Trong thực tế ta thường thấy người uống rượu, bia thường đi tiểu nhiều và khát nước; Người thường xuyên ăn mặn có nguy cơ mắc sỏi thận; Suy giảm chức năng gan làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nguyên nhân nào dẫn đến các hiện tượng này? Cùng HOC247 tham khảo nội dung của Bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi trong chương trình Sinh học 11 Chân trời sáng tạo để tìm hiểu.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Bài tiết
1.1.1. Khái niệm và vai trò của bài tiết
- Bài tiết là quá trình đào thải ra khỏi cơ thể các chất sinh ra từ quá trình trao đổi chất mà cơ thể không sử dụng, các chất thừa và chất độc hại (CO2, bilirubin, urea, creatinine,...).
- Quá trình bài tiết giúp tránh sự tích tụ của các chất thải, đảm bảo duy trì nồng độ các chất trong cơ thể ở mức ổn định.
- Quá trình bài tiết có thể xảy ra ở da, phổi, ruột và thận. Trong đó, thận là cơ quan chính đảm nhiệm chức năng bài tiết của cơ thể.
1.1.2. Thận và vai trò của thận
- Hệ bài tiết ở đa số động vật và người gồm có hai quả thận, bàng quang và các ống dẫn nước tiểu.
- Ở người, mỗi quả thận được cấu tạo từ khoảng một triệu đơn vị chức năng gọi là nephron.
Hình 1. Cấu tạo hệ bài tiết ở người
- Quá trình hình thành và bài tiết nước tiểu gồm bốn giai đoạn:
+ Lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu (dịch lọc).
+ Tái hấp thu các chất cần thiết cho cơ thể.
+ Tiết các ion thừa, chất độc hại vào dịch lọc hình thành nước tiểu chính thức.
+ Nước tiểu theo ống dẫn nước tiểu xuống bàng quang để thải ra ngoài.
- Nhờ chức năng bài tiết nước tiểu, thận đào thải đến 90 % các sản phẩm bài tiết hoà tan trong máu (trừ CO2).
1.2. Cân bằng nội môi
1.2.1. Khái niệm nội môi và cân bằng nội môi
- Tất cả các tế bào trong cơ thể đều sống trong môi trường dịch ngoại bào, do đó, dịch ngoại bào được gọi là môi trường trong cơ thể hay còn gọi là nội môi.
- Cân bằng nội môi là sự duy trì ổn định của môi trường bên trong cơ thể như duy trì áp suất thẩm thấu, độ pH, huyết áp; đảm bảo cho sự tồn tại và thực hiện được chức năng sinh lí của các tế bào.
- Cân bằng nội môi gồm cân bằng hàm lượng nước; nồng độ các chất như glucose, các ion, amino acid, muối khoáng;...
1.2.2. Cơ chế điều hòa cân bằng nội môi
Hình 2. Sơ đồ mô tả cơ chế điều hoà cân bằng nội môi
Hoạt động cân bằng nội môi có sự tham gia của các bộ phận:
- Bộ phận tiếp nhận kích thích: thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích từ môi trường trong hay ngoài cơ thể. Sau đó, truyền thông tin về bộ phận điều khiển.
- Bộ phận điều khiển: xử lí thông tin được truyền đến từ bộ phận tiếp nhận kích thích. Sau đó, gửi các tín hiệu dưới dạng xung thần kinh (từ trung ương thần kinh) hoặc hormone (từ tuyến nội tiết) đến bộ phận đáp ứng kích thích.
- Bộ phận đáp ứng kích thích: các cơ quan như thận, tim, gan, phổi, mạch máu,... điều chỉnh hoạt động dựa trên các tín hiệu được truyền đến từ bộ phận điều khiển.
→ Kết quả phản ứng của bộ phận đáp ứng kích thích tác động ngược trở lại bộ phận tiếp nhận kích thích. Quá trình này được gọi là liên hệ ngược.
1.2.3. Điều hoà cân bằng nội môi
Một số cơ chế điều hòa
Hình 3. Các cơ chế điều hòa
1.3. Bảo vệ sức khỏe thận và hệ bài tiết
- Các chỉ số sinh hoá liên quan đến cân bằng nội môi
+ Xét nghiệm sinh hoá máu là loại xét nghiệm để xác định hàm lượng (hoặc nồng độ) các chất có trong máu, qua đó, có thể đánh giá tình trạng hoạt động chức năng của các cơ quan trong cơ thể (gan, phổi, thận,...).
+ Việc xét nghiệm định kì các chỉ số sinh hoá máu là biện pháp giúp phát hiện kịp thời tình trạng mất cân bằng nội môi của cơ thể
+ Đưa ra các biện pháp khắc phục hoặc điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.
+ Khi đọc kết quả xét nghiệm, cần đối chiếu kết quả của bản thân với chỉ số bình thường (được ghi bên cạnh).
- Phòng chống một số bệnh liên quan đến thận và bài tiết
Hiện nay, một số bệnh phổ biến liên quan đến thận và bài tiết như: viêm cầu thận, viêm ống thận, suy thận, sỏi thận, hội chứng thận hư, ung thư thận, ...
Hình 4. Sỏi thận và đường tiết niệu
- Một số biện pháp bảo vệ thận:
+ Giữ vệ sinh cơ thể và hệ bài tiết.
+ Có chế độ ăn uống khoa học.
+ Cần uống đủ nước.
+ Kiểm soát hàm lượng đường, cholesterol,... trong máu.
+ Không sử dụng rượu, bia.
+ Không lạm dụng các loại thuốc.
- Bài tiết là hoạt động của cơ thể nhằm loại bỏ các chất dư thừa và chất độc ra khỏi cơ thể, giúp duy trì cân bằng nội môi. - Quá trình bài tiết ở thận gồm bốn giai đoạn: lọc máu; tái hấp thu các chất cần thiết; tiết các chất độc, chất dư thừa và thải nước tiểu. Thận đóng vai trò quan trọng trong việc bài tiết các chất thải và duy trì cân bằng nội môi. - Nội môi là phần dịch ngoại bào của cơ thể. Cân bằng nội môi là sự cân bằng hàm lượng nước; nồng độ các chất như glucose, muối khoáng, ... trong cơ thể. Qua đó, duy trì áp suất thẩm thấu, độ pH, huyết áp của cơ thể. - Các bộ phận tham gia cơ chế điều hoà cân bằng nội môi gồm: bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận đáp ứng kích thích. - Các cơ quan tham gia điều hoà cân bằng nội môi và hằng số nội môi cơ thể: tuyến yên và thận điều hoà áp suất thẩm thấu; gan điều hoà hàm lượng glucose; phổi, thận và hệ thống đệm điều hoà độ pH. - Xét nghiệm các chỉ số sinh hoá máu có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tình trạng sức khoẻ của cơ thể, qua đó, có biện pháp điều trị cũng như phòng ngừa tình trạng mất cân bằng nội môi của cơ thể. - Một số bệnh liên quan đến thận và hệ bài tiết gồm: suy thận, sỏi thận và đường tiết niệu, hội chứng thận hư,... Để bảo vệ chức năng thận và hệ bài tiết, cần có chế độ ăn hợp lí, uống đủ nước; không lạm dụng các loại thuốc; không sử dụng rượu, bia;.. |
Bài tập minh họa
Bài 1: Quá trình bài tiết ở thận gồm bao nhiêu giai đoạn?
Hướng dẫn giải
- Quá trình bài tiết ở thận gồm bốn giai đoạn: lọc máu; tái hấp thụ các chất cần thiết; tiết các chất độc, chất dư thừa và thải nước tiểu.
- Thận đóng vai trò quan trọng trong việc bài tiết các chất thải và duy trì cân bằng nội môi.
Bài 2: Nêu vai trò của duy trì cân bằng nội môi đối với cơ thể?
Hướng dẫn giải
- Sự ổn định về các điều kiện lí hoá của môi trường trong đảm bảo cho các tế bào, cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường → đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.
- Khi điều kiện lí hoá của môi trường bị biến động → không duy trì được sự ổn định → rối loạn hoạt động của các tế bào hoặc các cơ quan → bệnh lí hoặc tử vong.
⇒ Để duy trì được sự ổn định của cơ thể cần các cơ chế duy trì cân bằng nội môi.
Luyện tập Bài 13 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo
Học xong bài này các em cần biết:
- Trình bày được khái niệm và vai trò của bài tiết.
- Giải thích được cơ chế điều hoà nội môi
- Vận dụng được kiến thức bài tiết để phòng và chống được một số bệnh liên quan đến thận và bài tiết.
3.1. Trắc nghiệm Bài 13 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Chương 1 Bài 13 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn
- B. Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định
- C. Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh
- D. Tác động vào các bộ phận kích thích dựa trên tín hiệu thần kinh và hoocmôn
-
Câu 2:
Hội chứng Sheeshan là gì?
- A. U tuyến yên bị xuất huyết và hoại tử
- B. Tuyến yên bị nhiễm vi rút
- C. Tuyến yên bị nhiễm vi khuẩn
- D. Là bệnh ác tính của tuyến yên
-
- A. Áp suất thẩm thấu tăng và huyết áp tăng
- B. Áp suất thẩm thấu tăng và huyết áp giảm
- C. Áp suất thẩm thấu giảm và huyết áp tăng
- D. Áp suất thẩm thấu giảm và huyết áp giảm
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 13 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Chương 1 Bài 13 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 81 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 1 trang 81 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 2 trang 82 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập trang 82 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 3 trang 82 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 4 trang 83 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 5 trang 83 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 6 trang 84 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập trang 84 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 7 trang 85 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 8 trang 86 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi 9 trang 87 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Vận dụng trang 87 SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Hỏi đáp Bài 13 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Sinh Học 11 HỌC247