Dùng hormone GnRH
- C. Tối ưu hoá các điều kiện môi trường
- D. Nuôi cấy phôi và thụ tinh nhân tạo
-
- A. Dụng cụ tử cung
- B. Bao cao su nam
- C. Viên uống tránh thai hằng ngày
- D. Tính vòng kinh
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Ôn tập chủ đề 4 Sinh học 11 Cánh diều
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 11 Cánh diều Ôn tập chủ đề 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Giải Bài tập 1 trang 151 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD
Giải Bài tập 2 trang 151 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD
Giải Bài tập 3 trang 151 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD
Giải Bài tập 4 trang 151 SGK Sinh học 11 Cánh diều - CD
Hỏi đáp Ôn tập chủ đề 4 Sinh học 11 Cánh diều
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Sinh Học 11 HỌC247